Nhà giáo là thạc sĩ, cử nhân còn bị xếp lương trung cấp, cao đẳng đến bao giờ?

Theo dõi VGT trên

Một chính sách mới mà quá nhiều bất hợp lý, bất cập phải được cẩn trọng xem xét, sửa đổi hoặc thay thế cho hợp tình, hợp lý.

Hiện nay việc xếp lương ở các cấp học, bậc học từ mầm non đến trung học cơ sở theo các Thông tư 20, 21, 22/2015/TTLT-BNV-BGDĐT vô cùng bất cập, bất hợp lý, đó chính là việc những trường hợp giáo viên đã có trình độ đại học, thạc sĩ vẫn hưởng lương trung cấp, cao đẳng nhiều năm liền gây bức xúc rất lớn cho giáo viên.

Trong số đó có rất nhiều giáo viên là tổ trưởng, phó hiệu trưởng và có cả hiệu trưởng, nhiều giáo viên có nhiều thành tích cao.

Họ đã thiệt thời nhiều năm liền, đáng lý đợt xếp lương mới theo chùm Thông tư 01, 02, 03, 04/2021/TT-BGDĐT này phải ưu tiên đối tượng trên thì họ lại tiếp tục bị bỏ rơi gây nhiều bức xúc, bất công đối với họ.

Nhà giáo là thạc sĩ, cử nhân còn bị xếp lương trung cấp, cao đẳng đến bao giờ? - Hình 1

Ảnh minh họa, nguồn: Báo Nghệ An.

Một chính sách mới mà quá nhiều bất hợp lý, bất cập phải được cẩn trọng xem xét, sửa đổi hoặc thay thế cho hợp tình, hợp lý.

Các trường hợp cử nhân, thạc sĩ hưởng hương trung cấp hiện nay

Tôi xin liệt kê các trường hợp có bằng cấp cao đẳng, đại học, thạc sĩ đang hưởng lương thấp hơn trình độ đào tạo hiện nay.

Đối với bậc trung học cơ sở thì có lực lượng giáo viên khi tuyển dụng có trình độ cao đẳng, nếu có bằng đại học hoặc thạc sĩ từ năm 2012 đến nay thì vẫn hưởng lương cao đẳng (hệ số lương 2,1 – 4,89); giáo viên có trình độ đại học, thạc sĩ nếu trúng tuyển trường trung học cơ sở từ năm 2015 đến nay thì vẫn xếp lương hạng III mới có hệ số lương tương ứng bậc cao đẳng (hệ số lương 2,1 – 4,89).

Những giáo viên này theo Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT về chuyển xếp lương mới chỉ được chuyển xếp lương hạng III mới có hệ số lương 2,34 – 4,98 tương đương lương đại học.

Đối với bậc tiểu học thì có trường hợp giáo viên có bằng trung cấp, cao đẳng khi tuyển dụng, đến năm 2012 hoàn chỉnh đại học hoặc cao hơn vẫn hưởng lương trung cấp (hệ số lương 1,86 – 4,06); lương cao đẳng (2,1 – 4,89); những giáo viên có bằng thạc sĩ, đại học,… khi trúng tuyển trường tiểu học từ năm 2015 thì được xếp lương trung cấp (hạng IV cũ) có hệ số lương 1,86-4,06 đến nay.

Khi chuyển xếp lương mới theo Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT họ sẽ được chuyển xếp hạng III mới có hệ số lương 2,34 – 4,98.

Đối với giáo viên mầm non, thì những giáo viên có trình độ thạc sĩ, cử nhân đang hưởng lương trung cấp, cao đẳng khi chuyển xếp lương mới chỉ được chuyển sang lương mới theo Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT là hạng III mới có hệ số lương 2,1 – 4,89.

Như vậy ở 3 bậc mầm non, tiểu học, trung học cơ sở có rất nhiều người có bằng thạc sĩ, đại học, cao đẳng nhưng hưởng lương trung cấp, cao đẳng nhiều năm liền, khi chuyển xếp lương mới thì họ sẽ được chuyển xếp lương có bằng đại học (ở bậc tiểu học, trung học cơ sở), cao đẳng (ở bậc mầm non) nhưng ở hạng III (hạng thấp nhất của lương mới), trong khi những giáo viên khác có bằng đại học đã hưởng lương đại học lại được chuyển sang hạng II mới (hệ số lương 4,0 – 6,38) chênh lệch rất lớn so với những giáo viên trên.

Thiệt thời thứ hai, là những người có trình độ thạc sĩ, đại học,… hưởng lương trung cấp đó, khi chuyển qua hạng thấp nhất là hạng III mới, muốn lên được hạng II mới phải đợi đến ít nhất 9 năm sau. Điều này vô cùng phi lý, bất công, nhiều giáo viên thiệt thòi đến 20 năm, nếu vậy công bằng trong giáo dục, trong xếp lương mới ở đâu?

Lực lượng rất lớn giáo viên này trong các năm từ 2015 đến nay mong chờ từng ngày để được chuyển xếp lương theo trình độ đào tạo hoặc được hưởng tương đương những người khác thì nay khi chuyển xếp lương mới lại vô cùng thiệt thòi, bất công, thua thiệt.

Video đang HOT

Giáo viên bức xúc, bất công về chính sách lương thì khó lòng mà yên tâm công tác, cống hiến.

Kiến nghị xem xét chuyển xếp lương giáo viên từ hạng IV, III đã có trình độ đại học lên hạng II mới

Như đã trình bày việc giáo viên hưởng lương trung cấp, cao đẳng, không được thăng hạng là bất công, bức xúc rất lớn đối với giáo viên.

