Cảnh giác khi xem video trên Facebook, phí 3G có thể tăng vọt
Nếu bạn đang truy cập Facebook trên thiết bị di động, hãy cẩn thận với các video trên Facebook vì nó có thể khiến bạn đau đầu do tốn quá nhiều dung lượng 3G.
Theo trang Guardian, phần News Feed của Facebook sẽ hiển thị các quảng cáo video và cả những video do bạn bè của bạn đăng tải lên. Chính vì thế, dung lượng 3G sẽ hao tổn rất nhiều nếu bạn sử dụng Facebook trên thiết bị di động.
Facebook nói rằng các quảng cáo bằng video chưa được tải lên Facebook “trong thời điểm hiện tại” nếu thiết bị di động của người dùng chỉ kết nối 3G, và những video này sẽ được tải khi bạn kết nối WiFi. Chưa rõ “thời điểm hiện tại” của Facebook sẽ kéo dài bao lâu. Ngoài ra, bạn sẽ tốn khá nhiều dung lượng 3G nếu xem các video do bạn bè tải lên xuất hiện trên News Feed của bạn mà không kết nối WiFi, trừ phi bạn chặn chúng trong phần cài đặt.
“Bạn có thể thiết lập để một số video chỉ bật tự động khi bạn kết nối WiFi”, Facebook viết trong phần lưu ý về video. Tuy nhiên, Facebook lại gây sự không rõ ràng khi nói “một số video” ở đây. Vì thế, nếu bạn không muốn hoá đơn điện thoại bị tăng đột biến, nên tìm hiểu cách vô hiệu khả năng tải video qua dữ liệu di động.
Facebook bắt đầu giới thiệu video của người dùng vào phần News Feed hồi tháng Chín, nhưng không đưa ra bất cứ chi tiết nào về việc video sẽ được tải qua mạng WiFi hay mạng di động. Ngày 17/12 vừa qua, Facebook lại thông báo sẽ mang lại cho các chuyên gia marketing “một cách mới để quảng bá trên News Feed” – nói cách khác, là giới thiệu các quảng cáo bằng video.
“Trên các thiết bị di động, tất cả video bắt đầu bật khi chúng xuất hiện trên mang hình, những video này đã được tải trước đó khi thiết bị kết nối WiFi – nghĩa là nội dung này sẽ không ngốn vào gói cước dữ liệu của bạn, ngay cả khi bạn không kết nối WiFi vào thời điểm xem video”.
Tuy nhiên, điều gì sẽ xảy ra nếu bạn không dùng ứng dụng Facebook, mà xem Facebook trên web? Đây lại là một điều không rõ ràng nữa – và như vậy, tốt nhất bạn hãy kiểm tra lại các cài đặt video trên điện thoại.
Video đang HOT
Bức ảnh sau đây hướng dẫn cách tắt video trên máy iOS và Android trong phthiết lập của ứng dụng Facebook.
Theo Vnreview
Khách hàng Viettel quá sốc khi nhận hóa đơn thanh toán cước 3G
Quá bất ngờ khi nhận được hóa đơn thanh toán cước 3G tháng 11/2013 của Viettel tăng gấp 10 lần so với trước đó, trong khi chờ nhà mạng giải thích, ông H.T còn bị Viettel cắt thuê bao mà không một lời giải thích.
Phản ánh đến Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, ông N.T (Cầu Giấy - Hà Nội), chủ thuê bao 01679317xxx cho biết, mới đây ông nhận được thông báo đóng tiền dịch vụ 3G tháng 11/2013 của Viettel lên đến 1.820.000 đồng, tăng gấp 10 lần so với cước 3G hàng tháng ông vẫn thanh toán.
Theo đó, ông T đăng ký sử sử dụng gói cước 3G đặc thù của Viettel vào tháng 6/2012. Với gói cước này, mỗi tháng ông T chỉ phải trả 110.000 đồng/tháng phí thuê bao và được miễn phí 3 GB. Nếu dùng vượt dung lượng sẽ tính cước 60 đồng/MB.
Do phục vụ công việc cố định nên theo ông T, thời lượng và lưu lượng sử dụng 3G hàng tháng của ông gần như không đổi vì thế việc nhận được thông báo giá cước 3G tăng đột biến trong tháng 11/2013 khiến ông T hết sức bất ngờ.
Qua những hóa đơn hàng tháng cho thấy, trung bình mỗi tháng ông T chỉ thanh toán mức cước 3G dao động từ 110.000 đồng đến dưới 200.000 đồng/tháng. Cụ thể tháng 9/2013 vừa qua là 120.000 đồng, tháng 8 là 138.000 đồng, tháng 7 là 183.000 đồng.
Cách tính cướcmập mờ của Viettel đang "móc túi" thuê bao 3G? (Ảnh Thái Khang - ICT new).
Nghi ngờ có sự bất hợp lý trong cách tính giá cước 3G của Viettel tháng 11/2013, ông T đã liên hệ với Viettel để phản ánh. Tuy nhiên, trong khi đang chờ lời giải thích của nhà mạng thì đến sáng ngày 30/12, Viettel đã cắt thuê bao 3G trên iPad của ông T mà không có thông báo gì.
