Nhà mạng đang “ém” hàng tỉ đồng tiền hoàn cước?
Các nhà mạng không trả lại tiền cho người dùng đối với các tin nhắn sai cú pháp, tin nhắn lỗi, tin nhắn không được cung cấp dịch vụ, dù cho việc này đã được Bộ TT&TT quy định rất rõ.
Theo quy định, nhà mạng phải hoàn lại tiền cước cho thuê bao đối với những tin nhắn sai cú pháp kiểu này.Đợt kiểm tra trong năm 2013 của Thanh tra Bộ tại nhiều nhà cung cấp dịch vụ nội dung (CSP) như công ty Hà Thành, Tinh Vân, Trung tâm VDC Online, VMG…, đã nhận thấy các DN không thực hiện nghiêm túc việc trả lại tiền cho người dùng. Điển hình là trường hợp của VDC Online sau hơn 1 năm mới thực hiện xong việc hoàn cước cho người sử dụng với số tiền lên tới 1,43 tỉ đồng và vẫn còn hơn 300 triệu đồng không thể hoàn trả được.
Điều này hoàn toàn đi ngược với Chỉ thị 04 ngày 30/12/2011 của Bộ trưởng Bộ TT&TT, quy định rất rõ rằng: “các DN viễn thông di động phải nhanh chóng, kịp thời phối hợp cùng các DN cung cấp dịch vụ nội dung qua tin nhắn xác minh các tin nhắn từ chối sử dụng dịch vụ, tin nhắn bị lỗi kĩ thuật, tin nhắn bị sai cú pháp dịch vụ, tin nhắn yêu cầu mà không được cung cấp dịch vụ để hoàn lại tiền cho khách hàng”. Nghị định số 77 của Chính phủ cũng quy định không được phép thu cước dịch vụ đối với các tin nhắn lỗi, tin nhắn không được cung cấp dịch vụ, tin nhắn đã được cung cấp dịch vụ nhưng có nội dung khác với mã lệnh mã doanh nghiệp công bố, tin nhắn do người dùng bị lừa đảo.
Ngay trong đợt thanh tra thuê bao trả trước diện rộng hồi giữa năm 2013 vừa qua, Thanh tra Bộ cũng nhận thấy mặc dù CSP có chuyển danh sách các thuê bao cùng số tiền phải hoàn lại cho nhà mạng, nhưng bản thân DN viễn thông lại hoàn thiếu. Thí dụ như từ tháng 4-8/2013, đáng lẽ phải hoàn cho người sử dụng nhắn đến đầu số 8×10 hơn 150 triệu đồng nhưng công ty VMS (MobiFone) chỉ hoàn cước của tháng 4 là 485.000 đồng.
Kiểm tra ngẫu nhiên 20 số thuê bao, Thanh tra phát hiện 5 thuê bao chưa được hoàn cước đầy đủ. Tổng số tiền cước không hoàn trả của 5 thuê bao này là 129.000 đồng. Kiểm tra ngẫu nhiên 29 thuê bao nhắn tin sai cú pháp nhưng hệ thống cho thấy Viettel không thực hiện hoàn cước cho các thuê bao này. Tổng số tiền không hoàn cước là 269.000 đồng.
Video đang HOT
“Hiện nay có gần 400 CSP lớn và nhỏ đang hợp tác cung cấp dịch vụ. Nếu họ không trung thực trong việc hoàn cước thì số tiền bất hợp pháp mà các CSP và nhà mạng giữ lại có thể rất lớn”, Thanh tra Bộ khuyến cáo.
Trước đó, tại Hội nghị triển khai hoạt động 2014 của Thanh tra Bộ TT&TT (giữa tháng 12), đơn vị này cho biết đã yêu cầu VinaPhone hoàn lại tiền cước sử dụng các tin nhắn lỗi, tin nhắn sai cú pháp, tin nhắn không được cung cấp dịch vụ với tổng số tiền gần 693 triệu đồng. Tuy nhiên vẫn còn gần 77 triệu đồng không hoàn lại được do chủ thuê bao đã rời mạng. Tương tự, mạng MobiFone cũng phải hoàn lại gần 817 triệu đồng nhưng đến nay còn hơn 227 triệu đồng không thể hoàn lại vì khách hàng đã rời mạng.
Đối với Viettel, tình trạng thu cước người sử dụng đối với các tin nhắn kiểu này vẫn tồn tại. Nhà mạng này vẫn tiếp tục gửi quảng cáo cho người sử dụng mặc dù chủ thuê bao đã nhắn tin từ chối nhận tin nhắn quảng cáo.
Một vấn đề nữa cũng được Thanh tra Bộ lưu ý là việc cấp đầu số hiện nay đang không theo quy hoạch, cùng với đó là quy định về giá cước tương ứng. “Cùng 1 đầu số nhưng 3 nhà mạng có thể cấp cho 3 doanh nghiệp CSP khác nhau. Giá cước trước đây tối đa là 15.000 đồng/tin nhắn nhưng hiện nay đã có những đầu số có giá cước lên tới 50.000 đồng.
Để giải quyết tình trạng này, Thanh tra kiến nghị lãnh đạo Bộ sớm ra quy định yêu cầu nhà mạng, CSP phải hoàn cước ngay cho người sử dụng không được cung cấp dịch vụ, đồng thời sớm ban hành thông tư quy định chỉ có Bộ TT&TT mới được cấp đầu số cho CSP, không để nhà mạng tự cấp như hiện nay.