Do đó, để giải tỏa bức xúc, bất công, thiệt thòi cho lực lượng giáo viên trên nên người viết xin được phép kiến nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu xem xét việc chuyển xếp lương mới theo phương án: Xem xét cho những giáo viên có bằng đại học trở lên các năm trước có đủ tiêu chuẩn của các hạng mới được chuyển sang hạng II mới. Cụ thể:

Đối với giáo viên mầm non có trình độ đại học đang hưởng lương hạng IV cũ (hệ số lương 1,86 – 4,06); hạng III cũ (hệ số lương 2,1- 4,89) được chuyển sang hạng II mới (hệ số lương 234 – 4,98).

Đối với giáo viên tiểu học có trình độ đại học đang ở hạng IV cũ (hệ số lương 1,86 – 4,06); hạng III cũ (hệ số lương 2,1- 4,89) được chuyển sang hạng II mới có hệ số lương 4,0 – 6,38.

Giáo viên trung học cơ sở có bằng đại học ở hạng III cũ (hệ số lương 2,1- 4,89) được chuyển sang hạng II mới có hệ số lương 4,0 – 6,38.

Thực tế thì có những giáo viên trên có người đã chịu thiệt thòi, thua thiệt trong xếp lương cũ đã 10 năm, việc chuyển đợt này không phải là ưu ái mà sắp xếp cho hợp lý, dù họ vẫn còn thiệt thòi nhưng cũng an ủi phần nào, xoa dịu phần nào những mất mát, bất công của họ trong thời gian qua. Nên rất mong Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét lại cho đối tượng này.

(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.

Để tự chủ đại học thành công: Thu nhập giảng viên phải ở mức 50 triệu/tháng

Các trường đại học phải được trao quyền để chính thức chuyển đổi toàn bộ các thị trường thu nhập ngách thành một thị trường duy nhất....

Tiếp tục chuỗi chủ đề hướng tới tự chủ đại học thành công, nhân dịp đầu năm mới 2021, Tiến sĩ Phạm Long - Giảng viên Đại học Louisiana (Mỹ) đã đặc biệt dành bài viết tâm huyết nhấn mạnh đến yếu tố giảng viên, một trong những chủ thể quan trọng tại các trường đại học.

Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam xin trân trọng đăng tải.

Tự chủ giáo dục đại học ở Việt Nam, có thể được xem như một cuộc cách mạng, cách tân, đổi mới, hay Khoán 10 trong giáo đục đại học, để giải phóng nguồn lực nội tại và huy động nguồn lực bên ngoài, phục vụ cho sự phát triển, hòa nhập của các trường đại học vào khu vực và thế giới.

Để tự chủ đại học thành công: Thu nhập giảng viên phải ở mức 50 triệu/tháng - Hình 1

Tiến sĩ Phạm Long - Giảng viên Đại học Louisiana (Mỹ). Ảnh: Tiến sĩ Phạm Long cung cấp

Một trong những chủ thể quan trọng, cấu thành trực tiếp trường đại học đó là các giảng viên - những người giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Tự chủ giáo dục đại học được kỳ vọng sẽ nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, thể hiện ở chỗ đa số giảng viên cơ hữu có bằng cấp cao nhất trong chuyên ngành, việc giảng dạy dựa trên tài liệu, kiến thức chuẩn, hiện đại, đáp ứng được đòi hỏi của thực tế, để thỏa mãn nhu cầu học tập của sinh viên, giúp sinh viên tự tin xin việc và thành công sau khi tốt nghiệp đại học.

Hơn nữa, tự chủ giáo dục đại học tạo ra động lực để giảng viên có được những công trình nghiên cứu chất lượng, ít nhất là hướng tới tiệm cận ở một mức độ nào đó của các trường đại học trên thế giới.

Nhấn mạnh vai trò quan trọng của giảng viên để khẳng định rõ hơn rằng nếu giảng viên thờ ơ với định hướng tự chủ giáo dục đại học, hay đích đến của tự chủ giáo dục đại học không làm cho cuộc sống của giảng viên tốt hơn, tự chủ giáo dục sẽ có thể "chết yểu" khi đang manh nha ở dạng ý tưởng.

Có nhiều khía cạnh liên quan khi nói về cuộc sống của giảng viên, nhưng có lẽ trực diện nhất chính là thu nhập hàng năm và lương hưu kỳ vọng. Nếu mức thu nhập không giúp giảng viên có một cuộc sống ổn định, thì có tuyên truyền về tự chủ giáo dục đại học như thế nào đi nữa, họ cũng không chủ động tham gia vào quá trình này.

Cá nhân tôi thấy rằng điều này hoàn toàn dễ hiểu, tự chủ hay không tự chủ, nếu cuộc sống của giảng viên không tốt hơn, thu nhập không bắt nhịp được với những biến chuyển của các mức giá cả trên thị trường, thì không có ý nghĩa hay giá trị nào biện minh cho việc triển khai tự chủ giáo dục đại học.

Đã có nhiều bài báo phân tích làm thế nào để nâng cao hơn nữa thu nhập hay đời sống của giảng viên, tuy nhiên vẫn chỉ là mang tính định tính, cái chúng ta cần để kiến nghị các cấp liên quan ban hành chính sách đó là một bức tranh cụ thể về cuộc sống tốt hơn của giảng viên.

