Nhà nghèo, nữ sinh quyết tự học ngoại ngữ để đổi đời: Giành luôn học bổng du học toàn phần, tiết lộ bí kíp ai cũng có thể áp dụng
Việc học ngoại ngữ chưa bao giờ dễ dàng, nhất là khi bạn tự học chứ không phải qua các lớp đào tạo bài bản.
Đầu tháng 7 năm nay, nữ sinh trường nghề Vũ Thị Sen (21 tuổi, Hải Dương) đã nhận được học bổng ngành Giáo dục Hán ngữ, Đại học Ngoại ngữ Bắc Kinh. Do tình hình dịch Covid-19, cô gái 10X chưa thể sang Trung Quốc mà tạm thời học online.
Được biết, hoàn cảnh của Sen vốn không khá giả. Cô bạn có năng lực học tập tốt nhưng không thi cấp 3 vì mẹ bị bệnh nặng. Khi học ở trường Cao đẳng nghề Giao thông Vận tải đường thủy 1, Hải Dương, Sen phải đi làm thêm để trang trải phí sinh hoạt. Có ngày, Sen phải làm thêm đến tận 12h đêm.
Vũ Thị Sen tự học tiếng Trung và giành học bổng du học Trung Quốc.
Giữa năm 2019, Sen quyết định học thêm Tiếng Trung để có thêm cơ hội việc làm và giành học bổng du học. Không theo học trường lớp đào tạo bài bản nào nhưng cô gái trẻ đã chinh phục thành công ngoại ngữ khó nhằn này nhờ xây dựng phương pháp học tập hiệu quả.
Tiếng Trung khó nên phải thật kiên trì và quyết tâm
Hiện tại trình độ tiếng Trung của Sen là HSK5 274/300 điểm. Để đạt được kết quả trên, 10X đã không ngừng học hỏi. Bận rộn đi làm nhưng mỗi ngày, Sen đều tranh thủ thời gian tự học tiếng Trung, tự nhắc nhở bản thân phải thật kiên trì thì mới đạt được thành quả.
“Khi đã xác định tự học một ngoại ngữ nào đó, chúng ta phải lương trường quá trình không hề dễ dàng. Cần phải có sự cố gắng, tinh thần tự giác cao. Cá nhân mình cảm thấy tiếng Trung dễ hơn tiếng Anh ở phần nghe và phát âm. Điểm khó của tiếng Trung nằm ở cách viết, còn về phát âm thì chăm chỉ có thể tự học được”, Sen cho biết.
Ngoài việc tự học trong các Giáo trình Hán ngữ, Boya, Giáo trình chuẩn HSK, cô bạn còn thường “cày tiếng” trên các app như: Hello Chinese , Super Chinese. Sen nhận thấy app Hello Chinese học rất dễ vào, nhưng đáng tiếc là chỉ học được đến HSK4 là hết bài. 10X cũng bật mí thêm một loạt “thầy giáo công nghệ” khác của mình như:
- Ximalaya: App dùng để luyện nghe tiếng Trung.
- Hanzi Dict – Ứng dụng kết hợp nhiều tính năng như từ điển, dịch văn bản, tra cách viết chữ Hán, tra ngữ pháp, thi HSK,…
- HSK Online: Học từ mới các cấp độ HSK, test trình độ tiếng Trung, làm thử đề HSK,…
- HSK5: App làm đề HSK, có khoảng 10 đề mẫu. Tương tự bạn nào muốn làm đề HSK1, HSK2, HSK… thì tìm tên app tương tự.
Video đang HOT
- Tandem và Hello Talk: App giúp cộng đồng học ngoại ngữ trao đổi, kết bạn với nhau.
- Hinative: Giống như 1 diễn đàn cho các bạn nào đang học ngoại ngữ. Các bạn có thắc mắc gì, không hiểu về từ hay ngữ pháp có thể lên trao đổi.
Ngoài các app, Sen còn tích cực tham gia các hội nhóm trên Facebook để xin kinh nghiệm học tập của các anh chị đi trước, hỏi về tài liệu học,… Khi luyện nói, Sen sẽ sử dụng app để trao đổi với người bản ngữ. Ban đầu, cô bạn chủ yếu nhắn tin vì sợ nói sai sẽ bị chê cười. Mất đến 7, 8 tháng để Sen cải thiện dần khẩu ngữ và phản xạ.
Đến khi vượt qua được nỗi sợ, cô bạn chủ động giao tiếp bằng Tiếng Trung với người bản địa và được họ sửa cho lỗi sai. Từ câu chuyện của mình, 10X đưa ra ra lời khuyên, các bạn trẻ cần mạnh dạn nói, không nên giấu diếm, sợ sai. Vì như vậy khả năng nói khó mà cải thiện.
