Triển lãm nghệ thuật tôn vinh Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp
Nhân dịp kỷ niệm nhiều ngày lễ lớn của đất nước và 100 ngày Đại tướng Võ Nguyên Giáp đi vào cõi vĩnh hằng, tại Hà Nội sẽ diễn ra Triển lãm nghệ thuật tôn vinh Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp.
Những hình ảnh đặc biệt về Đại tướng sẽ được trưng bày tại triển lãm
Theo đó, từ ngày 1/1/2014 đến ngày 7/1/2014, tại nhà triển lãm số 45 Tràng Tiền sẽ trưng bày 103 bức ảnh đen trắng và mầu, được chọn từ hàng ngàn bức ảnh ghi lại những thời khắc lịch sử và cuộc sống đời thường của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Các bức ảnh sẽ được in trên 15 tấm phomex cỡ lớn 122cmx244cm.
Nhiều bức hình đen trắng của các nhà nhiếp ảnh lão thành như Võ An Ninh, Trần Khuông, Nguyễn Bá Khoản, Đinh Quang Thành… Cùng các ảnh tư liệu của TTXVN, Bảo tàng Hồ Chí Minh, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, Bảo tàng Phòng không không quân, Bảo tàng Hải Quân, Bảo tàng đường Hồ Chí Minh,… ghi lại đầy cảm xúc lịch sử từ thời kỳ Cách mạng Tháng Tám, thời kháng chiến chống Pháp và đặc biệt là những hình ảnh của Đại tướng trong chiến dịch Điện Biên phủ.
Những bức ảnh cũng ghi lại hình ảnh Đại tướng trong giai đoạn hòa bình xây dựng miền Bắc Xã hội Chủ nghĩa cũng như những năm chống Mỹ cứu nước vĩ đại của dân tộc ta, nhiều bức ảnh khác ghi lại những khoảng khắc đáng quý và trân trọng của Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp với Chủ tịch Hồ Chí Minh, với lãnh đạo nhà nước, quân đội với đồng đội trên các mặt trận, với chiến sĩ trên chiến trường hay ngay tại trậnd dịa, với quân dân tự vệ, các lão dân quân, tự vệ, các lão dân quân Hoằng Hóa, các nữ dân quân Hàm Rồng…
Triển lãm cũng sẽ trưng bày những hình ảnh sau ngày thống nhất đất nước, những bức ảnh quý giá của các nhà báo, phóng viên và nhiếp ảnh Trần Hòng, Trần Tuấn, Đình Toán… là những khoảnh khắc hào hùng về con người và sự nghiệp của Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp.
Đặc biệt, người tham gia triển lãm cũng sẽ được gặp lại những hình ảnh đầy nỗi đau thương nhưng cũng toát lên niềm tin, sức mạnh và nối vòng tay các thế hệ của đồng bào ta trong ngày Đại tướng mới từ trần và trong lễ tang Đại tướng.
Video đang HOT
Ngoài ra, tại Trung tâm triển lãm 45 Tràng Tiền, hòa cùng 103 bức ảnh lịch sử, người dân sẽ được trân trọng ngắm nhìn những bức tượng đồng chân dung Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp do Nghệ nhân Trần Tuy sáng tác với tình cảm đặc biệt tôn kính đối với Đại tướng.
Trong khuôn viên triển lãm còn có những bức ký họa, bức vẽ chân dung ĐẠi tướng của các nghệ sĩ, họa sĩ nổi tiếng, trong đó có các bức tốc ký của anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân – Đại tá Lê Duy Ứng, người đã dùng máu của mình ký họa chân dung Bác Hồ trong chiến dịch Hồ Chí Minh, trước cửa ngõ Sài Gòn khi bị thương và hỏng đôi mắt…
Mỹ Hạnh
Theo Dantri
Đại tướng Võ Nguyên Giáp và lời giới thiệu cuốn lịch sử Quân khu 4
"Các đồng chí viết sử phải thể hiện cho được sự phong phú của loại hình đấu tranh, truyền thống vẻ vang của các địa phương Quân khu 4 để làm bài học kinh nghiệm đấu tranh sau này", Đại tướng Võ Nguyên Giáp căn dặn.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp thăm cán bộ, chiến sỹ Lực lượng vũ trang QK4 năm 1973 (Ảnh Bảo tàng Quân khu 4).
Lời căn dặn của Đại tướng Võ Nguyên Giáp vẫn in rõ trong tâm trí Đại tá Nguyễn Công Thành - Giám đốc Bảo tàng Quân khu 4. Với anh, đã hơn 20 năm trôi qua nhưng lần đầu tiên gặp Đại tướng và cũng là lần duy nhất cứ ngỡ như mới diễn ra ngày hôm qua.
Năm 1992, khi đó Thượng úy Nguyễn Công Thành đang là trợ lý viết sử của Phòng lịch sử quân sự Quân khu 4 cùng đoàn cán bộ quân khu ra thăm Đại tướng. Món quà mà đoàn mang theo là cuốn sách "Lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954)". Đồng thời, đoàn cũng có nhiệm vụ đề nghị Đại tướng viết lời đề tựa giới thiệu cuốn "Lịch sử kháng chiến chống Mỹ xâm lược" mà Quân khu đang biên soạn.
