Nhà máy ráp iPhone có thể tháo chạy khỏi Trung Quốc
Một nguồn tin từ Bloomberg cho biết các đối tác của Apple đang cân nhắc việc rời nhà máy khỏi Trung Quốc trong trường hợp thuế nhập khẩu tại Mỹ tăng cao.
Một nguồn tin chia sẻ với Bloomberg rằng các nhà cung cấp linh kiện cho Apple đang lên kế hoạch di chuyển nhà máy ra khỏi Trung Quốc trong trường hợp thuế nhập khẩu tăng cao.
Trước đó, Tổng thống Trump đã phát biểu với Wall Street Journal rằng sẽ áp dụng mức thuế mới lên tất cả các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, trong đó có iPhone. Điều này sẽ khiến cho giá bán lẻ của mỗi sản phẩm tăng lên từ 10%. Nguồn tin từ Bloomberg tiết lộ, trong trường hợp căng thẳng leo thang, mức thuế này có thể sẽ tăng lên thành 25%, làm cho chi phí sản xuất iPhone tăng cao.
Tuy nhiên, Bloomberg nhận định việc di chuyển nhà máy là điều các nhà sản xuất không mong muốn và chỉ xảy ra trong trường hợp bất đắc dĩ bởi nó tốn khá nhiều thời gian cũng như chi phí.
Hiện nay, hầu hết iPhone được lắp ráp bởi hai công ty Foxconn hoặc Pegatron tại các nhà máy đặt ở Thâm Quyến và Thượng Hải, Trung Quốc. Hai công ty trên từ chối đưa ra bình luận về thông tin này.
Video đang HOT
Ngày 4/12, trang 9to5mac đã đưa tin Foxconn, đối tác gia công các sản phẩm iPhone lớn nhất của Apple đang xem xét xây dựng một nhà máy tại Việt Nam để hạn chế sự ảnh hưởng từ căng thẳng thương mại Mỹ – Trung.
Reuters cũng cho biết Tập đoàn Foxconn và Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội đang thảo luận về việc xây dựng một cơ sở sản xuất iPhone tại Việt Nam. Tuy nhiên, thông tin này chưa rõ ràng.
Việc xây dựng nhà máy lắp ráp iPhone tại Việt Nam có thể giúp Foxconn tránh được thuế nhập khẩu này và giữ chân Apple không quay sang các nhà sản xuất khác để giảm chi phí.
Theo Zing
Apple không còn để ý thị trường phổ thông nữa, giờ họ chỉ tập trung vào những người giàu
Các công ty lớn luôn thu hút sự chú ý của mọi người, và Apple luôn nằm trong top đầu những công ty mà người ta để ý nhiều nhất. Và ở vai trò của một công ty "ngấp nghé" mức 1 nghìn tỉ USD, Apple đang dần chuyển chiến lược của mình từ việc làm sản phẩm đại chúng sang phân khúc cao cấp của các thị thường mà hãng có nhúng chân vào.
Nếu bạn có nghi ngờ về chuyện này thì hãy nhìn vào báo cáo tài chính của quý mới nhất do Apple công bố. Họ vẫn tiếp tục bán được nhiều iPhone, 46 triệu chiếc, nhưng so với năm ngoái thì gần như không đổi và thấp hơn kỳ vọng. Cái hay đó là Apple vẫn tăng được giá bán trung bình (ASP) của iPhone, giờ đã lên gần 800$ rồi, hơn cả mức 750$ của các nhà phân tích đưa ra. Nếu mọi thứ cứ tiếp diễn như thế này thì ASP của iPhone có thể vượt mốc 1000$ trong quý này hoặc quý sau.
Thứ thu hút sự chú ý nhất - và không phải là thứ tốt - đó là Apple thông báo kể từ quý kế tiếp hãng sẽ không báo cáo số thiết bị đã bán ra cho từng dòng sản phẩm của mình, thay vào đó họ chỉ báo cáo doanh thu mang về mà thôi. Apple nói rằng việc ước tính số lượng thiết bị không phải là cách đúng để đánh giá mô hình kinh doanh của công ty. Một số nhà phân tích nghi ngờ rằng Apple đang không minh bạch và "họ đang có gì đó để che dấu".
Có thể, Apple chưa từng có những tuyên bố nào liên quan đến tính minh bạch của mình, và mặc dù không còn gay gắt như thời Steve Jobs nhưng Apple giờ vẫn nổi tiếng bởi sự kín tiếng của mình.
Quyết định nói trên khiến nhiều nhà đầu tư khó chịu, họ là những người đã đang đánh giá Apple dựa trên số điện thoại được bán ra, số iPad được giao... sau mỗi 3 tháng, cùng với số tiền mang về của từng dòng sản phẩm. Apple, như đã thông báo, không tự đánh giá mình theo kiểu đó, và cũng khác so với cách đánh giá của các nhà phân tích phố Wall.
