Nhà đầu tư Việt có hoang mang khi giá Bitcoin giảm sốc?
Giá Bitcoin giảm 11.600 USD chỉ trong 2 ngày cuối tuần. Nhiều người đã bắt đầu cảm thấy lo ngại về việc “trend tăng” của Bitcoin sắp gãy. Các nhà đầu tư Việt giờ đây đang nghĩ gì?
Ngày chủ nhật “đẫm máu” của Bitcoin
Cuối tuần qua là một kỳ nghỉ buồn đối với những người yêu mến Bitcoin. Chỉ trong 2 ngày thứ 7 và chủ nhật, giá của đồng “tiền ảo” này đã tụt giảm tới hơn 18%. Từ mức giá đỉnh 62.500 USD ở ngày thứ 7, giá Bitcoin đã nhanh chóng tụt xuống 50.900 USD vào ngày chủ nhật.
Đáng chú ý khi trong ngày Chủ nhật, giá Bitcoin đã giảm không phanh, tụt tới 10.000 USD/ngày từ mức giá mở cửa 60.500 USD. Chỉ đến cuối ngày, đà sụt giảm mới được chặn đứng với một đợt phục hồi nhẹ. Điều này đã giúp Bitcoin giữ được giá đóng cửa ở mức 56.150 USD.
Giá Bitcoin đã giảm 11.600 USD chỉ trong 2 ngày cuối tuần.
Có nhiều nguyên nhân giải thích cho việc mất giá đột ngột của Bitcoin. Đầu tiên, sự cố sập mỏ than ngày 11/4 vừa qua tại Tân Cương (Trung Quốc) đã dẫn tới việc mất điện trên diện rộng. Đây là khu vực tập trung lớn lượng máy đào Bitcoin trên thế giới nhằm tận dụng nguồn năng lượng điện than giá rẻ.
Đào Bitcoin bao gồm việc giải các thuật toán để xác nhận giao dịch. Sự cố mất điện tại Tân Cương đã làm giảm đáng kể hashrate (đơn vị đo lường khả năng giải thuật toán của thiết bị đào Bitcoin), gây ảnh hưởng trực tiếp tới việc khai thác Bitcoin cũng như khả năng hoạt động của cả mạng lưới. Đây được xem là nguyên nhân trực tiếp tác động khiến giá Bitcoin sụt giảm mạnh cuối tuần qua.
Nhân viên kỹ thuật đang kiểm tra các máy khai thác Bitcoin tại một trại đào ở Nội Mông (Trung Quốc). Cùng với Tân Cương (Trung Quốc), đây là 2 khu vực tập trung nhiều trại đào Bitcoin nhất thế giới nhằm tận dụng giá điện rẻ.
Bên cạnh sự cố nói trên, hiện có tin đồn Bộ Tài chính Mỹ sẽ tiến hành khởi tố một số công ty về việc rửa tiền thông qua các loại tiền mã hóa. Điều này diễn ra trong bối cảnh thế giới từng chứng kiến sự sụt dốc của Ripple (đồng tiền ảo từng có thời kỳ đứng vị trí thứ 3) trong cuộc chiến pháp lý với Ủy ban Chứng khoán Mỹ (SEC).
Dù thông tin này vẫn chưa được kiểm chứng độ chính xác, thế nhưng nó cũng đã góp phần tạo nên tâm lý bất ổn và hoang mang cho các nhà đầu tư.
Video đang HOT
Đây là những lý do chính khiến giá Bitcoin – đồng tiền ảo có giá trị vốn hóa lớn nhất thế giới bất ngờ giảm sốc. Tình trạng này tạo ra tác động xấu và khiến giá của phần lớn các đồng “tiền ảo” khác trên thị trường tụt dốc không phanh.
Nhà đầu tư Việt nghĩ gì khi giá Bitcoin tuột dốc?
Hoang mang là 2 từ đúng nhất để miêu tả về tâm lý của nhiều nhà đầu tư dịp cuối tuần qua. Trên các diễn đàn và mạng xã hội, liên tục xuất hiện những bài đăng về chủ đề này.
Nhìn chung các nhà đầu tư hiện chia làm 2 phe. Nhiều nhà đầu tư, đặc biệt là những người mới tham gia thị trường cảm thấy lo lắng, bất ổn. Trong khi đó, với những người đã chốt lời từ trước và đang sẵn sàng về vốn, họ coi đây là một dịp tốt để gom “hàng ngon” với giá hời.
