Chính thức đặt tên đại lộ lớn nhất là Đại lộ Võ Nguyên Giáp
Sáng 1/1, tỉnh Hậu Giang chính thức đổi tên đại lộ Hậu Giang thành Đại lộ Võ Nguyên Giáp. Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đến dự và mở bảng tên đại lộ này.
Đại lộ Võ Nguyên Giáp có tổng chiều dài gần 5km, rộng 53m, là tuyến đường 2 chiều, có 6 làn xe (mỗi chiều đi 3 làn xe). Điểm đầu từ nút giao thông huyện Vị Thủy đến điểm cuối là đường Lê Hồng Phong (TP Vị Thanh).
Đại lộ nằm trên địa bàn TP Vị Thanh, nối hai bên bờ sông Xà No (tuyến sông được mệnh danh là Con đường lúa gạo Hậu Giang) và đi qua nhiều công trình văn hóa, cơ quan nhà nước của tỉnh Hậu Giang như Tỉnh ủy, Công viên chiến thắng, Di tích lịch sử quốc gia chiến thắng Chương Thiện, khu hành chính tỉnh…
Đại lộ Võ Nguyên Giáp cắt và giao tại ngã tư với đường Võ Văn Kiệt tại đoạn vào khu hành chính tỉnh và Công viên chiến thắng. Trên tuyến Đại lộ có cầu Xà No nối hai bên Bắc- Nam sông Xà No.
Tại buổi lễ, đại diện tỉnh Hậu Giang đã nêu bật công lao to lớn của cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng như ý nghĩa của việc đặt tên của Đại tướng cho tuyến đường chính ở tỉnh. Theo đó, việc đặt tên Đại lộ Võ Nguyên Giáp là nguyện vọng của các cấp Đảng, chính quyền và nhân dân tỉnh Hậu Giang để tỏ lòng tri ân và thành kính với cố Đại tướng.
Đại lộ Võ Nguyên Giáp được xem là tuyến đường rộng và đẹp nhất trong tỉnh Hậu Giang hiện nay.
Nhiều đại biểu là lãnh đạo Chính phủ và Bộ, Ban ngành cùng tỉnh Hậu Giang dự lễ đặt tên Đại lộ Võ Nguyên Giáp sáng 1/1
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (phải) và Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang Huỳnh Minh Chắc cùng mở bảng tên Đại lộ Võ Nguyên Giáp.
Video đang HOT
Tuyến Đại lộ này có 2 chiều lưu thông, rộng 53m.
Mỗi chiều lưu thông có 3 làn xe: ô tô, xe máy, xe thô sơ.
Đại lộ Võ Nguyên Giáp (hướng chiều xe máy đang lưu thông) cắt và giao tại ngã tư với đường Võ Văn Kiệt tại đoạn vào khu hành chính tỉnh Hậu Giang.
Trên Đại lộ có cầu Xà No bắc qua sông Xà No- tuyến sông được mệnh danh là “Con đường lúa gạo Hậu Giang”.
Đại lộ đi ngang qua trụ sở Tỉnh ủy Hậu Giang…
…và khu di tích lịch sử quốc gia Chương Thiện nằm cạnh sông Xà No.
Đại lộ Võ Nguyên Giáp là tuyến đường nội thị rộng và đẹp nhất tỉnh Hậu Giang hiện nay. (Ảnh: Huỳnh Hải)
Huỳnh Hải
Theo Dantri
Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Nhân vật của năm 2013
Qua đời ngày 4/10, Đại tướng Võ Nguyên Giáp bỗng làm thức tỉnh trong lòng hàng triệu người dân Việt Nam những giá trị và sức mạnh đoàn kết dân tộc. Đó thực sự là một chiến thắng nữa, chiến thắng cuối cùng của ông.
Theo tiêu chí "người có tác động lớn nhất đến thời sự của Việt Nam trong năm", VnExpress bình chọn Đại tướng Võ Nguyên Giáp là Nhân vật của năm 2013.
18h09 ngày 4/10, Đại tướng Võ Nguyên Giáp trút hơi thở cuối cùng ở tuổi 103, trong sự tiếc thương của hàng triệu người dân. Anh: DPA.
Trong lịch sử thế giới hiện đại giai đoạn từ năm 1945 đến 1975, Đại tướng Võ Nguyên Giáp được ghi nhận là người đã đánh thăng cả quân đội Pháp và Mỹ khi làm thất bại tham vọng Đông Dương của hai thế lực quân sự hàng đầu thế giới này. Ông khiến năm châu kinh ngạc khi quân đội do mình lập ra và lãnh đạo gồm những người nông dân đã khuất phục được đội quân Pháp có trang bị tối tân trong trận Điện Biên Phủ lịch sử năm 1954.
