Nhà máy mới của Intel sẽ giống như một thành phố thu nhỏ
Intel vừa cung cấp thông tin chi tiết về tổ hợp nhà máy mới nhất của hãng tại Mỹ, khi CEO Patrick Gelsinger tuyên bố khuôn viên mới sẽ có chi phí từ 60 đến 120 tỉ USD.
Tổ hợp nhà máy của Intel tại Ocotillo, bang Arizona, Mỹ
Theo Neowin , ông Gelsinger tuyên bố, “Đây sẽ là một khuôn viên rất lớn, có sáu đến tám nhà máy, và tại mỗi nhà máy đó sẽ có chi phí xây dựng từ 10 đến 15 tỉ USD. Đó là một dự án trong thập kỷ tới với số vốn 100 tỉ USD, 10.000 việc làm trực tiếp. 100.000 việc làm được tạo ra từ 10.000 việc làm đó. Vì vậy, về cơ bản, chúng tôi muốn xây dựng một thành phố nhỏ”.
Vào cuối năm nay, Intel sẽ hoàn thiện vị trí của trung tâm sản xuất chất bán dẫn lớn sắp tới tại Mỹ như một phần của chiến lược IDM 2.0. Khu phức hợp này sẽ kết hợp từ 6 đến 8 nhà máy sẽ sản xuất chip bằng cách sử dụng các quy trình chế tạo tiên phong của công ty. Hơn nữa, nó sẽ có khả năng đóng gói chip bằng cách sử dụng các kỹ thuật độc quyền của Intel như EMIB và Foveros, đồng thời sẽ vận hành một nhà máy điện chuyên dụng.
Intel chưa tiết lộ mô-đun ban đầu của nhà máy mới nhất sẽ hỗ trợ những quy trình nút nào nhưng vì nó có thể sẽ hoạt động sớm nhất vào năm 2024, hãng này có thể sẽ sản xuất chip bằng cách sử dụng công nghệ sản xuất Intel 4 và Intel 3. Năng lực sản xuất của nhà máy mới cũng chưa được tiết lộ.
Ông Gelsinger nói thêm, “Chúng tôi đang tham gia với một số tiểu bang trên khắp nước Mỹ, những người đang đưa ra đề xuất cho chúng tôi về vị trí, năng lượng, nước, môi trường, gần trường đại học, năng lực kỹ năng và tôi dự kiến sẽ đưa ra thông báo về vị trí đó trước khi kết thúc việc này”.
Video đang HOT
Mỗi nhà máy chế tạo chất bán dẫn sẽ có giá từ 10 đến 15 tỉ USD, do đó có khả năng các khoản đầu tư của Intel vào khu phức hợp trong vòng 10 năm tới sẽ lên tới 120 tỉ USD hoặc thấp nhất là 60 tỉ USD.
KBVISION, Intel tăng đầu tư vào Việt Nam
Việc tăng đầu tư của KBVISION và Intel vào Việt Nam sẽ là cơ hội để Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ và ổn định hơn trong những năm sắp tới.
Việt Nam rất thành công trong việc khống chế đại dịch COVID-19 năm 2020, mặc dù phải đối diện với việc rất nhiều khó khăn nhưng vẫn đạt mức tăng trưởng Top đầu thế giới, và các doanh nghiệp lớn tại Mỹ có xu hướng đầu tư nhiều hơn vào đây.
Bên lề một cuộc hội thảo đầu năm 2021, chúng tôi có dịp phỏng vấn ông Nathan Korus, Country Manager (Giám đốc khu vực Việt Nam) của KBVISION Group International về nhận định của ông đối với nền kinh tế Việt Nam 2021 cũng như xu hướng của ngành camera quan sát.
"2021 chắc chắn sẽ là một năm thành công của kinh tế Việt Nam. KBVISION và các doanh nghiệp Mỹ khác đầu tư tại Việt Nam rất tin tưởng vào điều đó. Chính phủ Việt Nam đã phản ứng nhanh, quyết liệt và hiệu quả trong việc chống dịch. Chúng tôi dự báo năm 2021, kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng khoảng 6,7% bất chấp các thách thức về sự hồi phục của các thị trường xuất khẩu hàng đầu như Mỹ và Châu Âu.
