Nhà giáo chủ động thay đổi để hạnh phúc với nghề
Sinh viên ngành sư phạm hay các giáo viên trực tiếp đứng lớp đều nhận thức rằng, muốn xây dựng thành công trường học hạnh phúc, thầy cô cần chủ động thay đổi để lan tỏa năng lượng tích cực cho học trò.
Tự trau dồi để lan tỏa điều tích cực
Quan điểm của thầy cô về mục tiêu xây dựng trường học hạnh phúc sẽ có tác động mạnh mẽ và thúc đẩy quá trình tích luỹ kiến thức, kỹ năng, giúp nhà giáo mạnh dạn và tự tin tạo dựng những giá trị mới. Tuy nhiên, đây cũng chính là rào cản cần các nhà giáo quyết tâm vượt qua.
Theo sinh viên Huỳnh Hồng Phúc, ngành Sư phạm Toán, Trường ĐH Kiên Giang:Khó khăn lớn nhất để xây dựng trường học hạnh phúc là thay đổi suy nghĩ, cách giảng dạy. Một trong những khó khăn lớn nhất của việc xây dựng Lớp học hạnh phúc, Trường học hạnh phúc chính là chưa hiểu rõ bản chất và giá trị của trường học hạnh phúc mang lại.
Huỳnh Hồng Phúc cho rằng: Yếu tố quyết định để có được một trường học hạnh phúc là phải rèn luyện để mỗi người trong trường luôn có cách nghĩ tích cực; trong đó hiệu trưởng là người khởi nguồn và dẫn dắt, từ đó lan tỏa cho giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh. Các nhà quản lý cần quan tâm hơn đến các thầy cô, hỗ trợ về mọi mặt và khi làm tốt việc đó rồi thì mới mong có được một trường học hạnh phúc bền vững…
Xây dựng trường học hạnh phúc là hành trình không đơn giản, đòi hỏi sự phối kết hợp của các cấp quản lý, giáo viên, học sinh và cả các bậc phụ huynh cũng như các lực lượng xã hội. Chỉ có quyết tâm và sự chủ động của những người dẫn đường mới đưa các mục tiêu đến đích.
Cô Lê Thị Nếp, giáo viên Trường Tiểu học và THCS Bắc Sơn, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình chia sẻ:Trong những lúc khó khăn tôi thường nhắc nhở mình:
Hãy là người kiên cường: Dạy học là một công việc rất áp lực bởi vì học sinh là những người chưa trưởng thành. Khi đối diện với chúng sẽ không tránh khỏi bực bội và chán nản. Những áp lực tấn công, lấy mất năng lượng của tôi một cách từ từ. Phải luôn có sự lựa chọn: Suy sụp bởi áp lực; trở thành người kiên cường. Để kiên định phải học cách thở sâu.
Hãy là người tích cực: Đồng hành cùng học sinh đồng nghiệp và phụ huynh nên mình phải là người tích cực, không ai thích người tiêu cực. Điều quan trọng nhất là, nếu muốn người khác hạnh phúc thì trước tiên bạn phải hạnh phúc trước. Khi bạn có cảm xúc tiêu cực, bạn không thể khiến học sinh hạnh phúc. Lúc đó cần tìm phần kí ức tốt đẹp mỗi khi gặp tình huống có vấn đề.
Hãy là người biết ơn : Để có những suy nghĩ tích cực hãy tìm thấy điều gì đó để mình biết ơn. Khi ta biết ơn năng lượng tích cực sẽ dồi dào trong ta.
Video đang HOT
Hãy là người cho đi: Cho đi để trưởng thành. Là người cho đi mình sẽ nghĩ dài và nghĩ xa hơn.
Cô và trò Trường Tiểu học Phú Hộ, thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ.
Chủ động thay đổi
“Trong những ngày trải nghiệm giá trị sống và kĩ năng sống tích cực, tôi và các đồng nghiệp đã khóc. Tôi đã hiểu rằng bạo hành sẽ sinh ra bạo hành. Mỗi một lời nói và hành động nó hằn vết lên cuộc đời của mỗi đứa trẻ. Vì vậy mình phải có trách nhiệm trước những lời nói việc làm của mình.
