Nhà mạng sẽ “rút kinh nghiệm” tăng cước lần sau
Đại diện MobiFone cho biết nhà mạng này đã rút ra được nhiều bài học sau lần tăng cước 3G hồi tháng 10 vừa qua. Trong năm 2014 tới, nếu phải điều chỉnh giá cước một lần nữa thì MobiFone sẽ phải cân đối nhiều vấn đề để tránh gây phản ứng, hiểu nhầm từ phía xã hội.
Chia sẻ tại Tọa đàm “Triển vọng Viễn thông Việt nam 2014″ diễn ra chiều 30/12, ông Nguyễn Đình Chiến, Phó Tổng giám đốc MobiFone một lần nữa khẳng định giá bán cước 3G vẫn đang thấp hơn giá thành rất nhiều. Do đó, kể cả trường hợp giá thành cung cấp dịch vụ trong năm tới có giảm thì khả năng cước 3G tiếp tục bị điều chỉnh là khó tránh khỏi.
Mặc dù vậy, mạng này sẽ “cân nhắc” để sự điều chỉnh không gây xáo trộn lớn nơi người dùng. Một số hướng giải pháp đã được ông Chiến nêu ra như tiếp cận theo chất lượng: các gói cước có tốc độ cao hơn thì giá cước đắt hơn và ngược lại, hoặc nhà mạng có thể khuyến khích người dùng chuyển sang truy cập 3G về đêm – vốn là thời điểm ít người sử dụng nên tốc độ nhanh. Đồng thời, có tăng cước cũng phải “nhìn nhau để tăng”, tức là tính đến giá cước của các mạng đối thủ. Những trường hợp khách hàng bị đội cước lên quá nhiều, MobiFone khuyến nghị người dùng nên cân nhắc kỹ, chọn lựa gói cước phù hợp bởi giá cước trong gói và ngoài gói có thể chênh nhau tới hàng chục lần.
Đối với đợt tăng cước hồi tháng 10, ông Chiến cho rằng, các thông tin phản ánh trên một số tờ báo là chưa thật đúng bản chất vấn đề và mức doanh thu mà MobiFone tăng được là “không đáng kể”, chỉ khoảng 8-9% mà thôi. Riêng ý kiến cho rằng cước 3G tăng trong khi chất lượng dịch vụ lại sụt giảm, đại diện MobiFone giải thích việc đánh giá chất lượng là rất khó, cần những bài test chính thức, bài bản mới đưa ra được kết luận chính xác. Ông khẳng định chất lượng 3G của Việt Nam không hề thua kém các nước lân cận như Singapore, Hồng Kông hay thậm chí là Đức.
Video đang HOT
Đồng quan điểm với ông Chiến, bà Phạm Thanh Vân, Phó Tổng Giám đốc Viettel Telecom chia sẻ theo Luật Viễn thông, nhà mạng không được phép bán dưới giá thành dịch vụ, mà cước 3G sau lần tăng vừa qua vẫn còn thấp hơn giá thành. “Việc điều chỉnh cước trong năm sau sẽ phụ thuộc vào giá thành 2014 như thế nào”.
Ông Nguyễn Hồng Hải, Cục trưởng Cục Viễn thông khẳng định thị trường viễn thông VN “chưa có sự độc quyền” và cơ quan quản lý chỉ chống bán phá giá chứ không áp giá trần. Doanh nghiệp “muốn tăng bao nhiêu cũng được”, nhưng tăng quá cao thì sẽ tự động mất khách, ông Hải phân tích.
Trước đó, Bộ Công thương đã phát đi thông cáo của Cục Quản lý cạnh tranh về việc có hay không sự bắt tay ngầm giữa 3 nhà mạng lớn MobiFone, Vinaphone và Viettel trong đợt điều chỉnh giá cước 3G hồi tháng 10.