"Khoảng 5h chiều đoàn chúng tôi mới được vào gặp Đại tướng. Tôi vẫn nhớ như in Đại tướng mặc bộ quần áo trấn thủ của những người lính Điện Biên nhanh nhẹn bước ra và ôm hôn tất cả các thành viên trong đoàn. Đại tướng nâng ly trà lên đề nghị mọi người thay rượu chúc sức khỏe "quê hương Khu 4". Đó là "chén rượu" ngon nhất trong đời tôi, ngon hơn cả rượu sâm-panh. Một cử chỉ hết sức thân tình khiến chúng tôi nhớ mãi", Đại tá Thành kể.
Lời căn dặn của Đại tướng Võ Nguyên Giáp luôn ở trong tâm trí của những người làm công tác bảo tàng như đại tá Nguyễn Công Thành.
Tại cuộc gặp gỡ, Đại tướng nói về tầm quan trọng của địa bàn Quân khu 4, truyền thống đấu tranh, phong phú về loại hình đấu tranh của các địa phương Qk4, đặc biệt là vị trí hậu phương đối với cả nước và của cả Đông Dương. Đại tướng căn dặn: "Các đồng chí viết sử phải thể hiện cho được sự phong phú của loại hình đấu tranh, truyền thống vẻ vang của các địa phương QK4 để làm bài học kinh nghiệm đấu tranh sau này".
Trước đề nghị viết lời giới thiệu cuốn sách "Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước", Đại tướng vui vẻ nhận lời và hứa sẽ tự mình chấp bút. Buổi trò chuyện đã hết, ai cũng muốn được chụp ảnh kỷ niệm với vị Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam nhưng cứ ngại ngần không dám đề đạt. Hiểu rõ ước muốn của các cán bộ chiến sỹ trong đoàn, Đại tướng vui vẻ: "Các đồng chí Quân khu 4 cũng là người nhà, chúng ta cùng chụp một bức ảnh kỷ niệm". Được lời như cởi tấm lòng, các thành viên đoàn nhanh chóng chỉnh sửa lại quân phục. Đại tướng đi lên gác, lát sau đi xuống với bộ đại lễ và gọi đồng chí Trần Hồng sang chụp ảnh.
Ngày 12/10/1994, đích thân Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã viết lời giới thiệu dài 5 trang giấy cho cuốn sách "Quân khu 4 - Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975)". Những nét chữ chân phương, rõ ràng, lời văn khúc chiết. Trong lời giới thiệu dài 5 trang giấy được viết tay này, Đại tướng đã khái quát một cách ngắn gọn và đẩy đủ nhất lịch sử truyền thống đấu tranh chống Mỹ cứu nước của lực lượng vũ trang, nhân dân Quân khu 4 trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Lời giới thiệu viết tay của Đại tướng Võ Nguyên Giáp cho cuốn sách "Quân khu 4 - Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954 - 1975".
"Cuốn Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Quân khu 4 đã ghi lại được phần nào những tấm gương chiến đấu và phục vụ chiến trường, những thành công và thành tích chiến đấu và sản xuất dưới mưa bom lửa đạn, ghi lại phần nào những kinh nghiệm quý giá, để lại cho các thế hệ mai sau trong toàn quân và trong cả nước", Đại tướng Võ Nguyên Giáp viết.
Đối với những người làm công tác di sản văn hóa như Đại tá Nguyễn Công Thành, lời căn dặn của Đại tướng luôn là một lời nhắc nhở trong quá trình làm việc, truyền thông để phát huy được các giá trị truyển thống qua các hiện vật trưng bày tại Bảo tàng, đặc biệt là các di sản quân sự. "Làm sao để phát huy các giá trị, những chiến công của bao lớp người đã làm nên cuộc chiến đấu toàn dân, toàn diện trên địa bàn, đặc biệt là trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ trên chiến trường Quân khu 4 anh hùng luôn là những trăn trở thường trực của những người làm công tác di sản quân sự chúng tôi", Đại tá Thành cho hay.
Gian trưng bày tư liệu, hiện vật quý của Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Bảo tàng QK4
Bằng tấm lòng của người làm công tác di sản văn hóa và tình cảm của người lính đối với vị Tổng tư lệnh quân sự, cán bộ, chiến sỹ Bảo tàng Quân khu 4 đã dành một vị trí hết sức trang trọng trưng bày những hiện vật về Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Đó có thể là chiếc đài, chiếc áo trấn thủ, chiếc ống nhòm hay những bức thư tay chỉ đạo công tác giao thông trên mặt trận Quân khu 4. Hiện tại, công tác sưu tập các kỷ vật của Đại tướng với quân dân Khu 4 vẫn tiếp tục được thực hiện. Đó là một cách tri ân của Đại tá Thành, của cán bộ chiến sỹ Bảo tàng và thế hệ trẻ Khu 4 đối với người anh Cả vĩ đại của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Theo Dantri
200 hình ảnh, tư liệu quý về Đại tướng Nguyễn Chí Thanh Với gần 200 tài liệu, hình ảnh, hiện vật tiêu biểu, triển lãm đã khái quát toàn bộ cuộc đời, sự nghiệp của một trong những nhà lãnh đạo tiền bối tiêu biểu của Đảng, một vị tướng tài ba lỗi lạc, một cán bộ tài đức vẹn toàn. Hôm nay 19/12, nhân kỉ niêm 100 năm ngày sinh Đại tướng Nguyễn Chí...