Nhà sản xuất bán dẫn cắt nguồn cung cho Huawei, Apple lại “lấp đầy chỗ trống”
Với sự mâu thuẫn gay gắt giữa cung và cầu chip, bất kỳ sự xáo trộn nào trong chuỗi công nghiệp thượng nguồn và hạ nguồn sẽ gây ra sự lo ngại rộng rãi.
Theo báo cáo tài chính năm 2019, Apple đóng góp 23% doanh thu của TSMC, trong khi tỷ trọng doanh thu do Huawei đóng góp tăng từ 8% lên 14%, chỉ đứng sau Apple. Kể từ khi lệnh cấm của Mỹ có hiệu lực vào ngày 15/9 năm ngoái nhằm cắt nguồn cung của Huawei, thị trường hy vọng rằng doanh thu của TSMC có thể giảm đáng kể. Trên thực tế, trong quý 4 tương ứng, suy luận như vậy không xuất hiện.
Apple đã lâp đây chô trông cho TSMC sau lênh câm của Mỹ vơi Huawei.
Đánh giá về tin tức này, các tin đồn trên thị trường cho rằng trước khi lệnh cấm của Mỹ có hiệu lực, Huawei đã gấp rút bổ sung đơn đặt hàng cho TSMC để mở rộng nguồn cung chip. Hãng này dự trữ khoảng 10 triệu chip Kirin 9000 tiến trình 5nm. Điêu này giúp lợi nhuận ròng tương ứng trong quý 3 của TSMC đạt 137,3 tỷ Đài tệ (tương đương 4,8 tỷ USD), tăng 36% so với cùng kỳ năm ngoái, lập kỷ lục lợi nhuận ròng trong một quý.
Xét về cơ cấu doanh thu cụ thể, doanh thu kinh doanh điện thoại di động của TSMC chiếm 46% trong quý, gần với mức 48% của cả năm.
Làm thế nào để lấp đầy khoảng trống năng lực do Huawei để lại? TSMC đã trả lời vào tháng 6 năm ngoái rằng nếu Mỹ cấm công ty bán chip cho Huawei, các đơn đặt hàng khác có thể nhanh chóng thay thế chỗ trống của Huawei. “Chúng tôi hy vọng điều đó (việc công ty bị cấm bán chip cho Huawei – PV) sẽ không xảy ra. Nếu nó xảy ra, chúng tôi sẽ bù đắp trong thời gian rất ngắn”, Chủ tịch TSMC Lưu Đưc Âm nói tại môt cuôc họp cô đông thương niên.
Video đang HOT
Vào tháng 7 năm ngoái, có thông tin thị trường cho rằng Apple yêu cầu TSMC xuất xưởng 80 triệu chiếc iPhone 12 và bộ vi xử lý A14 trên iPad Air. Động thái này được những người trong ngành coi là một trong những nguyên tắc để TSMC duy trì hiệu suất tăng sau khi mất Huawei.
Đánh giá về tốc độ tung ra nhiều sản phẩm mới của Apple trên thị trường nửa cuối năm 2020, suy luận trên không phải là không có cơ sở. Trong nửa cuối năm, Apple đã tổ chức ba hội nghị ra mắt sản phẩm và mang đến hơn chục sản phẩm mới. Sản phẩm đầu tiên sử dụng chip A14 là iPad Air thế hệ thứ 4 và lô điện thoại di động hỗ trợ 5G đầu tiên là iPhone12 series.
Ngoài Apple, TSMC cũng có thêm nhiều đối tượng thay thế đê lâp chô trông. Gần đây, TSMC cho biết các đơn hàng của họ đã được đặt đến nửa đầu năm 2022. Trước đó, có 3 báo cáo về việc TSMC tăng giá trên thị trường, bao gồm tăng 25% giá wafer 12 inch và bãi bỏ hoàn toàn giá ưu đãi cho khách hàng vào năm 2021.
Giám đốc tài chính của TSMC Hoàng Nhân Chiêu cho biết, sau khi chi 8,8 tỷ USD trong ba tháng đầu năm, công ty dự kiến đầu tư khoảng 30 tỷ USD trong năm 2021 cho việc mở rộng và nâng cấp công suất, cao hơn mức 25 tỷ USD dự kiến trước đó. Ông này cũng chia sẻ kế hoạch đầu tư 100 tỷ USD trong 3 năm tới để tăng năng lực sản xuất và nghiên cứu, phát triển công nghệ bán dẫn.
