Nhà hàng Canada nhận “bão một sao” từ dân mạng vì xem thường món ăn Việt
Một nhà hàng bán món ăn Việt tại Canada đã khiến dân mạng phẫn nộ khi đặt tên các món ăn Việt Nam theo ý xúc phạm. Lập tức, Fanpage của nhà hàng này đã phải hứng chịu “bão” đánh giá một sao.
Những ngày gần đây, cư dân mạng tại Việt Nam xôn xao về một nhà hàng có tên Pho King Bon, nằm tại Rosemère (vùng ngoại ô Montreal, Canada) chuyên bán các món ăn Việt.
Điều đáng nói, thực đơn của quán đã “biến tấu” tên gọi các món ăn của Việt Nam như phở, bún thịt nướng… thành những kiểu “chơi chữ” mang ý nghĩa thô tục, thậm chí từ “Pho” (món “phở” trong tiếng Anh) cũng được nhà hàng này sử dụng theo ý nghĩa xúc phạm.
Fanpage của Pho King Bon hứng chịu “ bão một sao” cùng hàng loạt đánh giá tiêu cực từ cư dân mạng Việt Nam
Ban đầu, nhiều người Việt tại Canada đã liên hệ với chủ nhân của nhà hàng để bày tỏ sự phẫn nộ vì cảm thấy sự thiếu tôn trọng trong cách đặt tên của món ăn và yêu cầu nhà hàng thay đổi cách đặt tên. Tuy nhiên, chủ nhân của nhà hàng, ông Guillaume Boutin, một người Canada và không có gốc gác Việt Nam, đã từ chối thay đổi cách đặt tên món ăn và thậm chí còn “tự hào” với lối chơi chữ của mình.
Chỉ đến khi sự việc được chia sẻ lên các group Facebook tại Việt Nam, một làn sóng phẫn nộ của cư dân mạng đã nhằm vào nhà hàng này. Trang Fanpage của nhà hàng Pho King Bon đã phải hứng chịu “bão” đánh giá một sao từ cộng đồng mạng Việt Nam, cùng hàng loạt đánh giá, nhận xét tiêu cực về nhà hàng bằng cả tiếng Anh, Pháp và Việt.
Video đang HOT
Ngoài sự phẫn nộ từ cư dân mạng Việt Nam, nhiều người nước ngoài là thực khách của quán cũng thể hiện sự không hài lòng với cách đặt tên các món ăn của quán và cho rằng đó là một hành vi phân biệt chủng tộc.
Ban đầu, chủ của nhà hàng đã nhờ đến sự giúp đỡ của người thân và bạn bè để “tuyên chiến” với cộng đồng mạng khi những người này vẫn tiếp tục có những bình luận và đánh giá tích cực dành cho nhà hàng. Tuy nhiên, khi làn sóng phẫn nộ dâng cao từ phía cư dân mạng Việt Nam, chủ nhà hàng Pho King Bon đã phải đăng tải một bài viết trên trang Fanpage để gửi lời xin lỗi đến cộng đồng người Việt Nam và cam kết sẽ sửa lại tên gọi các món ăn trong thực đơn.
Khẩu trang của nhà hàng với dòng chữ “Phở King Covid”, trong đó từ “Phở” mang hàm ý thô tục
Nội dung lời xin lỗi của chủ nhân nhà hàng:
“Kính gửi quý khách hàng,
Sau khi nhà hàng Pho King Bon khai trương, tên tuổi cũng như một số loại đồ uống của chúng tôi đã gây xôn xao cộng đồng người Việt. Nhiều người trong cộng đồng người Việt cảm thấy bị nhắm đến cũng như bị xúc phạm bởi cách chơi chữ của chúng tôi. Tuy nhiên, chúng tôi không bao giờ có ý định làm tổn thương hoặc nhắm đến bất cứ ai. Bây giờ, chúng tôi nhận ra rằng một số trò chơi chữ có thể đã xúc phạm một số người, đặc biệt là những người trong cộng đồng người Việt Nam.