Thay vào đó, Apple hiện chuyển sang tập trung vào giá bán và lợi nhuận. Điều này tính ra cũng hợp lý trong bối cảnh thế giới điện thoại có cả tá máy sở hữu phần cứng giống như Apple. Camera kép? Các hãng Android có đầy. Chụp hình đẹp? Có khi iPhone còn không bằng những máy Android mới. Màn hình viền mỏng? Unlock gương mặt? Các đối thủ như Xiaomi, Huawei đều có đầy đủ đồ chơi. Tại Trung Quốc, Apple đang mất thị phần vào tay các nhà sản xuất nội địa, cũng như tại nhiều quốc gia đang phát triển khác. Những quốc gia này vẫn còn đang ở giai đoạn đầu của quá trình tiếp cận smartphone.
Apple giờ chỉ còn chiếm độc nhất về tablet, vì iPad có nhiều điểm đặc trưng cả về phần cứng lẫn phần mềm mà các đối thủ khác mãi chưa chiến thắng được. Tuy nhiên nhu cầu sử dụng tablet càng lúc càng giảm, nhất là khi màn hình điện thoại ngày càng to ra. Apple đang tích cực quảng bá iPad Pro như một chiếc máy tính nhưng việc sử dụng nó như một cái laptop đúng nghĩa vẫn còn nhiều hạn chế và liệu iPad có phải là thiết bị điện toán kế tiếp mà mọi người đều phải có hay không vẫn là một câu hỏi chưa có lời đáp.
Vậy nên Apple vẫn sẽ tiếp tục bám theo thế mạnh của mình: bán những sản phẩm với giá rất cao, trong một hệ sinh thái khép kín. Ngoài ra, Apple cũng thực hiện nhiều thay đổi liên quan tới mảng dịch vụ và Internet để có thể kiếm được nhiều tiền hơn từ người dùng hiện tại của mình thay vì chỉ chăm chăm đi bán phần cứng. Mảng dịch vụ đang là mảng có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất của Apple trong 3 quý vừa rồi. Những thứ này sẽ giúp doanh thu, lợi nhuận của Apple tăng lên.
Nói về những nơi Apple đang phát triển và những nơi hãng đang chững lại: Apple đang tăng thị phần ở các nước giàu có như Mỹ và Châu Âu, và đang làm không tốt tại Trung Quốc, Ấn Độ, Nigeria cũng như các quốc gia đang phát triển. Nhưng lợi nhuận của hãng thì vẫn cứ tăng mạnh, và thị trường nào lợi nhuận cũng tăng cả. Trong thế giới mà điện thoại sẽ sớm trở thành một dụng cụ cơ bản, cũng như nước hay điện, và tầng lớp trung lưu thì sẽ có thêm tablet hoặc máy tính, Apple sẽ chọn trở thành một Mercedes, một BMW chứ không phải là Hyundai hay KIA.
Điều này cũng có nghĩa là giá cao, cộng với đó là giá trị cao hơn cho người dùng để thuyết phục người ta móc ví ra nhiều hơn. Thiết kế, các câu chuyện phía sau, tính năng... cũng đều phải gia tăng tương xứng.
Chiến lược này khó mà chối cãi được, mặc dù đúng là nó làm cho Apple trở thành một kiểu công ty khác so với Apple của 10 năm trước. Apple rời xa việc đưa ra sản phẩm ở nhiều mức giá khác nhau, và chỉ tập trung vào sản phẩm đắt tiền mà thôi. Đây cũng là cách kiếm lợi nhuận nhanh và chắc chắn.
Bù lại, cũng có khả năng Apple sẽ giảm đi những công nghệ có thể làm thay đổi cả thị trường. Có thể Apple sẽ quay về lại những năm 1980 khi mà hãng bắt đầu bán các máy Mac giá cao, được thiết kế đẹp nhưng không dành cho thị trường phổ thông mà chỉ cho những người có tiền và các doanh nghiệp có đủ khả năng chi trả.
"Tạm biệt việc thay đổi thế giới, xin chào lợi nhuận?", Wired kết lại bằng câu này. Nhưng mình thì không đồng ý, vì Apple có thể làm cả 2 việc cùng lúc. Mở khóa bằng gương mặt, cổng USB-C, Apple Watch vẫn là những thứ mang lại giá trị cao cho trải nghiệm, và cũng là thứ giúp Apple kiếm tiền, hay nói thẳng ra là rất nhiều tiền. Sao lại không làm cả hai khi bạn có thể?
Theo Tinh Te
Apple sẽ tự làm chip mạng di động để thay cho giải pháp của Qualcomm và Intel? Apple được cho là đang phát triển chip 4G riêng của mình để thay thế giải pháp của Qualcomm / Intel, họ cũng đang tuyển nhiều kĩ sư để thiết kế con chip này cũng như mở rộng số nhân sự làm việc với những thành phần liên quan tới sóng radio cho iPhone. Hiện tại iPhone đang dùng chip 4G của Intel,...