Nhà thám hiểm qua đời khi một mình vượt Nam cực
Nhà thám hiểm Henry Worsley người Anh đã qua đời khi đang trên đường chinh phục kỷ lục một mình vượt châu Nam cực.
Nhà thám hiểm Henry Worsley (phải) chụp ảnh cùng Hoàng tử William – Ảnh: Reuters
Ông Henry Worsley (55 tuổi), cựu binh người Anh, đã qua đời trong ngày thứ 71 của cuộc hành trình, theo The Guardian ngày 25.1. Người vợ Joanna Worsley cho hay chồng bà qua đời dù được các nhà thám hiểm và đội ngũ y tế cứu chữa. Hoàng tử William đã chia buồn sau cái chết của nhà thám hiểm sống tại Fulham, London (Anh).
Ông Worsley đã một mình đi bộ dưới cái lạnh âm 44 độ C, băng qua bão tuyết và những tảng băng nguy hiểm. Ông đã đi qua được điểm Cực Nam và sau đó gọi hỗ trợ. Tổng cộng ông đã đi được 1.469 km và chỉ còn cách kỷ lục 48 km nữa.
Sau 2 ngày không thể di chuyển, nằm tại lều vì bị mất nước và kiệt sức, ông Worsley quyết định gọi hỗ trợ, từ bỏ kỷ lục nhằm gây quỹ từ thiện của mình.
Ông được đưa đến bệnh viện ở thành phố Punta Arenas (Chile) ngày 22.1 và được chẩn đoán viêm màng bụng do vi khuẩn. Ông trải qua ca phẫu thuật nhưng tử vong vào ngày 24.1.
Hành trình lần này của ông Worsley nhằm hoàn thành ước muốn còn dang dở của ông Ernest Shackleton 100 năm trước. Ông Shackleton và đội của mình đã cố đến Cực Nam và trở thành nhóm đầu tiên đi qua châu Nam cực nhưng thất bại vì con thuyền Endurance bị mắc kẹt giữa các tảng băng và bị chìm vào năm 1915.
Bảo Vinh
Theo Thanhnien
Bi kịch đằng sau những bức ảnh trị giá 1,6 tỷ đồng
Những bức ảnh hiếm hoi dưới đây kể cho chúng ta phần nào câu chuyện về chuyến thám hiểm đầy bi kịch và bí ẩn...
Chuyến thám hiểm lên Nam Cực do sĩ quan Robert Scott dẫn đầu đã phải nhận một cái kết bi thảm khi cả 5 người trong đoàn đều thiệt mạng. Nhưng họ sẽ mãi được lưu danh trong một chương bi hùng của lịch sử loài người chinh phục thiên nhiên.
Những bức ảnh chưa từng thấy trước đây, ghi lại chuyến thám hiểm chết chóc lên Nam Cực của đoàn thám hiểm do sĩ quan người Anh Robert Falcon Scott dẫn đầu, đã bất ngờ xuất hiện trở lại. Những bức ảnh cho thấy điều kiện khó khăn, gian khổ mà những con người mạo hiểm nhất thời đó đã phải đối mặt để hiểu về một vùng đất mà con người chưa biết tới.
Video đang HOT
52 tấm phim âm bản sắp đem đấu giá đã được chụp tại chặng dừng chân ở mũi đất Evans thuộc đảo Ross, rất gần Nam Cực, hồi năm 1912.
Những bức ảnh này được dự đoán sẽ có giá 50.000 bảng (1,6 tỉ đồng), những bức ảnh ghi lại những ngày tháng cuối cùng của đoàn thám hiểm 5 người.
Dẫn tới cái kết bi kịch này, đã có nhiều sai lầm đưa ra trước đó, nhưng một trong những sai lầm lớn nhất là đoàn đã bỏ lại những chú chó kéo xe trong những chặng đường khắc nghiệt cuối cùng lên Nam Cực, vì cho rằng những chú chó này không đủ khả năng.
Đoàn thám hiểm do sĩ quan hải quân người Anh Robert Falcon Scott dẫn đầu đã thể hiện khát vọng làm chủ thiên nhiên của con người khi họ quyết tâm khám phá vùng đất cuối cùng trên địa cầu còn chưa được loài người hiểu rõ.
Trước chuyến thám hiểm bi kịch này, Scott đã từng thực hiện một chuyến thám hiểm lên Nam Cực nhưng chưa thành công.
Ở chuyến thám hiểm thứ hai này, họ đã đặt chân lên tới Nam Cực nhưng điều đáng tiếc là ngay trước đó đã có một đoàn thám hiểm khác của Na Uy tới đây và trở thành những con người đầu tiên đặt chân lên Nam Cực.
Đoàn thám hiểm dựng trại nghỉ ngơi, chống chọi với cái lạnh -57 độ C.
Trong chuyến thám hiểm thứ hai lên Nam Cực, đoàn của sĩ quan Scott đã thành công trong việc đặt chân lên vùng đất mới, nhưng ước muốn trở thành những con người đầu tiên biết tới Nam Cực đã không thành, bởi trước đó 34 ngày, đoàn của nhà thám hiểm người Na Uy - Roald Amundsen đã đến đây.
Amundsen đã có một quyết định thông minh hơn Scott khi sử dụng những chú chó kéo xe, thay vì sử dụng sức người như đoàn của Scott. Những bức ảnh này được chụp bởi nhà thám hiểm Henry Bowers - một thành viên trong đoàn của Scott.