Chinh phục học bổng du học Trung Quốc sao cho hiệu quả?
Năm ngoái Sen từng thất bại “bầm dập” trong lần đầu chinh phục học bổng du học Trung Quốc. Vì thiếu kinh nghiệm, Sen chỉ nhận được học bổng 50% của Đại học Sư phạm Bắc Kinh. Nữ sinh đành từ chối và dành thời gian trau chuốt hồ sơ của mình. Sau đó, cô bạn đã đạt được thành công.
Giấy xác nhận học bổng của Đại học Ngoại ngữ Bắc Kinh. Ảnh: Nhân vật cung cấp.
Thông thường, yêu cầu tiếng Trung hệ Đại học của các trường ở Trung Quốc là có chứng chỉ HSK4, còn một số trường top đầu (trường thuộc dự án 985, 211) và ở thành phố lớn thì yêu cầu HSK5. Để tăng khả năng trúng tuyển thì tốt nhất bạn nên có HSK5>250 điểm.
GPA thì tuỳ theo bạn apply trường gì, học bổng nào, chỉ tiêu của trường ra sao, trường đó tỉ lệ cạnh tranh có cao không? Nếu apply trường thuộc dự án 985, 211 học bổng toàn phần thì các bạn nên có GPA trên 8 (nếu còn đang học thì cố trên 9 càng tốt). Nếu apply trường top thấp, học bổng bán phần thì GPA nên trên 7. Một số trường yêu cầu HSK4 là được, có trường thì ghi rõ trên 250 điểm.
Còn về học lực, GPA thì có trường ghi rõ điểm GPA phải trên 8.5, có trường thì ghi rõ học lực xuất sắc (3 năm đều học sinh giỏi trở lên). Chẳng hạn như trường ĐH Ngoại ngữ Bắc Kinh, ĐH Tài chính và Kinh tế Thượng Hải đều ghi rõ 成绩Ê48;秀 (thành tích xuất sắc).
Một trong những yếu tố quan trọng khi xin học bổng du học Trung Quốc là bản kế hoạch học tập. Với giấy tờ này, Sen viết dựa trên 4 yếu tố: THỰC TẾ, CỤ THỂ, TOÀN DIỆN, HỢP LÝ
“Kế hoạch học tập mình viết bao gồm các phần sau: Giới thiệu bản thân, hoàn cảnh gia đình, quá trình học tập, công việc (nếu đã đi làm), tại sao chọn Trung Quốc, tại sao chọn trường, kế hoạch trong 4 năm (hoặc 5 năm nếu học hệ 5 năm) học tại trường như thế nào, dự định tương lai ra sao, tốt nghiệp xong sẽ có kế hoạch gì hoặc dự định làm công việc gì.
Quan trọng nhất, các bạn cần viết làm sao để ban tuyển sinh thấy được: TẠI SAO TRƯỜNG PHẢI CHỌN BẠN?“, Sen chia sẻ.
Nói thêm về kinh nghiệm chinh phục học bổng Trung Quốc, Sen cho biết: Nếu như bạn nào đã tốt nghiệp rồi mà GPA không cao, điểm HSK cũng không tốt thì phần phỏng vấn có thể là “lá bài cuối cùng” giúp bạn ghi điểm.
“Các bạn cần chuẩn bị tốt các câu hỏi như trong phần kế hoạch học tập và thêm một số câu như: Sở thích của bạn là gì, ưu nhược điểm,… Chuẩn bị tốt phần này là được 70% rồi, các câu hỏi còn lại thì phải chờ thôi vì thầy cô hay hỏi bất ngờ lắm.
Ngoài ra, trong hồ sơ, các bạn cần chọn các hoạt động ngoại khóa đáp ứng yêu cầu “đủ” và “chất”. Tuy không bắt buộc nhưng nó sẽ là điểm cộng cho hồ sơ. Ứng viên nên chọn 5, 6 hoạt động ngoại khóa, đặc biệt là liên quan đến chuyên ngành mình dự định apply thì càng tốt.
Ví dụ như các hoạt động trại hè, trại đông được các trường đại học Trung Quốc tổ chức dưới hình thức online, học bổng Khổng Tử online hệ ngắn hạn,… tham gia khoá học Coursera. Sau khi tham gia các hoạt động kể trên, các bạn sẽ được trường cấp cho giấy chứng nhận, khi thêm vào hồ sơ sẽ giúp ích hơn nhiều”.
Giúp con học ngoại ngữ hiệu quả: "Đúng liều" mới có tác dụng
Không ít cha mẹ băn khoăn về "liều lượng" thế nào thì đạt "tác dụng" tối đa của việc cho con học ngoại ngữ sớm.