Bức tranh đó là gì và đâu là những mảng quan trọng trong bức tranh? Mảng quan trọng nhất không gì khác, chính là thu nhập hàng tháng (năm) của một giảng viên. Giả sử nhìn một cách tổng thể nhất, không đi vào chi tiết, thì lương hàng tháng của một tiến sĩ theo thông tin tôi có được là ở mức trên dưới 10 triệu đồng.

Với 10 triệu đồng thì không biết có đủ trang trải các chi phí đi lại, ăn sáng, ăn trưa, và hiếu hỷ hay không? Chưa nói đến không may ốm đau bệnh tật thì sẽ thế nào? Hơn nữa, nếu giảng viên tiến sĩ này có gia đình với người bạn đời thu nhập không cao và hai con đang tuổi ăn tuổi học, thì cuộc sống của gia đình giảng viên hẳn sẽ khó khăn vất vả.

Các cụ đã đúc kết câu nói nổi tiếng "Phi thương bất phú", đúng là như vậy, muốn giàu thì phải làm kinh doanh. Tuy nhiên, những giảng viên có bằng tiến sĩ đang đảm nhận sứ mệnh đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước, phải xứng đáng hưởng một cuộc sống trung lưu vì mồ hôi, nước mắt đã rơi trong quá trình hoàn thiện bản thân.

Thông tin về giá cả trung bình trên các thị trường ở Việt Nam cho chúng ta thấy: một lít xăng, gần 20.000 đồng; một tô phở, 50.000 đồng; một mớ rau muống, 10.000 đồng; một cân thịt lợn, 150.000 đồng; một cân thịt bò, 170.000 đồng; một cân thịt gà ta, 120.000 đồng; tiền thuê nhà cho một gia đình 4 thành viên, 7.000.000 đồng; chi phí khám chữa bệnh một lần cùng thuốc bổ (bệnh không nan y), 2.000.000 đồng - 5.000.000 đồng; chi phí học tập trường công lập và các chi phí liên quan khác cho một con một tháng: 7.000.000 đồng - 10.000.000 đồng, v.v.

Với những con số trung bình này, chúng ta có thể kết luận rằng lương một giảng viên tiến sĩ 10 triệu đồng không khác gì muối bỏ bể, nếu người bạn đời của giảng viên đó ở tình trạng tương tự. Một số giảng viên khác có thể may mắn hơn khi được cho nhà hay sống chung cùng bố mẹ. Tuy nhiên, sự may mắn này chỉ giúp giảm bớt gánh nặng chi phí một phần, và nhìn chung cuộc sống trung lưu đích thực chỉ là giấc mơ với họ.

Mặc dù thang bảng lương đều hiển thị con số vô cùng nhỏ bé đối với giảng viên nói chung và giảng viên có bằng tiến sĩ nói riêng, ai cũng biết rằng các con số trong thang bảng lương này khó mà có thể đảm bảo cuộc sống cá nhân và gia đình cho giảng viên. Tuy nhiên, đã từ lâu lắm rồi, và hiện tại cũng vậy, tất cả chúng ta, cũng như các giảng viên vẫn đi qua năm tháng. Điều đó nói lên một sự thật rằng luôn có các thị trường ngách giúp chúng ta, hay các giảng viên tồn tại qua thời gian. Thị trường ngách trong một trường đại học được biểu hiện như thế nào?

Rất đơn giản, đó là việc các giảng viên phải lao vào giảng thêm các lớp ngoài định mức được phân công, phải tham gia cạnh tranh để có được các đề tài nghiên cứu khoa học các cấp, và tham gia hướng dẫn luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ.

Tất cả những hoạt động này đều mang lại thu nhập, thậm chí cao hơn nhiều so với mức lương chính thức của một giảng viên tiến sĩ. Đặc biệt nếu giảng viên tiến sĩ tham gia ngồi hội đồng chấm bảo vệ luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, thì thu nhập có thể cao hơn đáng kể.

Lưu ý, không phải giảng viên có bằng tiến sĩ nào cũng có nhiều cơ hội tham gia các hội đồng, tùy thuộc vào năng lực cũng như các mối quan hệ mà mức độ tham gia của từng giảng viên là khác nhau.

Các trường đại học có tính đa dạng, có trường đào tạo thạc sĩ/tiến sĩ, có trường không; có trường chỉ là cao đẳng hay trung cấp; hay ngay trong các trường đại học có đào tạo thạc sĩ/tiến sĩ, có giảng viên với nhiều cơ hội làm đề tài hay ngồi hội đồng, có giảng viên ít cơ hội hơn, thậm chí có giảng viên hầu như không có cơ hội, nhưng họ vẫn phải tồn tại, mặc cho mức lương chính thức của họ thấp.

Họ tồn tại bằng cách nào? Theo hiểu biết của tôi, có nhiều cách, trong đó làm thêm liên quan đến lĩnh vực giáo dục, làm thêm không liên quan đến lĩnh vực giáo dục, thậm chí có thể có chút tiêu cực trong các mối quan hệ giữa giảng viên và sinh viên. Chúng ta hay xã hội đều hết sức đồng cảm, tất cả là vì cuộc sống mưu sinh, và hầu hết mọi người cũng thế thôi, giảng viên không là ngoại lệ, không tham gia thị trường ngách, thì sống sao đây, đó chính là nỗi khổ tâm của chính các giảng viên.