Liên hệ đến Viettel để xác minh phản ánh của ông T, phóng viên được một nhân viên chăm sóc khách hàng của nhà mạng này cho biết: Sau ngày 16/10/2013 (thời điểm Viettel thông báo tăng giá cước 3G), Viettel đã điều chỉnh cách tính cước của hàng loạt dịch vụ 3G, trong đó, mức giá 60 đồng/MB đã tăng lên 200 đồng/MB. Đó cũng chính là nguyên nhân khiến giá cước của hàng loạt khách hàng sử dụng 3G tăng lên.
Về hóa đơn dịch vụ 3G tháng 11/2013 mà ông N.T phải trả lên đến 1.820.000 đồng, nhà mạng này giải thích: Số tiền này bao gồm 200.000 đồng phí duy trì thuê bao 3G cố định hàng tháng (giá này đã tăng so với mức 110.000 đồng trước ngày 16/10) 1.620.000 đồng tiền truy cập internet tháng 11/2013 (dung lượng truy cập đã được Viettel gửi kèm thông báo đóng tiền trước đó).
Nhà mạng này cũng khẳng định, đến thời điểm này thuê bao của ông N.T vẫn đang hoạt động và chưa bị cắt.
Như vậy, theo giải thích của Viettel, với việc tăng giá cước 3G từ 60 đồng/MB lên 200 đồng/MB thì nhà mạng đã tăng giá 3G đến hơn 300% chứ không phải 40% như đã thông báo trước đó.
Bày tỏ sự bức xúc, ông T cho rằng từ sau khi nhận được thông báo tăng giá cước 3G, những người sử dụng 3G trên iPad như ông không biết thực tế nhà mạng tăng bao nhiêu. Việc thông tin tăng giá cước mập mờ của các nhà mạng khiến chỉ đến khi nhận hóa đơn thanh toán họ mới ngã ngửa vì số tiền "đội" lên quá khủng.
Điều này hoàn toàn đúng với phản ánh của phần đông khách hàng đang sử dụng 3G sau thời gian các nhà mạng thông báo tăng giá cước. Họ thừa nhận dẫu biết đang bị các nhà mạng "móc túi" nhưng đành bất lực.
"Trước đây tôi dùng dịch vụ 3G mất chỉ 40.000 - 80.000 đồng/tháng nhưng hai tháng trở lại đây cước của tôi lên đến gần 1 triệu đồng. Cước phí của tôi đã tăng đến hơn 10 lần" - Luật sư Lê Minh Trường (giám đốc điều hành Công ty luật Minh Khuê) phản ánh trên báo Tuổi trẻ.
Nhìn lại đợt tăng giá cước vừa qua của các nhà mạng thì gói cước dành cho người dùng các thiết bị USB 3G truy cập Internet có mức tăng khủng khiếp nhất. Cụ thể, gói cước EZ0 của Vinaphone thay đổi từ mức 60 đồng/MB lên đến 250 đồng/MB, tăng 416,6% so với cước cũ; gói cước FC0 của MobiFone tăng từ 60 đồng/MB lên 200 đồng/MB, tăng 333,3% so với cước cũ; gói cước Laptop Easy của Viettel tăng từ 60 đồng/MB lên 200 đồng/MB.
Đó là những gói cước dành cho các khách hàng không đăng ký sử dụng bất kỳ gói cước cụ thể nào, chỉ đơn giản là mua sim 3G chuyên dụng (không có chức năng thoại) gắn vào USB 3G và kích hoạt sử dụng dịch vụ dữ liệu. Loại gói cước này không có dung lượng miễn phí và cũng không bị giới hạn tốc độ truy cập, khách hàng dùng bao nhiêu trả tiền bấy nhiêu.
Với ước tính 3 triệu thuê bao đang sử dụng gói dịch vụ 3G trả trước, báo Tuổi trẻ cho rằng đợt tăng giá này nhà mạng sẽ bỏ túi thêm 500-600 tỉ đồng mỗi tháng từ người tiêu dùng.
"Thượng đến" không còn sự lựa chọn
Trao đổi với phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, chuyên gia Marketing thương hiệu Hoàng Dương Phi Hùng - Học viện Marketing onile cho rằng: "Với thị phần chiếm đến 90%, khi cả 3 nhà mạng Viettel, MobiFone và Vinaphone cùng "bắt tay" nhau tăng giá thì người tiêu dùng không có sự lựa chọn nào khác nếu phải dùng dịch vụ 3G".
Theo phân tích của ông Hùng, cái khó của người tiêu dùng Việt Nam là không có sự lựa chọn khác. Nếu khách hàng đang dùng 3G có phản đối vì giá cước tăng, họ cũng chỉ có thể lựa chọn cắt hẳn dịch vụ này mà không có quyền lựa chọn một nhà mạng nào khác thấp hơn.
Theo GDVN
Xung quanh vụ "dụ dỗ" thuê bao đăng ký lại gói cước 3G Ngày 26/12, đại diện của MobiFone cho phóng viên Vietnam biết nhà mạng này đang tiến hành thu thập thông tin về các số điện thoại phát tán tin nhắn rác, dụ khách hàng đăng ký lại gói cước 3G để có thể có biện pháp xử lý thích hợp. Nội dung tin nhắn dụ khách hàng hủy bỏ và đăng ký lại...