Điều này khiến các nhà máy mới trở thành ưu tiên hàng đầu. Gần đây, Chủ tịch TSMC Lưu Đưc Âm cũng cho biết khi tham dự Hội nghị thượng đỉnh chất bán dẫn vê dự kiến xây dựng wafer fab tiên tiến 5nm ở Phoenix, Arizona. Đây là một trong những dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài lớn nhất trong lịch sử của Mỹ.
Tuy nhiên, TSMC phải đối mặt với một số thách thức mới. Việc Chính phủ Mỹ áp dụng nhiều chính sách hỗ trợ đã thúc đẩy các công ty bán dẫn địa phương tái định hình chuỗi cung ứng chất bán dẫn. Vào cuối tháng trước, Giám đốc điều hành mới của Intel Pat Kissinger thông báo vê kế hoạch chi 20 tỷ USD xây dựng hai nhà máy mơi ơ Mỹ, nhằm tăng đáng kể khả năng sản xuất chip tiên tiến và mở cửa kinh doanh xưởng đúc cho khách hàng bên ngoài.
Về vấn đề này, Giám đốc điều hành của TSMC Ngụy Triêt Gia nhấn mạnh, Intel cũng là một khách hàng quan trọng. “Trong lĩnh vực bán dân thuần túy, việc cải tiến công nghệ quy trình tiên tiến là rất quan trọng, nhưng trao trọn niềm tin cho khách hàng còn quan trọng hơn. TSMC chưa bao giờ cạnh tranh với khách hàng. Đây chính là điểm khác biệt lớn nhất so với Intel”.
Vì sao Huawei vẫn chưa từ bỏ thị trường smartphone?
Bất chấp doanh số giảm sút do lệnh cấm của Mỹ, nhà sáng lập Huawei khẳng định 'không bao giờ' bán bộ phận smartphone của hãng.
Tuần trước, nhà sáng lập kiêm CEO Huawei Nhậm Chính Phi cho biết công ty sẵn sàng chuyển giao công nghệ 5G nhưng không bao giờ từ bỏ mảng smartphone. Ông Nhậm đưa ra khẳng định như vậy dù doanh số smartphone - thứ mà ông miêu tả là "thiết bị đầu cuối vì kết nối mạng" - trên đà giảm sút từ khi Mỹ giới thiệu các biện pháp cấm vận thương mại đối với Huawei.
Chỉ mới mùa hè năm 2020, Huawei còn vượt mặt Samsung trở thành nhà sản xuất smartphone lớn nhất thế giới. Song đến quý IV, hãng điện thoại Trung Quốc rơi xuống vị trí thứ sáu, theo số liệu của hãng nghiên cứu Canalys. Trong khi đó, hãng nghiên cứu TrendForce dự đoán Huawei còn tiếp tục hạ cấp xuống hạng 7 vào năm nay.
Huawei đã từ bỏ một số bộ phận, chẳng hạn tháng 11/2020, bán thương hiệu điện thoại bình dân Honor cho một liên minh gồm 30 đại lý và môi giới. Từ đó, tin đồn về khả năng bán thương hiệu cao cấp Mate và P cũng dấy lên. Dù vậy, công ty duy trì cam kết gắn bó với thị trường smartphone đắt tiền. Các nhà phân tích nhận định chúng là một phần không thể tách rời với việc kinh doanh nói chung của Huawei.
Thiết bị đầu cuối, đặc biệt là smartphone, giúp xây dựng nền tảng người dùng vững mạnh, tạo ra doanh thu từ các dịch vụ khác. Ví dụ tốt nhất chính là Apple và iPhone. Ông Nhậm gọi bất kỳ thiết bị nào có thể kết nối với con người hoặc vật thể là thiết bị đầu cuối. Do đó, định nghĩa còn bao gồm cả hệ thống radar dùng trong xe tự lái, thiết bị IoT trong nhà thông minh.