Hướng tới tự chủ giáo dục đại học thì các trường đại học phải "được" làm gì? Muốn thành công, các trường đại học phải được làm nhiều thứ, trong đó phải được trao quyền thực sự để góp phần phát triển đội ngũ giảng viên trở thành giai tầng trung lưu trong xã hội.

Hơn nữa, các trường đại học phải được trao quyền để chính thức chuyển đổi toàn bộ các thị trường ngách thành một thị trường duy nhất, ở đó thượng tôn pháp luật là bắt buộc, nỗ lực phấn đấu của giảng viên luôn được ghi nhận, thành quả trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học được tôn vinh, mức lương và lợi ích chính đáng được tôn trọng và phản ánh chỉ trong một thị trường - thị trường chính thức.

Câu hỏi đặt ra là mức lương trung bình bao nhiêu đối với một giảng viên là con số thể hiện sự hội tụ về một mối từ toàn bộ các thị trường ngách? Khó có thể có một con số chính xác, vì mỗi ngành, lĩnh vực, người giảng viên có mức thu nhập khác nhau, phụ thuộc vào tín hiệu thị trường và nhu cầu của xã hội đối với vị trí của người giảng viên trong quá trình đào tạo ra nguồn nhân lực theo từng ngành nghề cho đất nước.

Tuy nhiên, về mặt tổng quan, nếu tính tới toàn bộ các thị trường ngách và kỳ vọng hướng tới là thành viên của giai tầng trung lưu, lương trung bình một tháng (năm) của một giảng viên phải đảm bảo rằng họ có thể sống thoải mái theo nghĩa chi tiêu "hợp lý" với một gia đình gồm vợ chồng và 2 con đang tuổi ăn học tại trường công. Hơn nữa mức lương đó phải giúp được người giảng viên mua được nhà riêng trong phân khúc nhà ở cho giai tầng trung lưu. Vì trở thành thành viên của giai tầng trung lưu mà gia đình không sở hữu được ngôi nhà trong phân khúc này thì vẫn chỉ là hư danh.

Thị trường bất động sản và thị trường nhà ở đang phát triển đa dạng. Một ngôi nhà (hay căn hộ) trong phân khúc của giai tầng trung lưu có giá khoảng bao nhiêu là hợp lý? Đương nhiên câu trả lời thông mình nhất là tùy, nhưng cá nhân tôi luôn hướng tới một đáp án cụ thể và cho rằng khoảng trên dưới 5 tỷ đồng. Vậy cần một mức lương trung bình để phản ánh rằng với mức lương này, một giảng viên tiến sĩ có thể "lo toan" được cho gia đình và sở hữu được một ngôi nhà trị giá trên dưới 5 tỷ đồng, với tư cách là một thành viên của giai tầng trung lưu.

Tôi cho rằng mức lương trung bình cho một giảng viên vào khoảng 50 triệu đồng một tháng là có cơ hội biến các ước mơ của người giảng viên thành hiện thực. Tất nhiên, mỗi lĩnh vực giảng dạy, và ngành nghề khác nhau, con số trung bình là khác nhau, cao hay thấp hơn 50 triệu đồng.

Chúng ta có thể có bằng chứng rằng, xét về bản chất, ở không ít các trường đại học, tổng thu nhập một tháng của không ít giảng viên tiến sĩ từ cả thị trường lương chính thức và toàn bộ các thị trường ngách có thể hơn 50 triệu đồng một tháng, nhưng bên cạnh đó cũng còn nhiều giảng viên không có cơ hội tiếp cận các thị trường ngách thì tổng thu nhập của họ một tháng còn thấp hơn con số 50 triệu đồng rất nhiều, và cần phải có giải pháp riêng cho nhóm này.

Hướng tới tự chủ giáo dục đại học có thể phải thực hiện một số theo trình tự hay đồng thời các giải pháp, ví dụ đưa việc xét phong giáo sư/phó giáo sư về các trường đại học, dỡ bỏ thang bảng lương tuyến tính, đi theo tiếng gọi của thị trường trong nhiều lĩnh vực, kể cả các chuyên ngành đào tạo, tuyển dụng giảng viên giỏi theo cơ cấu tối ưu bao gồm bao nhiêu có bằng tiến sĩ và bao nhiêu có bằng thạc sĩ, cơ cấu lại các phòng ban và các khoa/viện đào tạo chuyên môn trong trường, huy động các nguồn lực tài trợ từ bên ngoài, xây dựng các mức học phí phù hợp.

Tuy nhiên, nếu chỉ thực hiện các giải pháp đó là chưa đủ, mà còn cần những cải cách mang tính cách mạng và những chiến lược ở tầm vĩ mô, của nhiều ngành liên quan đến giáo dục đại học.

Chúng ta cần có một hệ thống ngân hàng, tài chính, đầu tư và bảo hiểm đa dạng hơn nữa. Nói về thị trường đầu tư và bảo hiểm ở Việt Nam, chúng ta chưa có nhiều sản phẩm liên quan đến giáo dục đại học, mà cụ thể là các sản phẩm liên quan đến hưu trí của các giảng viên.

Các giảng viên khi về hưu thường hẫng hụt vì lương hưu hiện tại thấp hơn nhiều so với trước khi về hưu. Khi triển khai tự chủ giáo dục đại học, đòi hỏi sự phối hợp đồng bộ giữa trường đại học và các công ty hoạt động trong lĩnh vực đầu tư, đặc biệt là các quỹ đầu tư chuyên cung cấp các sản phẩm "tài chính" chuyên biệt trong lĩnh vực giáo dục, để thiết lập các danh mục đầu tư trên cơ sở đóng góp hàng tháng (năm) của Trường và các giảng viên, sao cho vào thời điểm nghỉ hưu, mức lương hưu của các giảng viên được thanh toán từ các quỹ đầu tư này tương đương với mức lương trước khi nghỉ hưu, đảm bảo duy trì cuộc sống cho giảng viên.