Ban đầu đoàn của Scott sử dụng cả chó kéo xe và ngựa, nhưng khi gần tới Nam Cực, Scott quyết định bỏ lại những con vật này bởi cho rằng chúng không đủ khả năng để có thể lên tới Nam Cực, trong khi thực tế rồi sẽ cho thấy chó kéo xe chính là loài vật thích nghi rất tốt với điều kiện nơi đây.
Ban đầu, đoàn của Scott đã thuê những chú chó kéo xe và hai người làm nhiệm vụ trông nom, điều khiển những chú chó này.
Những tấm phim sắp được đấu giá nằm trong kho tư liệu của nhiếp ảnh gia Herbert Ponting - người đã hướng dẫn nhà thám hiểm Henry Bowers chụp ảnh, để Bowers có thể tự ghi lại chuyến thám hiểm được kỳ vọng sẽ đi vào lịch sử loài người.
Dù không phải đoàn đầu tiên đặt chân lên Nam Cực, nhưng câu chuyện về đoàn thám hiểm của sĩ quan Scott vẫn luôn là câu chuyện nổi tiếng trong lịch sử thám hiểm.
Cả đoàn đã thiệt mạng trong chuyến hành trình trở về từ Nam Cực. 8 tháng sau, một biệt đội tìm kiếm được giao nhiệm vụ đi tìm những nhà thám hiểm. Thi hài, nhật ký, và ảnh của đoàn đã được tìm thấy.
Lịch sử thám hiểm luôn coi đoàn của sĩ quan Scott như những anh hùng trong lịch sử con người chinh phục thiên nhiên. Những quyết định sai lầm mà Scott - với tư cách người dẫn đầu - đã đưa ra trong chuyến thám hiểm vẫn là một chủ đề gây tranh cãi, tuy vậy, phần đông học giả vẫn cho rằng kết cục bi thảm xảy đến là do đoàn đã kiệt sức, thiên nhiên khắc nghiệt và thiếu thốn lương thực.
Ban đầu, nhiếp ảnh gia Herbert Ponting đồng hành cùng đoàn để giúp thực hiện những bức ảnh được kỳ vọng sẽ trở thành minh chứng lịch sử một khi đoàn của Scott thực hiện thành công sứ mệnh.
Họ thậm chí đã nghĩ đến việc sẽ bán những bức ảnh này để gây quỹ thực hiện những chuyến thám hiểm khác vòng quanh thế giới. Trong những chặng đường gian nan sau cùng lên Nam Cực, nhiếp ảnh gia Herbert Ponting dừng lại, ông quay trở về Anh, mang theo cả những cuộn phim của nhà thám hiểm Henry Bowers.
Những cuộn phim này đã được Ponting giữ gìn, sau này, gia đình ông đã đem bán cho một nhà sưu tầm tư nhân, sau khi Ponting qua đời năm 1935. Giờ đây, nhà sưu tầm tư nhân lại quyết định đem bán những tấm phim quý này.
Trong những chặng đầu của hành trình, đoàn của Scott có tới 11 người đàn ông đi theo hỗ trợ, nhưng qua từng chặng, lần lượt nhóm 11 người này sẽ dừng lại để quay trở về. Trong chặng gian khổ cuối cùng, đoàn 5 nhà thám hiểm do Scott dẫn đầu sẽ tự đi nốt.
Những tính toán tưởng như đã rất kỹ càng này, cuối cùng vẫn không thể giúp họ thoát khỏi một kết cục bi kịch. Ngày 17/1/1912, đoàn của Scott lên tới Nam Cực nhưng phát hiện ra, mình đã bị thua một đoàn khác về mặt thời gian.
Trong chuyến trở về, thành viên Edgar Evans qua đời ngày 17/2/1912. Thành viên Lawrence Oates qua đời ngày 16/3 sau khi quyết định rời khỏi căn lều đang trú ngụ để lao vào cơn bão tuyết, mong ba thành viên còn lại có cơ hội sống sót với số lương thực ít ỏi.
Ba thành viên còn lại - Robert Falcon Scott, Edward Wilson và Henry Bowers - lần lượt qua đời trong lều vào khoảng ngày 29/3. 8 tháng sau, thi hài của các nhà thám hiểm sẽ được một đội tìm kiếm đưa trở về Anh.
Những chú ngựa đang đứng sau một bức tường được dựng lên từ những tảng băng để giúp chúng tránh khỏi gió lạnh.
Mức độ sáng rõ của những bức ảnh thực sự khiến người xem kinh ngạc.
Ban đầu, đoàn của Scott di chuyển với sự hỗ trợ của 11 người đàn ông, cùng với ngựa và chó kéo xe.
Qua từng chặng, những lực lượng hỗ trợ này sẽ kết thúc nhiệm vụ để quay trở về, cuối cùng, sẽ chỉ còn 5 nhà thám hiểm tự thực hiện nốt cuộc hành trình.
Câu chuyện về đoàn thám hiểm của sĩ quan Robert Falcon Scott luôn thu hút sự quan tâm của hậu thế bất kể đã hơn 100 năm trôi qua.
Bích Ngọc
Theo Dantri/ Daily Mail
Người đầu tiên chèo thuyền một mình từ vượt Thái Bình Dương Ngày 27/12, nhà thám hiểm John Beeden đã trở thành người đầu tiên trên thế giới chèo thuyền một mình từ Bắc Mỹ đến Australia. Cuộc hành trình không tưởng này kéo dài 209 ngày và độ dài quãng đường lên tới 14.500 km. John Beeden và chiếc thuyền cùng ông vượt Thái Bình Dương. (Ảnh: Solo Pacific Row) Nhà thám hiểm Beeden...