Tôi đã thay đổi. Những ức chế và bực dọc diễn ra trong quá trình dạy học là không thể tránh khỏi. Nhưng để kiểm soát được trạng thái tâm lí nóng giận đó lại một việc làm mà mỗi người chúng ta đều phải học. Khi mình kiểm soát được cảm xúc tiêu cực mình sẽ thấy tâm hồn bình thản, nhẹ nhàng hơn rất nhiều” – Cô Lê Thị Nếp.
Chủ động đổi mới là cách nhiều giáo viên lựa chọn trên con đường xây dựng ngôi trường hạnh phúc. Từng sử dụng các biện pháp kỉ luật học sinh hà khắc, song cô Lê Thị Nếp đã lắng nghe là thay đổi để mang lại niềm vui cho học trò.
Cô Lê Thị Nếp chia sẻ: Việc sử dụng kỉ luật bằng phương pháp hà khắc là tình thế cấp bách khi người giáo viên thấy bế tắc và muốn có tác dụng nhanh trong quá trình giáo dục và dạy học. Khi sử dụng kỉ luật bản thân tôi cũng không thoải mái gì. Học sinh rất sợ khi đến trường. Các em ngày càng thu mình lại, xây một bức tường lớn giữa tôi và các em. Những tai nạn nghề nghiệp vẫn diễn ra. Tôi đã phải sống trong day dứt khi phải kỉ luật hà khắc một học sinh nào đó.
Chia sẻ xung quanh vấn đề giáo viên chủ động thay đổi để rút ngắn hành trình xây dựng trường học hạnh phúc, sinh viên Huỳnh Hồng Phúc cho biết:Đối với những sinh viên sư phạm như chúng em, những đổi mới liên quan đến ngành giáo dục đều được chúng em chú trọng theo dõi và cập nhật. Chúng em luôn trau dồi thêm các phương pháp dạy học, tìm hiểu kỹ các yêu cầu đổi mới của Bộ GD&ĐT, từ đó tự phân tích, tự nghiên cứu và áp dụng để bản thân có những kiến thức, phương pháp dạy phù hợp nhất khi ra trường.
Sinh viên Huỳnh Hồng Phúc nhận thức rằng: Để hạnh phúc với nghề, sinh viên sư phạm – những nhà giáo tương lai phải thay đổi chính mình. Điều đó được nhà trường, thầy cô, bạn bè hỗ trợ tích cực. Để sau khi tốt nghiệp, đứng lớp, mỗi giáo viên trẻ đóng vai trò là người truyền cảm hứng, là người bạn, là người đi trước, là người dẫn đường, là điểm tựa và niềm tin cho học sinh.
“Bên cạnh nỗ lực tự thân của mỗi giáo viên, để có được môi trường làm việc hạnh phúc, tôi mong muốn ở các vị lãnh đạo sự mềm dẻo trong quản lí, quản trị – một nghệ thuật “lãnh đạo mà như không”. Hãy tạo nên môi trường làm việc giống như ngôi nhà thứ hai của mỗi giáo viên. Bởi họ ở trường nhiều hơn ở nhà. Họ tiếp xúc với đồng nghiệp nhiều hơn anh chị em trong gia đình. Sự đoàn kết trong nội bộ cơ quan là hết sức cần thiết. Muốn tạo dựng được điều đó lãnh đạo cần đảm bảo công bằng tương đối với mỗi cán bộ công nhân viên. Trong đó, sự gần gũi sẻ chia, đồng cảm là hết sức cần thiết” – Cô Lê Thị Nếp.
Giáo viên vùng cao: Hạnh phúc là khi thấy trẻ được tới lớp
Đối với giáo viên vùng cao, "Trường học hạnh phúc" là khi các em đều được đến lớp. Hạnh phúc của thầy, cô là được nghe những tiếng cười nói hồn nhiên, tiếng bi bô học bài của đám trẻ vùng cao, thế là quá đủ...
Không để hụt "quân số"...
Mỗi khi đến năm học mới, việc đi chiêu sinh đã trở thành "thông lệ" với một số trường vùng cao Tây Bắc. Phần lớn phụ huynh ở đây đều là người dân tộc thiểu số, kinh tế khó khăn, trình độ nhận thức còn hạn chế. Việc học tập của con em mình lại chưa được quan tâm đúng mức.