Cải cách hệ thống tài chính ở Việt Nam cần hướng tới xây dựng và ban hành các luật giúp những người lao động nói chung và đội ngũ giảng viên nói riêng có khả năng tiếp cận, mua và sở hữu nhà ở, theo từng phân khúc, phụ thuộc vào thu nhập của từng người lao động.

Muốn thế, các luật được xây dựng và ban hành phải điều tiết hệ thống ngân hàng thương mại cung cấp các sản phẩm tín dụng mua nhà với mức lãi suất thấp hơn so với lãi suất của các khoản vay khác. Đã là luật thì đòi hỏi tất cả các ngân hàng thương mại phải tuân thủ, và chỉ có cách thông qua luật này, ước mơ của những người có công ăn việc làm ổn định, bao gồm cả các giảng viên về việc sở hữu một căn nhà sẽ thành hiện thực.

Cụ thể hóa hơn nữa, nếu mức lương trung bình của một giảng viên là 50 triệu đồng một tháng và lãi suất cho vay mua nhà là 5% - 7%/năm, các giảng viên hoàn toàn có thể mua nhà trả góp trong vòng 15 hay 20 năm. Vào thời điểm họ nghỉ hưu, ngôi nhà đã thuộc sở hữu của họ và cộng với lương hưu từ các quỹ đầu tư do trường đại học và giảng viên đóng góp trong suốt quá trình công tác, cuộc sống của giảng viên sẽ được đảm bảo tương đối.

Trở lại câu chuyện về tuyển dụng giảng viên, trong các bài phân tích trước, tôi cho rằng khi tuyển dụng một giảng viên có bằng tiến sĩ về trường đại học, nếu thực sự trường đại học là "tự chủ" theo đúng nghĩa của thuật ngữ, lương của giảng viên này có thể cao hơn các phó giáo sư và giáo sư trong trường, vì lương là theo tín hiệu của thị trường, phụ thuộc vào cung cầu, và chuyên môn ngành nghề của giảng viên tại thời điểm đó. Các phó giáo sư hay giáo sư cũng hoàn toàn có thể thăm dò thị trường lao động, và nếu có cơ hội, có thể xin sang trường khác với mức lương cao hơn.

Tuy nhiên, khi các phó giáo sư hay giáo sư đã công tác ở một trường đại học trong một khoảng thời gian nhất định, họ cũng đã quen với trường, môi trường sống, và bản thân họ cùng với trường đã đóng góp một khoản đáng kể vào các quỹ đầu tư cho việc hưởng lương hưu sau này, quan trọng hơn nếu đã công tác ở trường được trên dưới 10 năm, họ cũng đã chuẩn bị hoàn thành nghĩa vụ vay trả góp và sở hữu toàn bộ ngôi nhà đã mua, do đó, thông thường họ cũng không muốn chuyển công tác sang trường khác. Còn những giảng viên mới đến trường, trước mắt họ còn nhiều khó khăn thử thách, trong cả công việc cũng như cuộc sống với nhiều áp lực về tài chính vì các mức giá cả có xu hướng gia tăng, lương của họ có cao hơn so với các phó giáo sư hay giáo sư đương nhiệm cũng là lẽ thông thường, vì lương là theo tín hiệu thị trường.

Nói tóm lại trên bước đường hướng tới tự chủ giáo dục đại học ở Việt Nam, chúng ta còn nhiều việc phải làm, ở cả cấp độ vĩ mô, vi mô, cơ quan chủ quản, và bản thân trường đại học. Có nhiều tiêu chí được xem xét và đánh giá, và một trong những tiêu chí quan trọng nhất đó là phải phát triển đội ngũ giảng viên đại học chính thức trở thành giai tầng trung lưu trong xã hội.

Giai tầng trung lưu trong xã hội luôn vận động theo thời gian với tiêu chí đo lường cũng có thể thay đổi theo thời gian, tuy nhiên, những biểu hiện quan trọng trong ngắn hạn, ví dụ mức thu nhập một tháng vào khoảng trên dưới 50 triệu đồng, mức lãi suất vay mua nhà trả góp (nếu có luật) 5% - 7% một năm, mức đóng góp của trường đại học và bản thân người giảng viên vào các quỹ đầu tư chuyên biệt, để đảm bảo mức lương hưu không khác biệt so với mức lương trước khi nghỉ hưu.

Với tư cách là giai tầng trung lưu trong xã hội, các giảng viên sẽ hoàn toàn yên tâm công tác, vì họ không chỉ lo toan được cuộc sống cho bản thân họ, mà còn các thành viên trong gia đình, do đó, chúng ta hoàn toàn kỳ vọng chất lượng giảng dạy và nghiên cứu của giảng viên được nâng cao.