Với chiến công này, Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một trong số ít các nhân vật trong lịch sử Việt Nam có sức ảnh hưởng cá nhân vượt ra ngoài lãnh thổ quốc gia. Nhiều dân tộc đã lấy chiến thắng Điện Biên Phủ để khởi nguồn cho cuộc đấu tranh giành độc lập của mình. Các tướng lĩnh ở bên kia chiến tuyến cũng luôn dành cho ông sự kính trọng và gọi ông là "Đại tướng 5 sao" hoặc không ngần ngại tôn vinh ông là "Vị tướng huyền thoại".
Đại tướng Võ Nguyên Giáp được các chuyên gia biên soạn cuốn Bách khoa toàn thư nước Anh năm 1984 bình chọn là một trong 10 vị tướng kiệt xuất trong lịch sử nhân loại. Người anh cả, tổng tư lệnh tối cao đầu tiên của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam được vinh danh không chỉ vì vai trò của ông trong những thời điểm bước ngoặt của lịch sử đất nước như chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 hay chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975, mà còn vì trong thời bình ông vẫn luôn tận tâm với những quyết sách lớn của đất nước.
Sự kiện ông qua đời ngày 4/10 được coi như "chiến thắng cuối cùng" của vị tướng của lòng dân, khi làm thức tỉnh những giá trị dân tộc va sưc manh đoan kêt của hàng triệu người Việt Nam. Ông được người dân coi như biểu tượng mà họ mong muốn về một nhà lãnh đạo, đó là sự hấp dẫn quần chúng, sự nghiệp anh hùng, sống trong sạch và yêu nước thực thụ. Ông rời dương gian giống như một cây đại thụ nằm xuống và sự ra đi của một người từng trực tiếp tham gia kiến tạo cả một giai đoạn lịch sử đất nước đã để lại một khoảng trống lớn, khó có thể bù đắp.
Lần đầu tiên kể từ sự kiện Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời hơn 40 năm trước, Việt Nam mới lại chứng kiến một lễ tang mà cả dân tộc dường như xích lại bên nhau để tưởng nhớ một trong những vị tướng lẫy lừng nhất trong lịch sử nhân loại. Chính lớp trẻ, những người chưa từng biết đến chiến tranh và chỉ biết tới Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua các trang sách lịch sử, đã bày tỏ lòng yêu mến và kính trọng với ông một cách nồng nhiệt nhất.
Thanh niên Việt Nam tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Ảnh: BBC.
Cảm xúc của giới trẻ sau khi nhận tin vị tướng huyền thoại qua đời đã khởi đầu cho một sự kiện thu hút sự quan tâm của giới truyền thông trong và ngoài nước: Hàng vạn người kiên nhẫn và thành kính xếp hàng dài nhiều km để được vào viếng tư gia đại tướng trong suốt 9 ngày. Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết nhìn nhận: "Những dòng người xếp hàng dài vào viếng cụ tại nhà riêng cho thấy nhân dân rất công minh, lịch sử rất công bằng. Rõ ràng, được lòng dân, dân tôn làm thánh; mất lòng dân, dân ngoảnh mặt đi".
Đây cũng là minh chứng cho thấy sự nghiệp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp không chỉ trực tiếp góp phần định hình lịch sử hiện đại của đất nước mà còn tiếp tục ảnh hưởng đến các thế hệ sau ngay cả khi ông đã qua đời. Cuộc đời ông từ một thầy giáo dạy sử đa trở thành vị tướng huyền thoại, đông thơi cũng là biểu tượng của một con người luôn đặt mục tiêu cống hiến cho dân tộc, cho đất nước lên trên hết, điều mà người dân luôn mong đợi ở những người lãnh đạo quốc gia.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp sinh ngày 25/8/1911 tại huyện Lệ Thủy (Quảng Bình). Vốn là một thầy giáo, ông trở thành "người anh cả" của lực lượng vũ trang Việt Nam, là Đại tướng đầu tiên, Tổng tư lệnh tối cao của Quân đội nhân dân Việt Nam. Trong Kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Đại tướng trực tiếp chỉ huy nhiều chiến dịch lớn. Đặc biệt tên tuổi ông gắn liền với chiến thắng trong Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) và Hồ Chí Minh (1975) - những bước ngoặt trong lịch sử dân tộc. Sau khi đất nước thống nhất, Đại tướng là Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng (đến 1980); Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (1981 - 1991). Ông cũng là đại biểu Quốc hội các khoá I - VII.
Theo VNE
Đại tướng Võ Nguyên Giáp và lời giới thiệu cuốn lịch sử Quân khu 4 "Các đồng chí viết sử phải thể hiện cho được sự phong phú của loại hình đấu tranh, truyền thống vẻ vang của các địa phương Quân khu 4 để làm bài học kinh nghiệm đấu tranh sau này", Đại tướng Võ Nguyên Giáp căn dặn. Đại tướng Võ Nguyên Giáp thăm cán bộ, chiến sỹ Lực lượng vũ trang QK4 năm 1973...