Nhà sử học Dương Trung Quốc nhận lỗi việc ghi sai tên Tướng Giáp
Chú thích tượng ghi tên Đại tướng là “Võ Nguyên” thay vì Võ Nguyên Giáp, nhà sử học Dương Trung Quốc nói: “Tôi cũng có một phần trách nhiệm”.
Phần tóm tắt tiểu sử dưới tượng Đại tướng Võ Nguyên Giáp đang trưng bày tại bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam bị ghi thiếu tên, sai lỗi chính tả, viết hoa.
“Chỉ sai sót về chính tả” (!?)
Nhà sử học Dương Trung Quốc: “Tôi đã nghe phản ánh việc này rồi. Tôi cũng có một phần trách nhiệm. Cảm ơn các bạn đã có ý kiến để các bạn trong dự án kịp sửa sai. Tuy nhiên, cũng phải thông cảm, các bạn trong dự án tự bỏ tiền túi ra thực hiện. Chỉ có những sai sót về chính tả. Khi biết được sai, các bạn trong dự án đã nhanh chóng sửa chữa.
Đó là sơ suất thì Ban tổ chức sửa ngay chứ có gì mà phải ầm ĩ. Chỉ là sai sót kỹ thuật! Các bạn cũng đã nhận sai rồi, chẳng lẽ lại kiểm điểm hay kỷ luật họ”.
Ông Vi Kiến Thành – Cục trưởng Cục Mỹ thuật Nhiếp ảnh, nói: “Tôi không được mời tham dự dự án này. Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam và Bảo tàng Lịch sử Việt Nam thực hiện dự án nên phải chịu trách nhiệm và họ phải sửa sai”.
Ra mắt công chúng ngày 11/2, bốn tác phẩm điêu khắc về các danh tướng: Việt quốc công Lý Thường Kiệt, Hưng đạo vương Trần Quốc Tuấn, Vua Quang Trung Nguyễn Huệ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhận được sự quan tâm tích cực từ cộng đồng.
Tuy nhiên, phần tóm tắt tiểu sử dưới chân tượng Đại tướng Võ Nguyên Giáp khiến nhiều người thắc mắc. Thay vì ghi rõ họ tên Đại tướng là “Võ Nguyên Giáp”, bảng chú thích chỉ viết “Võ Nguyên” và phía dưới là “Võ Nguyễn Giáp”. Phần dẫn giải Đại tướng có công lao to lớn khi làm nên những “trận thắng chấn động địa cầu” cũng sai chính tả khi viết “chấn” thành “trấn”.
Anh Trần Thanh Tùng, sáng lập viên Hội quán di sản, đơn vị thực hiện dự án “Danh tướng Việt Nam”, thừa nhận thiếu sót trong việc ghi tên Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Video đang HOT
Theo anh, do quá trình chuyển lý lịch đại tướng từ dạng văn bản sang đồ họa, ra phim rồi in, phông chữ bị nhảy nên xảy ra sai sót. Thời gian thực hiện trong 3 ngày khá gấp nên khâu kiểm duyệt trước khi ra mắt chưa được cẩn trọng.
Dùng rào chắn ngăn khán giả
Ngày khai mạc triển lãm Danh tướng Việt Nam 11/2, đơn vị thực hiện đã phát hiện lỗi này, chia sẻ với công chúng và cho sửa sai. Trong lúc sửa lỗi, Hội quán di sản quay mặt sai vào trong, dùng rào chắn ngăn khán giả đi vào.
“Đây là một vài sai sót nhỏ không mong muốn. Khi phát hiện, chúng tôi đã tiến hành sửa ngay. Để sản phẩm ra mắt công chúng bị sai sót, đúng là lỗi của người thực hiện. Những góp ý, ban tổ chức xin ghi nhận và rút kinh nghiệm các lần sau”, anh Tùng nói.
Tượng 4 vị danh tướng được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam.
Cách dịch cụm từ “Việt quốc công” thành “Vietnamese Prince” của dự án “Danh tướng Việt Nam” cũng gặp phải tranh cãi. Một số người cho rằng, lối dịch này chưa chính xác bởi “prince” để chỉ các hoàng tử còn “Việt quốc công” nói đến người có công với đất nước.
Đại diện đơn vị thực hiện dự án chia sẻ, việc chuyển ngữ này được thực hiện bởi đơn vị dịch thuật khá uy tín nên hoàn toàn tin tưởng vào họ. Ban tổ chức sẽ ghi nhận những góp ý để tiếp tục chỉnh lý thông tin chính xác hơn.
Đến ngày 18/2, các sai sót trong phần tóm tắt tiểu sử Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã được chỉnh sửa.
Các tác phẩm tượng danh tướng Việt Nam này sẽ được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam đến hết ngày 24/2.
Theo Xahoi
Ra mắt tượng 4 danh tướng Việt Nam
Bốn bức tượng Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Quang Trung, Võ Nguyên Giáp vừa được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam (Hà Nội) thu hút nhiều sự chú ý của công chúng.