Hướng tới tự chủ giáo dục đại học là một quá trình vô cùng gian nan, đòi hỏi sự đồng bộ về tư tưởng, tư duy chiến lược, phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan tổ chức (cả vĩ mô và vi mô), sự bắt sóng cộng hưởng của các thị trường tài chính, ngân hàng, và bảo hiểm. Hơn nữa, minh bạch hóa các hoạt động của trường đại học là rất quan trọng, để đảm bảo rằng chỉ có một thị trường lương chính thức và không có bất cứ thị trường ngách nào tồn tại biệt lập, hay nói cách khác các thị trường ngách trong trường đại học phải được minh bạch hóa vào thị trường lương chính thức. Dù khó khăn đến mấy, chúng ta luôn tin tưởng nếu thực sự triển khai tự chủ giáo dục đại học, các trường đại học sẽ hội nhập tốt hơn vào nền giáo dục đại học của khu vực và thế giới.

* Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Tai nạn trên cao tốc Long Thành - Dầu Giây, ùn tắc dài đến tận TPHCMTai nạn trên cao tốc Long Thành - Dầu Giây, ùn tắc dài đến tận TPHCM
09:15:42 22/01/2025
Tai nạn liên hoàn ở Mộc Châu, xe khách biến dạngTai nạn liên hoàn ở Mộc Châu, xe khách biến dạng
12:16:17 21/01/2025
Tai nạn trên cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, tài xế mắc kẹt trong cabinTai nạn trên cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, tài xế mắc kẹt trong cabin
13:44:51 20/01/2025
Cháy lớn căn nhà 5 tầng bán máy hàn ở TPHCMCháy lớn căn nhà 5 tầng bán máy hàn ở TPHCM
11:00:57 20/01/2025
Xe container lao vào trạm thu phí: Tài xế có phải đền bù?Xe container lao vào trạm thu phí: Tài xế có phải đền bù?
14:24:57 20/01/2025
Đình chỉ 3 nhân viên đường sắt chậm kéo gác chắnĐình chỉ 3 nhân viên đường sắt chậm kéo gác chắn
11:16:55 20/01/2025
Bé trai 3 tuổi mất tích ở Tiền Giang đã tử vong do đuối nướcBé trai 3 tuổi mất tích ở Tiền Giang đã tử vong do đuối nước
11:10:41 21/01/2025
Tiền Giang: Xe tải bốc cháy đang lưu thông trên đường cao tốcTiền Giang: Xe tải bốc cháy đang lưu thông trên đường cao tốc
11:06:24 21/01/2025

Tin đang nóng

Mỹ nhân Trung Quốc vượt mặt cả Lưu Diệc Phi lẫn Triệu Lệ Dĩnh quá sốc: "Ngoan xinh yêu" nhất Cbiz không ai ghét nổiMỹ nhân Trung Quốc vượt mặt cả Lưu Diệc Phi lẫn Triệu Lệ Dĩnh quá sốc: "Ngoan xinh yêu" nhất Cbiz không ai ghét nổi
05:59:45 22/01/2025
Chúc Anh Đài đẹp nhất màn ảnh bị chê trông như bà lão 70 tuổiChúc Anh Đài đẹp nhất màn ảnh bị chê trông như bà lão 70 tuổi
05:58:51 22/01/2025
Tỉ phú Musk gây tranh cãi với cử chỉ 'chào Hitler' trong lễ nhậm chức của Tổng thống TrumpTỉ phú Musk gây tranh cãi với cử chỉ 'chào Hitler' trong lễ nhậm chức của Tổng thống Trump
08:16:19 22/01/2025
'Cậu ấm' nhà Trump đã lớn nhưng có người yêu chưa?'Cậu ấm' nhà Trump đã lớn nhưng có người yêu chưa?
07:32:30 22/01/2025
Giáp Tết, giúp việc đưa một loạt 'yêu sách', tôi xử lý chỉ bằng 2 câu nóiGiáp Tết, giúp việc đưa một loạt 'yêu sách', tôi xử lý chỉ bằng 2 câu nói
08:37:56 22/01/2025
Đi ăn lẩu, khách Tây lấy 1 món đồ bỏ túi mang về khiến dân mạng phải thốt lên: "Anh biết quá nhiều rồi đấy"!Đi ăn lẩu, khách Tây lấy 1 món đồ bỏ túi mang về khiến dân mạng phải thốt lên: "Anh biết quá nhiều rồi đấy"!
08:27:54 22/01/2025
Cách cắm cành tuyết mai nở đều, đẹp và giữ được lâuCách cắm cành tuyết mai nở đều, đẹp và giữ được lâu
06:43:02 22/01/2025
Chồng đưa vợ 20 triệu thưởng Tết nhưng tin nhắn trong điện thoại lại tố cáo sự thật nghiệt ngã khácChồng đưa vợ 20 triệu thưởng Tết nhưng tin nhắn trong điện thoại lại tố cáo sự thật nghiệt ngã khác
08:32:48 22/01/2025

Tin mới nhất

Xác minh clip tài xế xe khách bị chặn đánh trên quốc lộ 18

Xác minh clip tài xế xe khách bị chặn đánh trên quốc lộ 18

07:07:07 20/01/2025
Ngày 19/1, trên mạng xã hội xuất hiện đoạn clip với nội dung một tài xế xe khách bị hành hung trên cabin tại quốc lộ 18 (đoạn qua phường Quang Hanh, TP Cẩm Phả, Quảng Ninh).
Điều tra vụ người đàn ông tử vong dưới mương nước

Điều tra vụ người đàn ông tử vong dưới mương nước

19:53:19 19/01/2025
Sáng 19/1, Cơ quan CSĐT Công an huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận cho biết, đang điều tra vụ một người đàn ông tử vong dưới mương nước.
Tai nạn liên hoàn trên quốc lộ 1 qua Khánh Hòa, 13 người thương vong