Cô Hà Thị Liêm - Giáo viên Trường Mầm non Chiềng Nơi (huyện Mai Sơn, Sơn La) tâm sự: "Năm nào cũng vậy, tôi đều phải đến từng nhà vận động học sinh đi học. Mùa hè thì oi bức, nắng gay gắt, người ướt đẫm mồ hôi. Mùa mưa đường trơn trượt, lầy lội, tôi phải đi bộ từ đầu bản tới cuối bản. Mỗi khi đi chiêu sinh thực sự là một thử thách không nhỏ. Có những em nhà xa, tôi phải đi hơn 10km đường rừng mới đến được. Vất vả là thế, nhưng với giáo viên ở điểm bản lẻ thì cứ làm sao để các con đến lớp đông đủ là vui rồi!".
Việc vận động học sinh đến lớp đã khó, việc giữ chân các em lại còn khó hơn. Để duy trì được sĩ số lớp học như vậy, đã không ngừng cố gắng để các em được đến trường.
"Để duy trì sĩ số học sinh như hiện nay là một sự cố gắng rất lớn. Có lúc tôi thấy mệt mỏi. Nhưng nghĩ đến các con tôi lại tự nhủ là mình phải nỗ lực hơn nữa. Khi một em nghỉ học, tôi phải vào tận bản để thuyết phục, vận động phụ huynh đưa các em trở lại trường. Có những trường hợp phải đi đi, lại lại, cũng có khi lên bản cả tuần trời mới thuyết phục được gia đình. Nếu không thực sự yêu nghề, không thật sự thương các cháu thì sau này các cháu sẽ lại vất vả như bố mẹ ngày trước.", cô Liêm kể lại.
Sân chơi do giáo viên tự tạo
Theo cô Liêm, tình yêu đối với trẻ là tình "mẹ con". Cô giáo là người mẹ thứ hai của trẻ, là người đặt viên gạch đầu tiên xây dựng nền móng cho sự phát triển nhân cách của trẻ. Vì thế, giáo viên cần xác định quá trình chăm sóc giáo dục trẻ ở độ tuổi mầm non là việc làm hết sức quan trọng và cần thiết. Phải có phương pháp dạy trẻ hợp lí với từng lứa tuổi, vùng miền.
Những khó khăn, vất vả Chiềng Nơi thì vô vàn. Đặc biệt là bất đồng ngôn ngữ, cô và trò không giao tiếp được để hiểu nhau. Học sinh ở đây rất nhút nhát, không biết vệ sinh cá nhân, cũng không nói được tiếng phổ thông. Để giao tiếp được với học sinh, cô Liêm phải tự tìm tòi, học hỏi thêm ngôn ngữ mới.
"Lúc ấy tôi nghĩ: "Muốn các con hiểu cô nói thì tại sao cô không thử hiểu ngôn ngữ của trẻ, xem các con đang nói gì ?". Vì vậy, tôi đã bắt tay vào việc học tiếng dân tộc, rồi làm thân với từng trẻ. Từ đó, biết được nhu cầu của gia đình và học sinh. Khi hiểu được rồi, tôi bắt đầu tăng cường dạy tiếng phổ thông cho trẻ, để trẻ có khả năng nói tiếng Việt nhiều hơn, giao tiếp được nhiều hơn, giúp các con mạnh dạn hơn khi đến lớp học. Việc học chữ cái cũng trở nên dễ dàng hơn", cô Liêm chia sẻ.
Gây hứng thú cho trẻ bằng đồ chơi tự tạo
Niềm vui của giáo viên "cắm bản" là khi học sinh đông đủ
Ngoài thời gian học thêm tiếng dân tộc, cô Liêm tranh thủ thời gian rảnh tự làm đồ dùng, đồ chơi để cải thiện các tiết học và tạo hứng thú cho học sinh.
Cô Liêm thường tận dụng những vật liệu sẵn có để "chế tạo" đồ chơi cho học sinh. Ví dụ tạo chiếc "xích đu", hay chỉ cần mấy cây tre cũng tạo ra được chiếc cầu bập bênh. Cô còn nhờ phụ huynh thu gom rồi đem nộp lại vỏ chai lọ, lon bia... để chế tạo ra các đồ vật như: đèn lồng, các con vật ngộ nghĩnh.