Theo Vietnamnet
Nhà mạng chờ chính sách quản lí OTT
Hiện nay, dịch vụ OTT đã phát triển khá mạnh tại VN. Sự lớn mạnh nhanh chóng của dịch vụ OTT đã khiến nhà mạng trong nước và trên toàn cầu thất thu. Đây cũng là sức ép rất lớn cho 3 nhà mạng Viettel, Vinaphone và MobiFone.
Dịch vụ OTT là dịch vụ của những tổ chức cung cấp không có hạ tầng mạng, cung cấp dịch vụ trên mạng của các nhà khai thác dịch vụ viễn thông (CSP) và hưởng lợi từ việc cung cấp dịch vụ. Dịch vụ này cung cấp cho khách hàng qua mạng viễn thông của các CSP nhưng không phải là dịch vụ của CSP.
Phát triển thị trường viễn thông bền vững
Thực tế, tại thị trường VN các DN đang trông đợi các chính sách quản lí hay mô hình hợp tác cụ thể đối với dịch vụ OTT và nhà mạng. Ông Phạm Hồng Hải - Cục trưởng Cục Viễn thông, Bộ Thông tin Truyền thông cho biết: Quan điểm của Bộ thông tin và Truyền thông (TT&TT) là phải phát triển thị trường viễn thông bền vững, duy trì cạnh tranh và nhà mạng phải đảm bảo tái đầu tư cho hạ tầng. Bộ TT&TT cũng ra chỉ thị cho các DN viễn thông hợp tác với các DN OTT để cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Mọi dịch vụ cần đạt được chất lượng về dịch vụ, có những gói dịch vụ khác nhau cho các phân khúc khách hàng khác nhau. Đồng thời dịch vụ đó phải thông minh, đơn giản thuận tiện cho người sử dụng và độ tin cậy cao.
Ông Hải cho rằng các chính sách quản lí dịch vụ OTT cần được xem xét, cơ quan quản lí viễn thông sẽ dựa trên cơ sở ý kiến đề xuất của các DN có thể thu thập được những thông tin cần thiết để xây dựng chính sách quản lí phù hợp với điều kiện kinh doanh của các DN có hạ tầng và DN cung cấp dịch vụ cũng như thúc đẩy sự phát triển của công nghệ và các dịch vụ mới để mang đến cho người sử dụng những tiện ích tốt, phù hợp với nhu cầu và đảm bảo an toàn an ninh thông tin.
Do vậy, việc các bên cùng ngồi với nhau gồm các nhà họach định chính sách viễn thông, nhà mạng, nhà cung cấp dịch vụ OTT, các công ti cung cấp giải pháp là điều kiện để đưa ra những sáng kiếntriển khai việc này. Nguyên tắc cơ bản là các bên cùng có lợi, có điều kiện phát triển cộng sinh.
Cần có quy định pháp lí
Theo ông Nguyễn Việt Dũng - Trưởng phòng Kinh doanh của Tập đoàn Viettel: OTT đang có điều kiện phát triển tốt ở VN vì chưa bị quản lí và ở trong điều kiện cước 3G quá rẻ còn Wi-Fi miễn phí nhiều nơi. Hiện tỉ lệ smartphone chiếm tới 40% tổng số điện thoại của người tiêu dùng VN nên OTT có điều kiện tăng trưởng mạnh. Nếu so với các sản phẩm OTT nước ngoài thì sản phẩm trong nước kém cạnh tranh và chưa đa dạng. Các sản phẩm trong nước tập trung chủ yếu vào thoại và SMS miễn phí nên bị hạn chế nếu xét về dài hạn. VN chưa có khung pháp lí phù hợp cho OTT như quảng cáo, chất lượng dịch vụ, tin nhắn rác, bí mật thông tin khách hàng...
Còn về phía VinaPhone, ông Nguyễn Sơn Hải - Phó phòng kinh doanh cho rằng: Ảnh hưởng của OTT tác động đến doanh thu nhà mạng, hiện nay Vinaphone đã tiếp xúc đàm phán với nhiều nhà cung cấp dịch vụ OTT nhưng chưa có kết quả hợp tác vì mong muốn của các bên chưa gặp nhau. Hi vọng trong thời gian tới khi các cơ quan quản lí nhà nước có hướng dẫn chính sách cụ thể, các DN OTT cũng có sự cạnh tranh lành mạnh, lúc đó giữa mạng viễn thông truyền thống và OTT sẽ có tiếng nói chung, mang đến cho khách hàng sử dụng những tiện ích tốt nhất.
Ông Nguyễn Đình Chiến - Phó tổng giám đốc MobiFone cho biết: Trong thời gian tới cần có hướng dẫn chính sách cụ thể đối với kinh doanh OTT. MobiFone đã xúc tiến gặp gỡ Viber, Zalo để bàn cách hợp tác sao cho đôi bên cùng có lợi song không thành công. Thời gian tới mạng di động này sẽ tiếp tục trao đổi đàm phán với các nhà cung cấp dịch vụ OTT để có tiếng nói chung.
Theo Diễn đàn Doanh Nghiệp
Mất tiền, bỏ mạng, sự đã rồi! Theo báo cáo tổng kết thanh tra diện trọng về quản lý thuê bao di dộng trả trước của Bộ Thông tin và Truyền thông gần đây, tất cả các doanh nghiệp viễn thông lớn đều thu tiền bất chính không cần hỏi ý kiến khách hàng bằng chiêu tích hợp sẵn ứng dụng trên SIM để bán cho người dùng, thu về...