Nhà khoa học Trung Quốc ‘từng bị Mỹ điều tra’ phát hiện chất bán dẫn tốt nhất thế giới
Đầu năm nay, giáo sư người Trung Quốc Gang Chen đã trắng án sau khi bị Mỹ điều tra cấp cao về cáo buộc có quan hệ với Trung Quốc.
Ông sau đó khám phá ra thứ được cho là chất bán dẫn tốt nhất từng được tìm thấy.
Vật liệu do ông Chen và nhóm nghiên cứu của mình phát hiện đã thu hút sự chú ý của giới khoa học sau khi được công bố vào tháng trước. Song, ít ai biết rằng ông từng trải qua “ác mộng” trước khi đạt được thành công này.
Theo báo South China Morning Post ngày 16-8, ông Chen và đồng nghiệp tạo ra một vật liệu được gọi là boron arsenide có thể dẫn nhiệt tốt hơn gấp 10 lần so với silicon – chất bán dẫn đang được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay.
Theo bài báo của ông Chen và các đồng tác giả từ Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), Đại học Houston và các tổ chức khác của Mỹ, khả năng dẫn nhiệt phi thường của vật liệu mới có thể khiến nó trở thành ứng cử viên đầy hứa hẹn cho thế hệ sản phẩm điện tử tiếp theo.
Giáo sư người Trung Quốc Gang Chen từng bị Mỹ điều tra về cáo buộc có quan hệ với Trung Quốc – Ảnh: SOUTH CHINA MORNING POST
Ông Chen là giám đốc của Phòng thí nghiệm kỹ thuật vi mô/Nano Pappalardo tại MIT. Ông cũng là thành viên Viện hàn lâm Khoa học và nghệ thuật Mỹ.
Video đang HOT
Sau khi lấy bằng thạc sĩ và giảng dạy một thời gian ngắn tại Học viện Công nghệ Hoa Trung, nay là Đại học Khoa học và công nghệ Hoa Trung, ở tỉnh Hồ Bắc, miền trung Trung Quốc, ông Chen đã nhận được học bổng từ Tổ chức Giáo dục K.C. Wong ở Hong Kong để theo học tiến sĩ tại Đại học California Berkeley vào những năm 1990.
Vào tháng 1-2020, nhà khoa học này bị giam giữ tại sân bay quốc tế Boston Logan. Một năm sau, các đặc vụ của Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) đã đột kích vào nhà của ông ở Cambridge và bắt ông vì bị cáo buộc che giấu mối liên hệ với các tổ chức Trung Quốc khi nộp đơn xin tài trợ nghiên cứu liên bang.
Chính phủ Mỹ đã gỡ bỏ mọi cáo buộc chống lại ông vào tháng 1 vừa qua do thiếu bằng chứng.
Ông Chen là một trong số hàng chục nhà nghiên cứu, hầu hết là người gốc Hoa, bị điều tra theo Sáng kiến Trung Quốc của Bộ Tư pháp Mỹ. Sáng kiến này được khởi động vào tháng 11-2018 với mục tiêu chống gián điệp và trộm cắp tài sản trí tuệ.
” Tôi lớn lên ở Trung Quốc và tìm thấy giấc mơ Mỹ của mình tại MIT… Vào tháng 1-2020, giấc mơ đó trở thành một cơn ác mộng“, ông Chen viết trong một bài xã luận trên tạp chí Science 5 ngày sau khi trắng án.
“Đầu năm nay, tôi cuối cùng đã được minh oan. Dù vậy, tôi đau đớn nhận ra bản thân là người may mắn nhất trong số những người không may mắn”, ông viết thêm.
Vị chuyên gia này được cho là đã trở lại phòng thí nghiệm của mình một ngày sau khi các cáo buộc bị hủy bỏ. Kể từ đó, ông đã đồng tác giả và xuất bản các bài báo trên các tạp chí uy tín bao gồm Nature, Science, Nature Communications và Physical Review B.
Ngay cả sau khi Sáng kiến Trung Quốc bị chỉ trích rộng rãi kết thúc vào tháng 2-2022, các nhà khoa học gốc Hoa đã phải hầu tòa và bị kết án vì không khai báo mối quan hệ với Trung Quốc.
Mỹ bơm tiền cho công nghệ chip, Trung Quốc tức tối ra mặt
Tổng thống Joe Biden hôm 9-8 ký dự luật mang tính bước ngoặt cung cấp 52,7 tỉ USD trợ cấp cho sản xuất và nghiên cứu chất bán dẫn của Mỹ, đồng thời giúp Washington tăng khả năng cạnh tranh hơn với các nỗ lực khoa học và công nghệ của Trung Quốc.