Các nhà đầu tư Việt giờ đây đang nghĩ gì khi chứng kiến việc điều chỉnh giá của Bitcoin?
Chia sẻ với Pv. VietNamNet, anh Hoàng Hiếu (TP.HCM) cho biết, do đã có 3 năm kinh nghiệm tham gia vào thị trường tiền ảo, anh không bất ngờ trước việc điều chỉnh giá của Bitcoin. Tuy vậy, việc sụt tới 18% chỉ trong 2 ngày khiến bản thân anh cũng không khỏi có sự lo lắng. Đây cũng là tâm lý chung của những người đã trải qua thời kỳ “bong bóng” Bitcoin năm 2017.
Với chị Nguyễn Hoài – một người mới tham gia vào thị trường “tiền ảo”, tâm lý của chị thoải mái hơn bởi đã xác định từ trước đây sẽ là một khoản đầu tư cho dài hạn. Ngoài ra, chị đã được bạn bè cảnh báo về việc giá Bitcoin có thể dao động với biên độ lớn, từ 10-20%, nhiều hơn hẳn vàng hay chứng khoán.
“Đầu tư Bitcoin hay các loại tiền ảo là đầu tư có rủi ro. Chuyện giá cả lên xuống là bình thường. Tôi sẽ không cắt lỗ và chỉ bán Bitcoin khi có lãi.”, chị nói.
Theo nhà phân tích Đỗ Quân, xu hướng tăng của Bitcoin trên khung ngày chỉ chuyển thành xu hướng giảm nếu giá BTC đóng cửa ở mức dưới 46.000 USD. Đó mới là lúc mà các nhà đầu tư nên cảm thấy lo lắng.
Ở thời điểm hiện tại, sự sụt giảm cuối tuần qua chỉ có ý nghĩa cho thấy giá Bitcoin đang chuyển đổi từ trạng thái tăng sang xu hướng đi ngang. Mức giá này sau đó tích lũy để đi lên hay phân phối rồi đi xuống thì cần phải có thời gian quan sát thêm, trước hết là đến thời điểm hết tháng 4, vị chuyên gia này cho biết.
Từng gắn bó với thị trường đầu tư tài chính trong nhiều năm, nhà phân tích Đỗ Quân cho rằng, không nên chạy theo tâm lý đám đông. Để đầu tư vào Bitcoin, tiền ảo hay các thị trường tài chính nói chung, điều mà các nhà đầu tư cần làm là chuẩn bị một phông nền kiến thức tốt.
Theo trang web thống kê CryptoQuant, mặc dù giá Bitcoin giảm gần 20%, số lượng Bitcoin trên các sàn giao dịch không hề tăng lên mà trái còn đang giảm xuống. Điều này cho thấy rất nhiều nhà đầu tư coi đây là dịp để mua thêm Bitcoin và đưa về cất giữ trên “ví lạnh”.
Lịch sử cho thấy, dù biến động dữ dội, giá Bitcoin vẫn không ngừng tịnh tiến theo chiều hướng đi lên. Khác với những năm trước, ở năm nay, “tiền ảo” không còn là sân chơi cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ mà đã lọt cả vào “mắt xanh” của những quỹ đầu tư có tổ chức. Do vậy, dù tâm lý hoang mang vẫn còn đó, nhiều người tin tưởng rằng Bitcoin sẽ là tương lai của thị trường tài chính số.
Mức tiêu thụ điện khổng lồ đe dọa tương lai Bitcoin
Nhiều ngân hàng đang lưỡng lự triển khai dịch vụ Bitcoin vì lo ngại những hậu quả môi trường có thể gây ra từ quá trình khai thác.
Dựa trên kết quả nghiên cứu mới nhất từ đại học Cambridge, trong bối cảnh giá Bitcoin tăng lên mức chưa từng có, mạng lưới máy tính khổng lồ xử lý các thuật toán phức tạp đang "ngốn" một lượng điện tương đương với mức Thụy Điển tiêu thụ trong một năm.
Bitcoin càng tăng, vấn đề năng lượng tiêu thụ càng trở nên nghiêm trọng.