"Mỗi lần thấy có đồ mới là các em thấy rất hào hứng và phấn khởi lắm. Thấy vậy tôi lại cố gắng làm nhiều đồ chơi hơn", cô Liêm vui vẻ nói.
Đối với cô Liêm, mỗi ngày, khi nghe thấy tiếng vỗ tay, tiếng hát lanh lảnh hòa trong tiếng cười hồn nhiên của "em thơ", là điều khiến cô cảm thấy hạnh phúc nhất. Tất cả muộn phiền, lo âu dường như sẽ không còn. Tiếng nô đùa của bọn trẻ ở bản vùng cao nghèo cũng là nguồn động lực để những giáo viên "cắm bản" như cô tiếp tục công việc mà mình đã chọn.
Một buổi đến trường của học sinh trường Mầm non Chiềng Nơi, huyện Mai Sơn, Sơn La
Ngoài ra, hình ảnh học sinh vào ngày mưa, rét vẫn đến lớp học chăm chỉ, đúng giờ là những khoảnh khắc cô không bao giờ quên.
"Học sinh ở đây hầu như không được bố mẹ đưa đến trường. Trời nắng cũng như trời mưa, các con phải tự đi bộ băng qua những dãy núi đến lớp cùng anh chị học tiểu học. Có hôm trời mùa đông mưa và rét học sinh vẫn phải đi chân đất đi học. Thấy người các con ướt đẫm và chân thì đỏ lạnh mà tôi rơi nước mắt", cô Liêm bùi ngùi chia sẻ.
"Thấy được sự khó khăn vất vả đó, tôi càng không dám để bản thân mình nản chí. Ngược lại càng phải yêu thương các cháu nhiều hơn, coi các con như con ruột của mình. Gần gũi, chăm sóc, giáo dục những kiến thức bổ ích, kỹ năng sống cho trẻ. Tôi luôn kết hợp với phụ huynh để chăm sóc, giáo dục trẻ những điều tốt đẹp nhất", cô Liêm chia sẻ.
Trường THPT Trần Cao Vân - Gia Lai: Hạnh phúc trong một ngôi trường trẻ Được thành lập vào tháng 8 năm 2016 đến nay trường THPT Trần Cao Vân, Gia Lai đã vừa tròn năm năm tuổi. Điểm sáng của ngôi trường trẻ này là được xây dựng và phát triển theo định hướng trường học hạnh phúc. Cô và trò trường THPT Trần Cao Vân Chiều muộn của một ngày tháng tám, chúng tôi đã có...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Nóng: Hyeri, IU và mỹ nhân Cõng Anh Mà Chạy bị tố gian lận tại Baeksang!
Sao châu á
06:11:09 28/04/2025
Chuyện gì đang xảy ra với Lan Ngọc và tình cũ Minh Luân?
Sao việt
06:05:13 28/04/2025
Bộ trưởng Mỹ tiết lộ tần suất đàm phán thuế quan với Trung Quốc cao một cách bất ngờ
Thế giới
06:01:42 28/04/2025
Gái đảm mách cách cuốn chả lá lốt đều tăm tắp chỉ bằng một chiêu đơn giản, nhìn là muốn làm theo ngay
Ẩm thực
05:52:20 28/04/2025
Phim 18+ Hàn Quốc bị chỉ trích nặng nề: Nữ chính 22 tuổi gây sốc toàn châu Á vì cảnh nóng thật
Phim châu á
05:47:00 28/04/2025
Vợ tôi sống hết lòng vì chồng con, không hề ngoại tình nhưng vẫn luôn khắc khoải, nặng lòng với mối tình cũ
Góc tâm tình
05:25:30 28/04/2025
'Lật mặt 8': Lý Hải đang kẹt ở vùng an toàn?
Phim việt
23:33:39 27/04/2025
Bức hình 2 sao Việt tổng duyệt diễu binh khiến hàng triệu người nghẹn ngào, "hòa bình đẹp lắm" là đây chứ đâu!
Hậu trường phim
23:31:14 27/04/2025
Kim Huyền: Tổn thương khi bị nói 'xấu như nhỏ này sao làm diễn viên'
Tv show
23:23:26 27/04/2025
Tài tử Richard Gere tiết lộ cuộc sống bên vợ kém 34 tuổi
Sao âu mỹ
23:21:39 27/04/2025