Ảnh minh họa. Ảnh: IT.
Dục tốc bất đạt...
"Cây tre phải mất 4 năm để mọc được 3cm, nhưng từ năm thứ 5 trở đi, nó có thể mọc 30cm mỗi ngày, chỉ trong vòng 6 tuần nó có thể mọc được 15m. Thực ra, cây tre đã sử dụng 4 năm đầu chỉ để phát triển bộ rễ" - Đây là luận điểm mà TS Vũ Thu Hương, Trung tâm Giáo dục kỹ năng Cá Siêu Quậy đưa ra để bảo vệ quan điểm "không nên ép trẻ học ngoại ngữ quá sớm".
Theo TS Vũ Thu Hương, các bố mẹ thường nghĩ con cần học ngoại ngữ càng sớm càng tốt là sai lầm. Từ tuổi 0 đến 6, ngoài việc phải học rất nhiều kĩ năng, con cần tập trung sức lực để lớn lên, phát triển đầy đủ về thể chất, tinh thần. Đó là giai đoạn phát triển nền tảng. Vì thế, những món nền tảng như sức khỏe, kĩ năng, đạo đức cần được đặc biệt chú trọng giáo dục.
Vấn đề khi nào nên cho trẻ tiếp xúc với ngoại ngữ luôn thu hút nhiều quan tâm của các bậc phụ huynh với các luồng ý kiến trái chiều. Có những phụ huynh muốn cho con học ngoại ngữ càng sớm càng tốt nhưng cũng có những người rất bình tĩnh để con tự học theo nhu cầu, lại có cả những người "không quan tâm lắm".
ThS Đinh Thị Thu Hoài - Giám đốc Trung tâm Đào tạo kỹ năng sống Insight, phụ huynh của 2 học sinh có vốn tiếng Anh "đủ dùng" cho biết, chị không gây áp lực cũng không quá chú trọng việc ép con học tiếng Anh mà để con tự giác.
ThS Đinh Thị Thu Hoài kể: Tôi đã chứng kiến con của một người bạn hồi khoảng 4 - 5 tuổi toàn nói tiếng Anh là chính, ít khi thấy cháu giao tiếp bằng tiếng Việt, đến nỗi cứ khi bé khóc mà mẹ nói với bạn ấy một câu tiếng Anh là nín ngay. Hầu như đứa trẻ không mấy quan tâm đến những lời dỗ dành bằng tiếng Việt.
Trường hợp khác là bạn học cùng lớp với con gái tôi, nói tiếng Anh rất giỏi nhưng học các môn trên lớp cực kỳ vất vả vì đọc không hiểu yêu cầu của bài, không biết dùng từ nào trong tiếng Việt để trả lời. Trong lớp, bé cũng rất cô đơn vì không thể giao tiếp với các bạn, không hiểu hết ý các bạn nói và không biết nói lại với các bạn như thế nào. Ngay cả những từ đơn giản cũng không diễn tả được bằng tiếng Việt.
"Trẻ tiếp xúc sớm với ngoại ngữ cũng tốt nhưng không nên quá tập trung mà quên tiếng Việt. Trước tiên, cha mẹ hãy dạy con ý thức trau dồi tiếng mẹ đẻ. Từ đó tạo nền tảng để học thêm các ngôn ngữ khác. Bởi, những đứa trẻ được đầu tư quá mức vào ngoại ngữ dễ dẫn đến rối loạn ngôn ngữ, ảnh hưởng đến giao tiếp, sinh hoạt thường ngày. Điều này có thể gây ảnh hưởng đến quá trình tiếp thu kiến thức, mở rộng các mối quan hệ khi trẻ sinh hoạt và học tập trong môi trường chuyên sử dụng tiếng Việt", ThS Đinh Thị Thu Hoài nêu quan điểm.
Đủ "liều" sẽ phát huy tác dụng
Trái ngược với những phụ huynh đầu tư cho con học ngoại ngữ bằng mọi giá, chị Thuỳ Dương (Đông Anh, Hà Nội) lại cho rằng: Đọc viết tiếng Anh hay một ngoại ngữ nào đó chỉ là thứ công cụ để con sử dụng sau này khi ra đời. Con sẽ làm chủ được công cụ đó rất nhanh khi chúng nhận thức được sự cần thiết.
Từ kinh nghiệm cá nhân, chị Thuỳ Dương nhận định: Khi trưởng thành hơn, xác định được mục tiêu rõ ràng, học ngoại ngữ sẽ nhanh và nhớ rất lâu. Bản thân chị, làm quen với tiếng Anh từ khoảng lớp 3 nhưng chỉ thực học và đạt trình độ cao khi chuẩn bị tốt nghiệp đại học.