Tai nạn liên hoàn trên quốc lộ 1 qua Khánh Hòa, 13 người thương vong

13:32:41 19/01/2025
Ô tô va chạm với xe khách và xe container khi chạy trên quốc lộ 1 qua tỉnh Khánh Hòa, gây tai nạn liên hoàn khiến 1 nạn nhân tử vong, 12 người bị thương.
Phát hiện nam bảo vệ tử vong tại trường học ở Nghệ An

Phát hiện nam bảo vệ tử vong tại trường học ở Nghệ An

13:30:39 19/01/2025
Ngày 19/1, lãnh đạo thị trấn Hưng Nguyên (huyện Hưng Nguyên, Nghệ An) cho biết, cơ quan chức năng đang làm rõ nguyên nhân một nam bảo vệ tử vong trong phòng gác của trường học trên địa bàn.
Cháy nhà 3 tầng ở Hà Nội, 1 người mắc kẹt

Cháy nhà 3 tầng ở Hà Nội, 1 người mắc kẹt

13:25:37 19/01/2025
Ngôi nhà 3 tầng có địa chỉ ở số 79, ngõ 95 Bạch Đằng (phường Chương Dương, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) bất ngờ bốc cháy dữ dội.
Hà Nội: Điều tra nguyên nhân vụ cháy làm 2 người tử vong ở Phú Xuyên

Hà Nội: Điều tra nguyên nhân vụ cháy làm 2 người tử vong ở Phú Xuyên

08:27:05 19/01/2025
Tối 18/1, Công an TP Hà Nội thông tin, Công an huyện Phú Xuyên đang phối hợp các đơn vị chức năng khẩn trương điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ cháy khiến 2 người tử vong ở khu phố Cầu Giẽ (xã Đại Xuyên).
Xe tang tông nhiều phương tiện dừng chờ đèn đỏ ở Nghệ An, 1 người tử vong

Xe tang tông nhiều phương tiện dừng chờ đèn đỏ ở Nghệ An, 1 người tử vong

08:25:20 19/01/2025
Trong lúc đang dừng chờ đèn đỏ ở thị trấn Đô Lương (Nghệ An), nhiều phương tiện giao thông bị xe tang tông từ phía sau. Vụ tai nạn khiến 1 người tử vong, 2 người bị thương.
Một phụ nữ tử vong sau khi rơi từ tầng cao chung cư ở TP Vinh

Một phụ nữ tử vong sau khi rơi từ tầng cao chung cư ở TP Vinh

08:23:23 19/01/2025
Ngày 18/1, lãnh đạo UBND phường Quán Bàu (TP Vinh, Nghệ An) cho biết, một phụ nữ đã tử vong thương tâm sau khi không may rơi từ tầng cao của một chung cư xuống sân.
Thi thể bé trai 7 tuổi mất tích được phát hiện dưới ao nước gần nhà

Thi thể bé trai 7 tuổi mất tích được phát hiện dưới ao nước gần nhà

16:56:15 18/01/2025
Trước đó, vào khoảng 18h30 chiều 16/1, gia đình Elvin trình báo với cảnh sát về việc con trai mất tích. Theo đó, cậu bé đạp xe rời khỏi nhà vào khoảng 14h30 chiều cùng ngày. Một nhóm cảnh sát đã tìm kiếm Elvin cho đến tận đêm khuya.
Phát hiện người đàn ông tử vong ở dốc cầu Phú Hữu, TP Thủ Đức

Phát hiện người đàn ông tử vong ở dốc cầu Phú Hữu, TP Thủ Đức

16:53:51 18/01/2025
Theo đó, khoảng 10 giờ cùng ngày, người dân lưu thông trên đường D2 trong khu Công Nghệ cao (TP Thủ Đức), theo hướng từ quận 7 thì nhìn thấy một người đàn ông nằm tử vong trong làn ô tô ở dốc cầu.
Xe tang lao vào đám đông chờ đèn đỏ, 1 người tử vong, 2 người bị thương

Xe tang lao vào đám đông chờ đèn đỏ, 1 người tử vong, 2 người bị thương

16:50:31 18/01/2025
Ngay sau khi nhận được tin báo, lực lượng chức năng đã nhanh chóng có mặt để phân luồng, điều tiết giao thông, điều tra nguyên nhân vụ tai nạn.
Tới dự đám cưới, ô tô do người đàn ông điều khiển bất ngờ lao xuống hồ Cô Tiên

Tới dự đám cưới, ô tô do người đàn ông điều khiển bất ngờ lao xuống hồ Cô Tiên

16:47:25 18/01/2025
Trong lúc đỗ ô tô để vào ăn cưới, xe bất ngờ tăng ga rồi lao thẳng xuống hồ Cô Tiên ở phường Hồng Hải (TP Hạ Long, Quảng Ninh), sau đó lật ngửa bụng.

