Nhà trai khăng khăng “chỗ tôi không thách cưới” để bớt 10 triệu, cô gái nhẹ nhàng đáp khiến các bậc cao niên cũng gật gù
Sau khi nghe nhà gái nói tiền thách cưới 10 triệu, nhà trai đã liến thoắng về tục lệ ở địa phương mình không vậy.
Khánh hiểu, nhà chồng tương lai không muốn có khoản này.
Người ta hay bảo, đám cưới là cái kết viên mãn cho một cuộc tình. Thế nhưng, những người chưa từng trải qua sẽ khó mà hiểu được rằng, các công đoạn chuẩn bị cho đám cưới cũng vô cùng phức tạp. Đôi khi, chính những mâu thuẫn trong giai đoạn này lại khiến các cặp đôi… toang!
Buổi gặp gỡ định mệnh giữa nhà trai và nhà gái
Khánh và Thức có 4 năm tìm hiểu trước khi đi đến hôn nhân. Tuy nhiên, vì mỗi người mỗi quê, thành ra cả hai chỉ về ra mắt nhà đối phương, còn bố mẹ 2 bên chưa từng gặp gỡ nhau. Và tận khi chuẩn bị cho đám cưới, đó mới là lần đầu nhà trai – nhà gái nói chuyện. Thế nhưng, đây cũng chỉ là một cuộc gặp online qua Facebook vì tình hình đang không cho phép.
“2 nhà cách nhau hơn 200km, tình hình dịch thế này nên không thể gặp nhau. Vậy nên, khi nhà trai đề xuất chỉ gọi điện xin phép, bàn chuyện cưới hỏi, người lớn trong nhà mình cũng đành gật đầu.
Bố và bà nội mình vẫn trăn trở lắm. Họ bảo con vàng con bạc của nhà, cứ nghĩ khi nào con cưới sẽ chuẩn bị thật chu đáo, linh đình. Giờ đây tới nhà thông gia còn chẳng được tới, mặt mũi thông gia cũng chẳng biết thực tế thế nào. Mình gọi điện về, nghe mọi người thở dài cũng não nề.
Quay lại với chuyện gặp mặt, sau 1-2 lần gọi điện hỏi han qua lại, làm quen và gắn kết tình cảm, nhà trai cũng chính thức hẹn chiều thứ 7 ngồi nói chuyện để bàn chuyện đám cưới. Hôm ấy, nhà mình có ông bà nội, bố mẹ và 2 chú. Nhà trai thì cũng có 5 người, nghe nói là các bác của Thức.
Video đang HOT
Ảnh minh họa
Một hồi bàn bạc, phía nhà mình có đề cập khoản tiền thách cưới. Ở quê mình thường rơi vào khoảng 20-30 triệu. Tuy nhiên, mẹ nói chỉ cần 10 triệu gọi là tiền lấy may. Nghe tới đây, mẹ của Thức đã tỏ vẻ sốc lắm. Mẹ chồng tương lai liên tục nói thẳng ra rằng không có chuyện đó.
Tôi chưa nghe cái tục này bao giờ bà ạ. Chỗ tôi chẳng ai làm thế. Cưới con gái mà đòi 10 triệu, cứ như bán con ấy nhỉ. Tôi thấy cái tục lệ này buồn cười quá. Tôi thấy không ổn. Mình cần phải hiện đại, bỏ bớt những hủ tục… – Nguyên văn lời mẹ chồng tương lai nói”.
Câu đáp trả nhẹ nhàng của nàng dâu tương lai khiến các bậc cao niên cũng phục
Khánh và Thức lúc ấy đang ở đầu cầu Hà Nội, chứng kiến cuộc trò chuyện giữa 2 bên gia đình mà khỏi sững sờ. Khánh nghĩ rằng, đây chẳng phải nhà cô đòi hỏi, chỉ là tục lệ địa phương xưa nay vậy. Những lời của mẹ chồng tương lai khiến cô thấy rất buồn và giận. Cả nhà cô cũng cáu lắm. Thiếu tí nữa thì bà nội dập máy. Nhưng mẹ Khánh bình tĩnh hơn đã ngăn bà lại.
Biết câu nói của mẹ chồng tương lai làm mất điểm trầm trọng, sợ chuyện cưới xin sẽ không thành, Khánh xin phép được lên tiếng giải thích: “Bác ơi, chuyện thách cưới là phong tục ở quê cháu. Quê mình không có nên mới nghe thì sẽ hơi bất ngờ. Nhưng bác hiểu cho, nhà cháu cũng không đòi hỏi gì quá đáng, thậm chí còn lấy ở mức ít nhất so với làng xóm xung quanh rồi. Dù sao nó cũng chỉ là một con số lấy may, giúp con gái thuận lợi về nhà chồng.
Cháu nghĩ những cái gì là phong tục thì vẫn nên được giữ gìn. Chuyện này cháu cũng đã trao đổi với anh Thức từ trước rồi, chắc anh lại quên nói với cả nhà mình”.
Ảnh minh họa
Nghe Khánh nói vậy, Thức chưa kịp ý kiến thì bố chồng cô lên tiếng luôn:
“Đúng là có những phong tục phải nói ra rồi mới biết. Về phần lễ lạt và mọi chuyện, cả hai bên gia đình cứ bàn tính kỹ lưỡng để làm sao hai bên thấy thoải mái nhất, đẹp lòng nhất là được.
