Nhà giàu Việt xếp hàng cả tháng chờ mua loại nấm Nhật 30 triệu đồng/kg
Nấm Tùng Nhung ( Matsutake) là một trong những loại nấm quý hiếm và đắt đỏ bậc nhất thế giới.
Hiện loại nấm này được bán với giá dao động từ 20 – 30 triệu đồng/kg vào đầu vụ. Tuy nhiên, năm nay do ảnh hưởng của Covid-19 nên người dùng Việt Nam muốn thưởng thức phải đợi ít nhất 1 tháng mới có hàng.
Nấm Tùng Nhung xuất xứ tại Nhật Bản là một trong những loại nấm quý và có giá thành đắt đỏ nhất được bán tại thị trường Việt Nam. Giới sành ăn vẫn luôn ca ngợi Matsutake là vua của các loại nấm với những đặc điểm có 1-0-2: Nấm này chỉ mọc vào mùa thu; không thể trồng nhân tạo; chỉ mọc ở những khu rừng nơi cây tùng phát triển kém. Sau khi hái, chính tại chỗ đó cây khác không mọc lên được.
Nấm Tùng Nhung xuất hiện trên thị trường Việt Nam với mức giá đắt đỏ chưa từng thấy ở một loại nấm. (Ảnh: Nhà hàng nấm)
Tại Nhật Bản, nấm Tùng Nhung được bán nhiều trong các trung tâm thương mại với giá khoảng 80.000 yên/kg (khoảng 16 triệu). Mặt hàng này được giới thiệu là quà biếu cao cấp, thực phẩm dành cho người già và người mới ốm dậy. Khi về tới Việt Nam, do trải qua nhiều loại chi phí khác nhau nên Tùng Nhung hiện được bán với giá khoảng 20 – 30 triệu/kg. Đây mà mức giá “khủng” cho một loại nấm và thường chỉ dành cho giới nhà giàu, những người sành ăn mới sẵn sàng chi trả số tiền này để mua về thưởng thức.
Nấm thường được người bán xách tay từ Nhật Bản về Việt Nam theo đường máy bay. Nếu những năm trước, người dùng muốn thưởng thức loại nấm này chỉ cần đặt trước khoảng 1 tuần là có hàng thì thời điểm hiện tại, do tình hình dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, những chuyến bay thương mại đến Nhật Bản không nhiều nên những người muốn ăn nấm này dù có tiền cũng phải đợi thời gian dài khoảng 1 tháng mới về tới tay.
Video đang HOT
Kích thước càng nhỏ, giá trị nấm càng cao. (Ảnh: Nấm quý)
Nấm Tùng Nhung khi được chế biến khô, tuy nhiên người tiêu dùng cần thận trọng khi mua nấm khô hoặc tinh chất.
Trên thị trường, loại nấm này thường bán rất chạy với những khay nhỏ khoảng 300 gram. Tùy thuộc vào kích thước cây mà mức giá có sự thay đổi khác nhau, riêng với loại nấm Tùng Nhung, kích thước càng nhỏ, nấm càng có giá trị cao. Hiện có các loại kích thước như: 3-5 cm; 5-7 cm; 7-9 cm; 9-12 cm.
Theo chị Trịnh Thị Nguyêt (Hà Đông, Hà Nội) người chuyên bán lẻ nấm Tùng Nhung cho biết: “ Nấm quý hiếm, giá thành đắt đỏ nên rất kén người mua, tôi cũng không dám nhận nhiều, ai đặt bao nhiêu thì nhờ người quen gửi về bấy nhiêu. Tuy nhiên năm nay, hàng bị chậm rất nhiều do ảnh hưởng của Covid-19, số lượng đơn hàng giảm 1 nửa so với năm ngoái”.
Chị Nguyệt cũng chia sẻ thêm, khách hàng khi mua nấm Tùng Nhung nên chọn những khay nấm thân nhỏ, thân nấm không tách rời, chân còn nguyên vẹn, không bị sâu hay bị động vật ăn. Ngoài ra, trên thị trường hiện nay nấm Tùng Nhung cũng được cấp đông hoặc sơ chế thành dạng khô và tinh chất để tiện bày bán. Tuy nhiên, những dạng nấm khô hay tinh chất thường dễ bị làm giả do đó người tiêu dùng cần có cách nhận biết để không mua phải nấm kém chất lượng.
Một chùm nho giá bằng 2 chỉ vàng, nhà giàu Việt vẫn xếp hàng chờ mua
Mỗi chùm nho nặng khoảng 800gr có 24-29 quả màu đỏ thẫm như đá ruby được đóng hộp giấy sang trọng vừa nhập về Việt Nam và bán ra thị trường với giá 11 triệu đồng.
Dù giá của chùm nho tương đương với 2 chỉ vàng nhưng số lượng nho về không đủ cung cấp ra thị trường, 7 chùm nho được nhập về được bán hết veo chỉ trong vòng 1 buổi sáng.