Thông cáo này xác nhận từng doanh nghiệp đã nộp hồ sơ đăng ký giá cước riêng với Cục Viễn thông, cũng như phê duyệt quyết định tăng cước ở những thời điểm khác nhau. Phương án điều chỉnh giá các gói cước (tăng, giảm hoặc giữ nguyên), phương án cung cấp các gói cước (ngừng cung cấp một số gói hoặc đưa ra một số gói mới) của 3 doanh nghiệp có nhiều điểm khác biệt. Những gói cước điều chỉnh tăng giống nhau đều là những gói cước thông dụng và đều được Cục Viễn thông phê duyệt. Do đó, Bộ công thương “chưa phát hiện thấy dấu hiệu bất thường” của sự cấu kết, bắt tay thỏa thuận của 3 nhà mạng.
Cũng trong quá trình điều tra, Cục Quản lý cạnh tranh kết luận chưa đủ cơ sở để coi đợt tăng giá 3G này là hành vi áp đặt giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý gây thiệt hại cho khách hàng theo quy định của pháp luật cạnh tranh.
Theo Vietnamnet
Sắp có chính sách quản lí dịch vụ OTT
Việt Nam không cấm các doanh nghiệp OTT (Over-the-top) hoạt động, nhưng chính sách quản lí sẽ yêu cầu họ phải có trách nhiệm đối với nhà mạng.
Bộ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông Nguyễn Bắc Son vừa yêu cầu Cục Viễn thông phải xây dựng xong chính sách quản lí các ứng dụng và doanh nghiệp OTT trong 6 tháng đầu năm 2014, theo hướng yêu cầu những doanh nghiệp, ứng dụng này hoạt động một cách có "trách nhiệm" đối với nhà mạng, đảm bảo các bên đều phải có lợi. Đây sẽ là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Cục Viễn thông trong năm tới nhằm xây dựng, tổ chức thị trường viễn thông phát triển bền vững, Bộ trưởng Son khẳng định.
Tuy nhiên, quan điểm của Bộ là phải đảm bảo rằng những chính sách này sẽ không ảnh hưởng nhiều đến người dùng dịch vụ.
Thời gian qua, các ứng dụng OTT như Viber, WhatsApp, Line, Kakao Talk, Zalo... đã nhanh chóng xuất hiện và trở nên phổ biến nhờ những lợi ích rõ rệt cho người dùng như nhắn tin, gọi điện miễn phí qua mạng Internet. Tuy nhiên, sự nổi lên chóng mặt của các ứng dụng OTT cũng chính là nỗi lo sợ của các nhà mạng, bởi họ cho rằng OTT sẽ ăn lẹm vào doanh thu nhắn tin SMS và đàm thoại qua mạng di động. Một số nhà mạng như Viettel thậm chí đã từng kêu gọi Bộ TT&TT cấm hoàn toàn các ứng dụng OTT tại Việt Nam.
Tuy nhiên, quản lí OTT như thế nào thì vẫn chưa có một quy chuẩn ứng xử thống nhất trên phạm vi toàn thế giới. Trong khi Ả rập và một số nước châu Âu cấm cửa OTT thì Mỹ lại thả nổi không quản lí, Hàn Quốc và Nhật Bản lại có những chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp OTT vươn ra quốc tế... Trong khi chờ đợi sự cứu giúp từ phía chính sách, một số nhà mạng quốc tế đã chủ động bắt tay cùng các ứng dụng OTT để xây dựng những gói cước OTT chuyên biệt.
Theo số liệu thống kê từ Hiệp hội Internet Việt Nam (VIA) công bố tại Ngày Internet Việt Nam 4/12, tỉ lệ sử dụng các dịch vụ OTT qua smartphone tại Việt Nam đang tăng dần từ 24,7% trong năm 2012 lên 33,8% vào năm 2013; dự kiến 3 năm 2014 - 2015 - 2016 sẽ tiếp tục đạt được các mức 41% - 44,2% - 45,5%.
Theo Vietnamnet
Khách hàng Viettel quá sốc khi nhận hóa đơn thanh toán cước 3G Quá bất ngờ khi nhận được hóa đơn thanh toán cước 3G tháng 11/2013 của Viettel tăng gấp 10 lần so với trước đó, trong khi chờ nhà mạng giải thích, ông H.T còn bị Viettel cắt thuê bao mà không một lời giải thích. Phản ánh đến Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, ông N.T (Cầu Giấy - Hà Nội), chủ...