Người lớn bàn thì bàn là vậy nhưng cái quan trọng nhất là làm sao để hai cháu thấy vui vẻ, hạnh phúc trong ngày trọng đại. Bà nhà tôi có hơi vội vàng vì ở quê bên này không có phong tục đó thật, tôi cũng thật lòng xin lỗi. Quê mình như thế nào thì cứ vậy mà làm chứ không thể nào để các cháu ấm ức, đám cưới kém vui được”.
Lúc này, Thức cũng xin lỗi rồi nói rằng mình đã biết trước chuyện này nhưng quên nói với gia đình sớm.
Nhìn thấy Thức và bên nhà trai nhanh chóng “chữa cháy”, phía gia đình Khánh cũng bớt bức xúc hơn. Buổi lễ tiếp tục tiến hành thuận lợi. Cô còn kể thêm rằng, sau buổi ấy mẹ chồng có gọi điện cho cô xin lỗi vì bà hơi bất ngờ nên mới nói vậy chứ hoàn toàn không có ý gì cả. Khánh cũng cười rồi bảo không sao bởi suy cho cùng, nó cũng chỉ là phong tục khác biệt mà thôi.
Chuyện yêu đương thì là của 2 người, nhưng khi quyết định kết hôn thì sẽ là chuyện của hai gia đình, thậm chí 2 họ. Tuy nhiên, cô dâu chú rể vẫn là người giúp kết nối, nếu khéo léo ứng xử thì sẽ giúp hóa giải những hiềm khích, không làm ảnh hưởng tới ngày trọng đại của mình.
Đã bàn với vợ sẽ không công khai tặng vàng trong đám cưới, thế nhưng nhà gái vẫn nối đuôi nhau lên trao cho cô dâu và cái kết mặn chát
Trong khi nhà gái nối đuôi nhau lên trao nhẫn và vòng kiềng vàng cho cô dâu thì nhà trai chẳng có động tĩnh gì. Tôi biết bố mẹ đang rất tủi thân và thương con khi không thể có nổi chỉ vàng trao cho tôi trong ngày cưới.
Gia đình tôi nghèo lắm nhưng bố mẹ vẫn cố gắng kiếm tiền để nuôi ba anh em tôi ăn học thành đạt. Hai anh chị đầu là giáo viên, còn tôi làm việc trong công ty nước ngoài.
Đi làm được 2 năm thì tôi trả hết nợ cho gia đình và xây cho bố mẹ được căn nhà khang trang. Sau khi đã lo xong chuyện gia đình tôi mới nghĩ đến lấy vợ, người yêu tôi là cô nhân viên dưới quyền, gia thế rất khá giả.
Yêu nhau được một năm thì chúng tôi quyết định đi đến hôn nhân. Vào ngày cưới tôi biết được nhà gái đã chuẩn bị tinh thần lên trao vàng cho cô dâu nên tôi bàn với vợ là mọi người có thể trao khi kết thúc đám cưới chứ không công khai tên tuổi ai cả. Vì tôi không muốn bố mẹ cũng như anh em nhà tôi bị yếu thế trước nhà gái.
Nhà gái vẫn nối đuôi nhau lên trao vàng cho cô dâu và cái kết mặn chát
Lúc đó vợ tôi cũng gật đầu đồng ý rồi, thế mà đến lúc sắp kết thúc đám cưới MC tuyên bố nhà gái lên trao vàng khiến tôi giận lắm, hai tay nắm chặt lại để kiềm chế.
Khi tiệc tan, tôi bảo bố vợ và gia đình mình ngồi lại nói chuyện, tôi hỏi vợ: "Sao em không chịu nghe lời anh nói vậy? Hành động của nhà gái hôm nay là làm xấu mặt nhà trai chứ vui vẻ gì?".
Vợ bảo đó là chuyện mà những đám cưới khác họ thường làm, tặng vàng cho nhau chứ có phải việc làm gì đáng xấu hổ đâu mà phải che giấu. Bố vợ cũng nói xen vào rằng nhà có của cho con phải công khai thì mọi người mới biết được chứ cứ dấm dúi thì sợ phía nhà trai chê cười nói là nhà tôi keo kiệt.
Ảnh minh họa
Nghe bố vợ nói như thể đang trách cứ nhà trai vậy, còn gia đình tôi ngồi yên lặng không nói gì. Tôi tức giận yêu cầu vợ tháo hết vàng ra trả cho bố mẹ, bởi tôi không muốn gia đình bị nhà gái khinh thường. Không có số vàng đó tôi vẫn sống tốt và bên nhà gái sẽ không bao giờ dám coi thường nhà tôi nữa. Thấy thái độ tôi dứt khoát vợ sợ quá liền từ từ tháo từng chiếc nhẫn và chiếc lắc để lên bàn.
Bố vợ đang vênh mặt lên, nghe thấy tôi trả lại toàn bộ số vàng thì có vẻ tức lắm nên đã hạ giọng xuống nhắc khéo bố mẹ tôi khuyên bảo con trai vài câu. Nhưng lời tôi đã quyết không thay đổi được, vàng có thể là giá trị thật đấy nhưng nó không quyết định được hạnh phúc của gia đình tôi.
Chồng sắp cưới kiên quyết hủy hôn vì yêu cầu của nhà gái Ba mẹ tôi có gọi điện trao đổi lại với nhà trai nhưng họ vẫn cho rằng nhà tôi đang cố tình moi móc, đào mỏ và kiên quyết hủy hôn. Nếu không hủy hôn thì ngày này, tôi đang làm cô dâu trong lễ cưới của mình. Nhưng giờ tôi phải chạy đôn chạy đáo xin hủy các dịch vụ đã đặt...