Ông Nathan Korus, Country Manager (Vietnam) của KBVISION Group International
Năm nay chúng ta cũng sẽ tiếp tục đối diện với nhiều khó khăn, tuy nhiên chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đã thể hiện khả năng nhạy bén tuyệt vời cho năm 2020 với mức tăng trưởng kinh ngạc lên tới 2,91%. Một con số nằm ngoài dự đoán của các chuyên gia tại Ngân hàng Thế giới.
Kinh tế phát triển khá, đầu tư nước ngoài gia tăng, nhiều ngành có dấu hiệu phục hồi dẫn đến nhu cầu cho camera quan sát sẽ tăng cao. Mức tăng trưởng được chúng tôi dự kiến là 25%.
"Xu hướng của năm nay sẽ là IP. Chúng ta đã thấy ưu điểm vượt trội của IP về chất lượng, tính năng. Với giá thành hạ xuống, IP sẽ thay thế dần analog." Ông Nathan Korus nhấn mạnh
KB.One, dòng camera IP wifi dùng cho gia đình cũng được ông Nathan tự tin sẽ tăng trưởng bứt phá vào năm nay với những ưu điểm về giá thành, chức năng và tính tiện dụng.
Một doanh nghiệp Mỹ khác là Intel mới đây cũng công bố việc tăng đầu tư gần nửa tỷ USD vào Intel Products Việt Nam (IPV), địa điểm lắp ráp và kiểm định chip điện tử lớn nhất trên toàn cầu của hãng trong vòng 17 tháng qua. Intel cho biết IPV sẽ dồn khoản đầu tư này vào hoạt động sản xuất các sản phẩm 5G và bộ vi xử lý lõi.
Đây là động thái mở rộng nhằm giúp hãng "tiếp nhận các công nghệ phức tạp hơn", cũng như đa dạng hóa sản xuất ra những sản phẩm khác, bên ngoài mặt hàng chủ lực là bộ xử lý trung tâm của máy tính (CPU).
Nhà máy Intel Products Viet Nam (IPV) tại Khu Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh
Intel đã rót 1 tỉ USD vào Việt Nam kể từ năm 2006 và đã tăng thêm 475 triệu USD trong vòng 17 tháng qua.
Đây được đánh giá là một bước tiến giữa giai đoạn đại dịch COVID-19 hoành hành. Trong khi các quốc gia láng giềng vẫn phải đóng cửa nền kinh tế, Việt Nam đã có thể phần lớn mở cửa hoạt động của mình. Điều này cho phép Intel nâng sản lượng thêm 30% trong nửa đầu năm 2020 so với một năm trước đó.
"Tính đến cuối 2020, Intel Products Vietnam đã đưa hơn 2 tỉ sản phẩm đến với người dùng toàn cầu. Chúng tôi vô cùng tự hào về cột mốc này, là lý do chúng tôi tiếp tục đầu tư vào các cơ sở và đội ngũ của mình tại Việt Nam", theo ông Kim Huat Ooi - Tổng giám đốc IPV.
Ông Nguyễn Anh Thi - Trưởng ban Quản lý SHTP (Khu công nghệ cao Tp. HCM) cho biết: "Chúng tôi đánh giá cao quyết định mở rộng đầu tư của Intel Việt Nam, đặc biệt là trong tình hình khó khăn của dịch COVID-19, hầu hết các doanh nghiệp trong nước lẫn các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Việc tăng đầu tư của KBVISION và Intel vào Việt Nam sẽ là cơ hội để Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ và ổn định hơn trong những năm sắp tới.
'Thái tử Samsung' được ân xá, ra tù vào thứ sáu Phó chủ tịch Samsung Electronics Lee Jae Yong đang ngồi tù vì các tội danh tham ô, hối lộ đã đủ điều kiện để được ân xá và ra tù vào thứ sáu tuần này. "Quyết định cho phép Phó chủ tịch Samsung Electronics Lee Jae Yong được ân xá là kết quả của việc xem xét toàn diện các yếu tố khác...