Loại nho đặc biệt có mức giá đắt đỏ nhất thế giới này có tên gọi "Ruby Roman", là thành quả lao động không ngừng nghỉ trong suốt hơn 14 năm trời của nông dân và chính quyền tỉnh Ishikawa, Nhật Bản từ năm 1992. Mãi đến năm 2006, giống nho này mới chính thức được công bố và giới thiệu tại Nhật. Khi chuẩn bị thu hoạch, Ruby Roman phải đạt trọng lượng từ 700g/chùm trở lên, từ 30g/trái, đường kính 3cm.
Nho Ruby Roman Nhật Bản được coi là loại nho đắt nhất thế giới.
Vào giữa tháng 7/2020, Theo Đài truyền hình Nhật Bản, 1 chùm nho Ruby Roman đã được mua với giá kỷ lục 1,3 triệu yen (tương đương với gần 280 triệu đồng), đây là 1 trong số 100 chùm nho được mang ra đấu giá. Người đã bỏ 1,3 triệu yen để sở hữu chùm nho này là ông Mitsutaka Sakamoto - đầu bếp tại Hyakurakuso (tỉnh Ishikawa).
Tại Việt Nam khoảng 2 năm trở lại đây, qua đường xách tay, nho Ruby Roman đã xuất hiện thị trường với giá vô cùng đắt đỏ để phục vụ nhu cầu thưởng thức những loại trái cây ngon nhất thế giới của nhà giàu Việt.
Mỗi chùm nho có 24 quả được đựng trong hộp giấy sang trọng và có mã vạch riêng.
Mới đây, một hệ thống trái cây cao cấp nhập về Việt Nam loại nho đắt nhất thế giới. Trong số 7 chùm nhập về, có 5 chùm ở Hà Nội và 2 chùm ở TP.HCM được bán với giá 11 triệu đồng/chùm 24-29 quả.
Chị Nguyễn Ngọc Huyền - người trực tiếp nhập 11 chùm nho này về Việt Nam cho biết đây là lần thứ 3 chị đặt mua được nho Ruby Roman từ những người đấu giá thành công tại Nhật Bản về phục vụ người tiêu dùng Việt Nam.
Theo chị Huyền, đây là loại nho không phải ai cũng mua được vì nó rất quý hiếm và được trồng, chăm sóc hết sức cẩn thận, nghiêm ngặt. Vì được trồng trên vùng sườn núi cao trên 1.200 mét so với mực nước biển nên nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và đêm lớn, tạo nên hương vị đặc biệt "độc nhất vô nhị", không loại nho nào có được.
Phần thịt bên trong có 2 lớp rõ rệt. Lòng trong quả nho như thạch rau câu và có vị vang trắng, lớp ngoài có vị cocktail
"Quả nho như viên đá Ruby màu đỏ, căng mọng lớn như trái bóng bàn. Phần thịt bên trong có 2 lớp rõ rệt. Lòng trong quả nho như thạch rau câu và có vị vang trắng, lớp ngoài có vị cocktail. Khi ăn 1 trái nho, bạn có cảm giá như đang uống 1 ly được lên men tự nhiên", chị Huyền nói.
Là người đầu tiên bán hoa quả online tại Việt Nam và triển khai xây dựng mô hình showroom trái cây cao cấp, đưa các loại trái cây cao cấp từ nước ngoài về Việt Nam, chị Huyền cho rằng, khi bản thân đưa những chùm nho đắt tiền như thế này về không phải chứng minh sự sang chảnh mà để đưa người dân Việt Nam được trải nghiệm sản phẩm nông nghiệp tuyệt vời của các nước khác.
Chỉ trong vòng 1 buổi sáng, 7 chùm nho Ruby Roman đã được bán hết với giá 11 triệu đồng/chùm, tương đương với 2 chỉ vàng.
Khi nhập khẩu các loại trái cây cao cấp về Việt Nam sau đó đặt tên lại, viết lại câu chuyện cho gần gũi và làm hình ảnh, xây dựng thị trường sôi động cho mọi người cùng bán, chị Huyền cho biết ngoài mục đích kinh tế thì chị rất muốn cho bà con nông dân thấy rằng, hàng nào cũng có phân khúc của thị trường đó.
"Nếu tập trung vào chất lượng, tiêu chuẩn trồng trọt để từ đó biết xây dựng hình ảnh cho nông sản địa phương và trái cây địa phương thì nông sản Việt Nam cũng có thể bán được với giá rất cao, thậm chí cao hơn cả trái cây nhập khẩu", chị Huyền nhấn mạnh.
Loài dê xấu như "quái vật" nhưng nhà giàu sẵn sàng bỏ "núi" tiền mua về "Dậy thì thất bại" đích thị là câu mô tả dành riêng cho giống dê này! Dê Damascus là giống dê có ngoại hình xấu xí với chiếc mũi khoằm, môi dưới trề ra, hai mắt cách xa nhau, trán nhô ra và phần miệng móm mém. Tuy nhiên, ở Ả Rập Saudi và Li-băng, dê Damascus lại được đánh giá là đẹp....