Có thể bạn quan tâm

Messi thiếu chuyên nghiệp và phép lịch sự với màn ăn mừng kỳ quặc

Messi thiếu chuyên nghiệp và phép lịch sự với màn ăn mừng kỳ quặc

Sao thể thao

10:22:42 22/01/2025
Một cầu thủ đã cáo buộc siêu sao Lionel Messi thiếu chuyên nghiệp và phép lịch sự với màn ăn mừng kỳ quặc trong trận đấu của Inter Miami.
Gia đình 3 đời làm nghề "đổi rác thành tiền" giữa trung tâm Hà Nội, kiếm 50-100 triệu mỗi tháng

Gia đình 3 đời làm nghề "đổi rác thành tiền" giữa trung tâm Hà Nội, kiếm 50-100 triệu mỗi tháng

Netizen

09:53:52 22/01/2025
Nhắc đến nghề đồng nát, bất kỳ ai cũng văng vẳng đâu đây những âm thanh quen thuộc như trên. Tiếng rao vang vọng từ nông thôn đến thành thị, và giữa lòng Hà Nội đôi khi cũng vang lên âm thanh mộc mạc ấy.
Tam Quốc Chí ra mắt phiên bản Lâu Lan Chiến: Bí ẩn vùng cát vàng và cuộc chiến của những nhà cầm quân tài ba

Tam Quốc Chí ra mắt phiên bản Lâu Lan Chiến: Bí ẩn vùng cát vàng và cuộc chiến của những nhà cầm quân tài ba

Mọt game

09:36:45 22/01/2025
Vào ngày 22/01 tới đây, Tam Quốc Chí Online sẽ chính thức ra mắt phiên bản 20 Lâu Lan Chiến, mở ra một thế giới mới đầy hấp dẫn với vô vàn tính năng đặc sắc
Bố bàn chuyện thừa kế, tôi từ chối nhận tài sản, chỉ van xin bố đừng làm trái lời thề với mẹ trước lúc bà mất

Bố bàn chuyện thừa kế, tôi từ chối nhận tài sản, chỉ van xin bố đừng làm trái lời thề với mẹ trước lúc bà mất

Góc tâm tình

09:27:42 22/01/2025
Cúng tất niên xong, bố gọi anh em tôi lại và bàn chuyện chia thừa kế vào năm sau. Mẹ tôi mất vào 5 năm trước. Đó là thời gian khủng hoảng, tăm tối nhất trong cuộc đời tôi.
Mùa đông NÊN diện trang phục tông màu đất: Thời thượng, sang trọng mà không nhàm chán

Mùa đông NÊN diện trang phục tông màu đất: Thời thượng, sang trọng mà không nhàm chán

Thời trang

09:12:36 22/01/2025
Khi phần lớn mọi người chọn gam màu đen, trắng, xám đầy an toàn, thì tông màu đất, với sự ấm áp và chiều sâu đặc trưng, đã âm thầm trở thành xu hướng nổi bật.
Bắt gã trai chuyên đánh thuốc mê những phụ nữ khát tình để cướp

Bắt gã trai chuyên đánh thuốc mê những phụ nữ khát tình để cướp

Pháp luật

09:00:06 22/01/2025
Huỳnh Văn Tài săn những người phụ nữ khát tình để đưa vào khách sạn vui vẻ . Tuy nhiên sau đó, Tài đặt điện thoại quay lén cảnh ái ân và đặc biệt là đánh thuốc mê để cướp.
Mỹ phê chuẩn ngoại trưởng mới ngay sau khi ông Trump nhậm chức

Mỹ phê chuẩn ngoại trưởng mới ngay sau khi ông Trump nhậm chức

Thế giới

08:41:59 22/01/2025
Thượng viện Mỹ phê chuẩn Ngoại trưởng Marco Rubio, người có quan điểm cứng rắn với Trung Quốc và các nước châu Mỹ La tinh.
5 địa điểm du lịch hấp dẫn ở miền Nam 'bùng nổ' lễ hội chào đón tết Ất Tỵ 2025

5 địa điểm du lịch hấp dẫn ở miền Nam 'bùng nổ' lễ hội chào đón tết Ất Tỵ 2025

Du lịch

08:27:38 22/01/2025
Với nhiều sự kiện đặc sắc chào đón năm mới, Bà Rịa - Vũng Tàu, TPHCM, Phú Quốc, Tây Ninh, Cần Thơ trở thành lựa chọn hàng đầu cho những du khách.
Nữ ca sĩ nổi tiếng tuổi Tỵ sắp cưới doanh nhân kém 3 tuổi là ai?

Nữ ca sĩ nổi tiếng tuổi Tỵ sắp cưới doanh nhân kém 3 tuổi là ai?

Sao châu á

08:05:26 22/01/2025
Sở hữu âm sắc trong trẻo cùng kỹ thuật thanh nhạc tốt, Beyoncé xứ Hàn Ailee vẫn duy trì sức hút sau hơn một thập kỷ gắn bó với làng nhạc Hàn Quốc.
Cuối năm rồi, bạn hãy khẩn trương bỏ ngay 6 món đồ này để xua đi những điều kém may mắn trong nhà

Cuối năm rồi, bạn hãy khẩn trương bỏ ngay 6 món đồ này để xua đi những điều kém may mắn trong nhà

Sáng tạo

08:00:43 22/01/2025
Năm này qua năm khác, gia đình thực sự tích lũy quá nhiều thứ không cần thiết, thậm chí có những thứ họ biết sẽ không bao giờ dùng đến nữa nhưng vẫn không vứt đi đúng lúc.
Sao Việt 22/1: Trung Quân mua nhà mới, Ngô Thanh Vân rạng rỡ bên chồng trẻ

Sao Việt 22/1: Trung Quân mua nhà mới, Ngô Thanh Vân rạng rỡ bên chồng trẻ

Sao việt

08:00:08 22/01/2025
Trung Quân khoe món quà tự thưởng cho bản thân sau một năm làm việc chăm chỉ, Ngô Thanh Vân cùng ông xã chụp bộ ảnh mới đón Tết.