Việt quốc công Lý Thường Kiệt, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, Hoàng đế Quang Trung Nguyễn Huệ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp là những danh tướng đầu tiên được chọn đúc tượng trong dự án Huyền thoại Việt Nam.
Dự án được lập từ 3 năm trước với sự trợ giúp của nhiều tổ chức và chuyên gia hàng đầu trong các lĩnh vực lịch sử, văn hóa, nghệ thuật, quân sự như GS Vũ Khiêu, GS Phan Huy Lê, nhà sử học Lê Văn Lan, gia đình Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Đại tá Nguyễn Huyên, Đại tá Nguyễn Huân, nhà báo Mỹ Lady Borton...
Tượng 4 danh tướng: Việt quốc công Lý Thường Kiệt, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, Hoàng đế Quang Trung Nguyễn Huệ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đang được đặt tại Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam. Ảnh: Quỳnh Trang.
Là thành viên hội đồng tư vấn lịch sử văn hoá của dự án, Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu cho biết, 4 danh tướng được công bố tượng lần này đều là những vị tiêu biểu nhất trong hàng nghìn danh tướng của dân tộc. Còn nhiều tượng danh tướng khác như Ngô Quyền, Lê Lợi... sẽ ra mắt những đợt sau.
Thượng tướng cho rằng, triển lãm điêu khắc Danh tướng Việt Nam nhằm khơi dậy và giáo dục các thế hệ về truyền thống yêu nước, thượng tôn dân tộc, ý chí bảo vệ độc lập chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, để từ đó phát huy và làm tốt nhiệm vụ xây dựng, bảo vệ tổ quốc.
Triển lãm đồng thời gửi thông điệp đến nhân dân thế giới về truyền thống dựng nước, giữ nước, yêu hoà bình sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ độc lập chủ quyền của người Việt Nam.
Nhà nghiên cứu lịch sử Dương Trung Quốc nhận định, việc khắc họa hình ảnh các danh tướng Việt Nam là một cách để thế hệ sau hiểu hơn lịch sử nước nhà. "Những tác phẩm này mang ý nghĩa lớn về hình tượng anh hùng dân tộc Việt Nam. Đó vừa là nghệ thuật vừa là lịch sử, văn hóa và tinh hoa của người Việt", ông Quốc nói.
Các bức tượng cao 1,24 m, làm từ nhiều chất liệu vàng, bạc, đồng, composite, gỗ... Ảnh: Quỳnh Trang.
Tượng Quang Trung và Trần Hưng Đạo được mô phỏng theo nguyên mẫu đang đặt tại gò Đống Đa và Nam Định. Tượng Việt quốc công Lý Thường Kiệt và Đại tướng Võ Nguyên Giáp được sáng tác mới bởi nhà điêu khắc Trần Văn Thức.
Về mặt tạo hình, theo Thượng tướng Nguyên Huy Hiệu, 3 bức tượng Quang Trung, Trần Hưng Đạo, Lý Thường Kiệt đã tái hiện tốt cái thần, vị thế của những danh tướng tài ba. Tượng Đại tướng Võ Nguyên Giáp cầm ống nhòm thể hiện tầm nhìn của một thiên tài quân sự, tuy nhiên, Thượng tướng cho rằng, nên thay đổi cánh tay đang giơ thẳng của Đại tướng bằng cánh tay giơ nắm đấm đã đi vào lòng người, biểu hiện ý chí quyết đoán, phong cách của một Tổng tư lệnh.
Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu cho rằng, nên thay đổi bức tượng Đại tướng Võ Nguyên Giáp theo hình ảnh giơ nắm đấm thể hiện ý chí, quyết tâm, phong cách của nhà lãnh đạo quân sự tài ba. Ảnh: Quỳnh Trang.
4 tác phẩm được làm từ nhiều chất liệu: vàng, bạc, đồng, hỗn hợp composite, gỗ... với chiều cao tượng 1,24 m và bệ 75 cm. Theo anh Trần Thanh Tùng, sáng lập viên Hội quán di sản, một trong các đơn vị thực hiện dự án "Danh tướng Việt Nam", sẽ có những tác phẩm điêu khắc tỷ lệ 1:1 (cao 1,7 m chưa kể bệ) được ra mắt sau này, phù hợp với không gian ngoài trời, hoặc trong nhà.
Tượng 4 danh tướng Việt Nam sẽ được triển lãm tại Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam đến hết ngày 24/2.
Quỳnh Trang
Theo VNE
Oai hùng ngàn năm đánh tan giặc ngoại xâm Những đại danh tướng khắc ghi trong sử sách gồm Lý Thường Kiệt (thắng giặc Tống), Hưng đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn (thắng giặc Nguyên - Mông), Quang Trung (thắng quân Thanh) và gần nhất là Võ Nguyên Giáp (thắng Pháp, Mỹ) vừa được tạc tượng và trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam (Điện Biên Phủ, quận...