Phó Chủ tịch Nghiên cứu thiết bị IDC Bryan Ma cho rằng thiết bị đầu cuối là thuật ngữ riêng của ngành viễn thông, phản ánh gốc gác của Huawei vì họ có nhiệm vụ kết nối thiết bị đầu cuối với mạng lưới trong nhiều năm. Một mảnh ghép quan trọng trong bức tranh này chính là Harmony, hệ điều hành xuất hiện 3 tháng sau khi Mỹ đưa Huawei vào danh sách cấm vận Entity List năm 2019. Lệnh khiến Google phải dừng cung cấp ứng dụng và dịch vụ trên sản phẩm mới của Huawei và Huawei không được mua linh kiện Mỹ.
Tháng 9/2020, Huawei thông báo dự định chuyển từ Android sang Harmony trên mọi smartphone từ năm 2021. Harmony không chỉ dành cho điện thoại mà còn sử dụng trên nhiều danh mục khác như tablet, máy tính, smart TV do Huawei sản xuất. Chẳng hạn, nó đang được hơn 20 công ty phần cứng ứng dụng như Midea, Joyoung, Robam Appliances.
Huawei cũng muốn cung cấp thiết bị và phần mềm viễn thông cần thiết cho xe thông minh, thành lập nền tảng Giải pháp xe hơi thông minh (Huawei HI) mà trong đó, Harmony đóng vai trò điều khiển. Để giữ cho chiến lược hệ sinh thái kết nối tồn tại và phát triển, Huawei cần duy trì sự sống cho bộ phận thiết bị đầu cuối, ít nhất tại Trung Quốc. Thành công tại quê nhà có thể lan sang các nước khác với sự trợ giúp của Harmony.
Dù vậy, trở ngại lớn nhất mà Huawei đang đối mặt chính là lệnh cấm vận của Mỹ khiến việc thu mua linh kiện trở nên khó khăn. Richard Yu Chengdong, CEO bộ phận tiêu dùng Huawei, từng thừa nhận điều đó vào tháng 8/2020. Tác động của lệnh cấm không dừng lại ở smartphone. Vấn đề chip là nguy cơ đối với hầu hết sản phẩm trong bộ phận thiết bị đầu cuối, trải rộng từ điện tử tiêu dùng, 5G đến thiết bị liên lạc xe hơi vì chúng đều phụ thuộc vào các sản phẩm chip khác nhau mà Huawei không thể tự sản xuất được. Theo một Giám đốc bán hàng tại công ty viễn thông Trung Quốc Quectel Wireless, Huawei đang gặp vấn đề về mô-đun 5G.
Huawei cũng phải để mắt tới các chính sách của Mỹ để duy trì lợi thế cạnh tranh và ổn định chuỗi cung ứng. Chiến lược hệ sinh thái rất khó bền vững khi doanh số sụt giảm. Tarun Pathak - Phó Giám đốc thiết bị di động và hệ sinh thái hãng nghiên cứu Counterpoint - nhận xét nếu chính phủ Mỹ áp dụng lập trường ngoại giao hơn với các công ty Trung Quốc, Huawei sẽ có cơ hội sống, đặc biệt về khía cạnh thiết bị đầu cuối.
Bộ phận điện tử tiêu dùng, bao gồm smartphone, đóng góp 54% doanh thu 2019 của Huawei và là bộ phận tăng trưởng nhanh nhất. Các chuyên gia khác lưu ý bán một bộ phận đang hoạt động tốt không giải quyết vấn đề lệnh cấm Mỹ và chỉ khiến Huawei đánh mất nguồn thu quan trọng.
Ông Nhậm tự tin những mảng kinh doanh mới sẽ bù đắp cho doanh thu sụt giảm từ mảng smartphone trong năm nay. Huawei đang đầu tư vào các lĩnh vực tăng trưởng mới như xe thông minh, đồng thời tập trung hơn vào các mảng có sẵn như đám mây. Song ông cũng thừa nhận bỏ tên Huawei khỏi danh sách đen của Mỹ là "đặc biệt khó".
'Huawei chỉ cần đi trước đối thủ nửa bước' Mỗi năm Huawei chi hàng chục triệu USD cho khâu R&D nhưng nhà sáng lập Nhậm Chính Phi chưa bao giờ thay đổi mù quáng, xa rời nhu cầu thực tế của khách hàng. Trong thư gửi nhân viên về giá trị cốt lõi của Huawei, nhà sáng lập Nhậm Chính Phi viết: "Một doanh nghiệp thiếu công nghệ tiên tiến cũng không...