Đồng quan điểm với chị Thùy Dương, TS Vũ Thu Hương cho rằng: Ở mỗi một giai đoạn của cuộc đời, ta chỉ nên chú trọng vào phát triển một nhiệm vụ nào đó. Nếu tham lam ép con học tất cả, con sẽ học rất rộng nhưng không sâu. Sau đó, mọi thứ sẽ chỉ mờ nhạt, luễnh loãng chứ không sâu sắc, rõ nét.
Vì thế, theo TS Vũ Thu Hương, các cha mẹ cần kiên nhẫn. Đó không phải chỉ là sự nhẫn nhịn khi giáo dục con, mà còn là kiên nhẫn dìu con từng bước nhỏ nhưng chắc chắn trong suốt những năm tháng đầu đời.
Nhất trí với quan điểm, học ngoại ngữ sớm cũng là một cách rèn luyện kỹ năng cần thiết cho trẻ, TS Vũ Thu Hương đồng thời nhấn mạnh: Mọi sự học đều có lợi ích nhất định. Không thể phủ nhận, học ngoại ngữ là một trong những phương pháp rèn luyện kỹ năng, "một tên hai đích". Tuy nhiên, để có được điều này, các bậc phụ huynh nên quan tâm đến yếu tố "liều lượng" trong việc đầu tư vào vấn đề học ngoại ngữ của trẻ.
Để làm được điều này, các bậc cha mẹ hãy chọn thời điểm khi khả năng nói tiếng Việt của con đạt đến mức tiêu chuẩn lứa tuổi, thông hiểu lời người khác nói và biết diễn đạt mong muốn của mình một cách rõ ràng. Cần lưu ý, khả năng ngôn ngữ của mỗi trẻ là khác nhau nên việc chọn thời điểm cho con làm quen với ngoại ngữ giữa các trẻ là không giống nhau.
"Việc cho trẻ làm quen với ngoại ngữ nên được thực hiện một cách tự nhiên, tránh ép buộc và ép mục tiêu. Được như vậy, trẻ sẽ tìm thấy niềm vui ngay trong việc học. đồng thời rèn được kỹ năng giao tiếp, tính kiên trì, trí tưởng tượng và ưa thích khám phá", TS Vũ Thu Hương khuyên.
Với kinh nghiệm nuôi dạy hai con được gọi là thành công với việc học ngoại ngữ, ThS Đinh Thị Thu Hoài chia sẻ: Khi trẻ khoảng 4 - 5 tuổi có thể bắt đầu làm quen ngoại ngữ nhưng chỉ nên ở mức độ ít. Vì với người Việt, tiếng Việt vẫn quan trọng nhất.
Theo ThS Đinh Thị Thu Hoài: Học ngoại ngữ có thể rèn khả năng kiên trì và kỹ năng giao tiếp, khả năng diễn đạt rõ ràng và phát triển trí tưởng tượng.
Cụ thể, với việc hỗ trợ rèn tính kiên trì: Khi trẻ cần chú tâm để nhớ một từ mới, hoặc cách phát âm chưa chuẩn, trẻ sẽ phải nói đi nói lại cho đúng. Cùng đó, học ngoại ngữ rèn cho trẻ kỹ năng giao tiếp, khả năng diễn đạt rõ ràng và phát triển trí tưởng tượng: Học ngoại ngữ ở lúc nhỏ thường các thầy cô sẽ cho các con học qua hình ảnh, clip và yêu cầu các con nhắc lại, nói lại thứ mình nghe/quan sát được nên con phải tư duy tìm những từ đã biết để nói về từ mới - đây là cơ hội phát triển tư duy ngôn ngữ.
Học ngoại ngữ cũng có nhiều bài tập đóng vai, thuyết trình nên các con được rèn luyện kỹ năng giao tiếp, thuyết trình một cách tự nhiên. Trên tất cả, đối với trẻ nhỏ, khi chúng chưa tự xác định được mục tiêu, cha mẹ cần nêu cao vai trò gia giảm liều lượng phù hợp để mọi đầu tư có hiệu quả, tránh áp lực cho trẻ và những hệ lụy không mong muốn.
Con 31 tháng tuổi nói ngoại ngữ như gió, mẹ Việt chia sẻ loạt kinh nghiệm và tài liệu học tập siêu bổ ích, phụ huynh nào cũng có thể tự dạy con ở nhà Có ba tiêu chí quan trọng để đồng hành cùng con học tiếng Trung. Chị Yên chia sẻ chi tiết kèm các tài liệu cụ thể giúp bố mẹ dễ dàng và tiết kiệm thời gian. Rất nhiều gia đình muốn cho con mình học một ngoại ngữ khác ngoài tiếng Việt nhưng không phải ai cũng làm được điều này, và nhất...