Hãng tin Reuters dẫn lời ông Biden: " Tương lai sẽ được tạo ra ở nước Mỹ". Ông Biden gọi đạo luật là " khoản đầu tư chỉ có 1 lần trong đời cho nước Mỹ".
Theo đó, Đạo luật chip và khoa học 2022, bao gồm khoản trợ cấp 52 tỉ USD cho hoạt động nghiên cứu và sản xuất chất bán dẫn vốn được sử dụng trong mọi sản phẩm điện tử, từ ôtô và vũ khí công nghệ cao đến các thiết bị công nghệ và trò chơi điện tử.
Tổng thống Mỹ ký thông qua Đạo luật chip và khoa học 2022 tại Nhà Trắng ngày 9-8. Ảnh: Reuters
Đạo luật cũng bao gồm khoản tín dụng thuế đầu tư 25% cho các nhà máy sản xuất chip ước tính trị giá 24 tỉ USD. Đạo luật này cũng sẽ bơm 200 tỉ USD trong 10 năm để thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học của Mỹ nhằm cạnh tranh tốt hơn với Trung Quốc.
Phát biểu tại Nhà Trắng, Tổng thống Biden cho biết đạo luật này sẽ giúp nước Mỹ giành thắng lợi trong cuộc cạnh tranh về kinh tế trong thế kỷ 21. Ông Biden nói rằng Mỹ cần chip cho các hệ thống vũ khí quan trọng như tên lửa Javelin và không có gì lạ khi Trung Quốc tích cực vận động các doanh nghiệp Mỹ chống lại dự luật này.
Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington trước đó cho biết Trung Quốc "kiên quyết phản đối" dự luật, gọi đây là "tâm lý Chiến tranh Lạnh".
Nhiều nhà lập pháp Mỹ cho biết họ thường sẽ không ủng hộ các khoản hỗ trợ quá lớn cho các doanh nghiệp tư nhân nhưng cho hay Trung Quốc và Liên minh châu Âu cũng đang rót hàng tỉ USD ưu đãi cho các công ty chip của họ.
Bên cạnh đó, các chính trị gia Mỹ cũng chỉ ra vấn đề này còn liên quan đến nguy cơ an ninh quốc gia và các vấn đề lớn trong chuỗi cung ứng đã cản trở hoạt động sản xuất trên toàn cầu.
Trong diễn biến khác cùng ngày, Tổng thống Joe Biden hoan nghênh Phần Lan và Thụy Điển tiến thêm một bước nữa để trở thành đồng minh của NATO sau khi ông ký các văn kiện phê chuẩn tư cách thành viên cho hai nước Bắc Âu.
Ông Biden cũng khen ngợi Phần Lan và Thụy Điển khi nói rằng cả hai đều có thể chế dân chủ mạnh mẽ, quân đội mạnh và nền kinh tế mạnh mẽ minh bạch sẽ giúp hỗ trợ NATO.
Ông Biden bắt tay với Đại sứ Thụy Điển tại Mỹ Karin Ulrika Olofsdotter sau khi ký các văn kiện phê chuẩn. Ảnh: EPA-EFE
Ông chủ Nhà Trắng cho rằng Nga đã phá vỡ hòa bình và an ninh ở châu Âu bằng chiến dịch quân sự tại Ukraine. Tổng thống Biden nhấn mạnh: " Tổng thống Vladimir Putin nghĩ rằng ông ấy có thể chia rẽ chúng ta... Nhưng thay vào đó, ông ấy đang nhận được chính xác những gì ông ấy không muốn".
Tổng thống Biden khẳng định Mỹ sẽ làm việc với Phần Lan và Thụy Điển để duy trì sự cảnh giác trước bất kỳ mối đe dọa nào đối với an ninh chung, đồng thời ngăn chặn bất kỳ hành động tấn công hoặc đe dọa tấn công nào.
Vì sao Intel muốn đưa sản xuất bán dẫn trở lại Mỹ? Quốc hội Mỹ đứng trước áp lực thông qua một cặp dự luật phân bổ vốn để bắt đầu sản xuất bán dẫn trong nước. Nhắc đến sản xuất bán dẫn là nhắc đến châu Á với hai đại diện TSMC (Đài Loan) và Samsung (Hàn Quốc). Cùng nhau, hai công ty này kiểm soát hơn 70% thị trường sản xuất bán dẫn....