Pho King Bon xin lỗi đến những ai cảm thấy bị nhắm đến, bị xúc phạm bởi cách chơi chữ của chúng tôi. Một số sửa đổi nhất định sẽ được thực hiện đối với thực đơn nhờ vào những lời khuyên hữu ích từ cộng đồng người Việt.
Cuối cùng, chúng tôi thực sự hy vọng rằng tất cả những ai đưa ra bình luận sai trái hoặc thù hận từ cả hai phía, dù trên mạng xã hội hoặc một nơi nào khác, giờ đây sẽ chấm dứt. Thù hận không phải là giải pháp.
Cảm ơn.”
Dù đã đưa ra lời xin lỗi, nhiều cư dân mạng Việt Nam vẫn tiếp tục thể hiện sự phẫn nộ và cho rằng đây chỉ là hành động ép buộc của chủ nhân nhà hàng, hơn là một hành động thực tâm.
Hiện tại, nhà hàng Pho King Bon có điểm đánh giá trung bình 1,2/5 từ 882 lượt đánh giá, trong đó đa phần là các đánh giá tiêu cực từ cộng đồng mạng tại Việt Nam.
Google phát hành trí tuệ nhân tạo Duplex ở 3 thị trường mới
Trí tuệ nhân tạo từng "gây sốt" trên sân khấu Google I/O 2018 với màn hội thoại đặt chỗ ở nhà hàng và tiệm làm đẹp vừa được hãng giới thiệu ở các thị trường mới ngoài nước Mỹ.
Duplex có khả năng giao tiếp không khác gì con người
Theo Neowin, Duplex sau khi ra mắt tại Mỹ năm 2018 đã có mặt ở New Zealand vào cuối năm 2019. Tháng này, hệ thống trí tuệ nhân tạo của Google tiếp tục được mở rộng thêm tại Úc, Canada và Anh.
Trang hỗ trợ của dịch vụ này mới được cập nhật thêm các số điện thoại do Google sử dụng để gọi tới các doanh nghiệp tại nhiều quốc gia khác nhau. Danh sách này trước đây chỉ có hai quốc gia là Mỹ và New Zealand, nay đã mở rộng thành 5 (với sự bổ sung của 3 nước trên).
Duy nhiên, Duplex ở các thị trường mới vẫn còn giới hạn ở thời điểm hiện tại nên người dùng chưa thể dùng trí tuệ nhân tạo này để đặt chỗ nhà hàng giống như ở Mỹ. Bước đi của "gã khổng lồ tìm kiếm" mới dừng ở việc giúp người dùng xác nhận thời gian mở cửa của những doanh nghiệp hoạt động tại 3 thị trường trên trong bối cảnh mọi nơi đều hạn chế giao dịch vì bệnh dịch Covid-19.
Tại sự kiện cho các nhà phát triển I/O diễn ra tháng 5.2018, Google đã trình diễn khả năng của Duplex khi để trí tuệ nhân tạo này gọi điện trôi chảy trong giao tiếp như một người bình thường. Tại Mỹ, Duplex đã có mặt trên các thiết bị Pixel 3 đầu tiên, sau đó mới hỗ trợ trên iOS và các máy chạy Android khác.
Anh Quân
Học theo Bà Tân Vlog, Bà Lý Vlog đạt tương tác khủng trên TikTok: Mỗi video đều ngót nghét triệu view Lượng tương tác của Bà Lý Vlog chẳng hề thua kém người 'tiền bối' là Bà Tân Vlog thời điểm mới bắt đầu làm video. Vào thời điểm giữa năm 2019, người đàn bà nhỏ nhắn với biệt danh Bà Tân Vlog bất ngờ trở thành hiện tượng trong cộng đồng người dùng Internet Việt Nam. Dù nội dung các vlog của bà...