Giá Bitcoin càng cao, mạng lưới này càng sử dụng nhiều điện. Iran gần đây phải đóng cửa một trung tâm khai thác tiền kỹ thuật số tại tỉnh Kerman bởi cơ sở này tiêu thụ quá nhiều năng lượng, dẫn đến mất diện diện rộng ở nhiều thành phố. Tỷ phú Bill Gates cảnh báo Bitcoin "không phải là một thứ tuyệt vời với khí hậu". Trong khi đó, bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellan đã gọi mức sử dụng năng lượng của Bitcoin là "đáng báo động".
Tuy nhiên, cũng giống tiền điện tử nói chung, cộng đồng người chơi Bitcoin đều phi tập trung, không cần tuân thủ bất kỳ luật lệ nào và ẩn danh. Không ai có thể đơn giản bảo cộng đồng Bitcoin với những lời kêu giảm lượng khí thải carbon.
Alex de Vries, một nhà kinh tế người Hà Lan, ước tính lượng điện được sử dụng để "đào" Bitcoin đã tăng gấp từ 78 TWh lên 101 TWh một năm kể từ năm 2017. Hơn một nửa số thợ đào khai thác tại Trung Quốc, nơi hầu hết sử dụng than để phát điện.
De Vries cho rằng mức sử dụng năng lượng của Bitcoin sẽ tiếp tục tăng khi giá của đồng tiền này tăng và các thợ đào mua nhiều phần cứng hơn. Ông dự báo mạng lưới máy tính đào có thể sớm tiêu thụ 200 TWh một năm, tương đương với lượng điện tất cả trung tâm dữ liệu trên toàn cầu sử dụng trong cùng khoảng thời gian. Ông cho biết các nhà đầu tư tiềm năng có thể bị ảnh hưởng bởi tai tiếng sử dụng nhiều năng lượng của Bitcoin, đồng thời nói thêm: "Tôi nghĩ đây sẽ là một vấn đề lớn đối với tiền điện tử này".
Nhưng đối với những người ủng hộ Bitcoin, các ưu điểm của nó, như cho phép mọi người thực hiện các giao dịch bán ẩn danh và không cần sự chấp thuận của bên thứ ba, lớn hơn hậu quả môi trường. Nick Carter, một nhà đầu tư Bitcoin và là đối tác của công ty đầu tư mạo hiểm Castle Island Ventures, nói việc sử dụng năng lượng của Bitcoin "không phải là một cuộc tranh luận mới". Theo ông, nếu các nhà đầu tư từ chối mua Bitcoin "vì nó tiêu thụ nhiều năng lượng - giống mọi tiện ích khác trên hành tinh, họ chỉ làm cho chính mình trở thành kẻ mất lợi thế mà thôi".
Cuối năm ngoái, CEO Twitter Jack Dorsey cho biết tiền điện tử "cuối cùng sẽ được khai thác hoàn toàn bằng năng lượng sạch, loại bỏ lượng khí thải carbon và thúc đẩy việc áp dụng năng lượng tái tạo trên toàn cầu. Các kết quả được công bố cho thấy Bitcoin hiện đã tiêu thụ một lượng năng lượng sạch đáng kể".
Ở một số vùng có vị trí thuận lợi, chính phủ nhiều nước đã trợ cấp cho người khai thác Bitcoin để khuyến khích sử dụng năng lượng tái tạo để cung cấp điện cho máy tính. Tại Na Uy, công ty Northern Bitcoin đã thành lập một cơ sở khai thác tiền điện tử bên trong một mỏ kim loại cũ, sử dụng thủy điện để cung cấp năng lượng cho máy móc và nước đóng băng để làm mát.
Tuy nhiên, số liệu về lượng năng lượng xanh được sử dụng để khai thác Bitcoin vẫn rất khác nhau. Trong một nghiên cứu năm 2019, phân tích của công ty quản lý tài sản tiền điện tử CoinShares đã kết luận rằng mạng lưới Bitcoin sử dụng tới 74% lượng điện từ năng lượng tái tạo. Trong khi đó, một cuộc khảo sát của Đại học Cambridge cùng năm chỉ ra rằng chỉ có 39% thợ đào sử dụng năng lượng đến từ các nguồn tái tạo.
Tuy nhiên, năng lượng tái tạo không phải là cách duy nhất để sử dụng ít năng lượng hơn.
Ethereum, đồng tiền điện tử lớn thứ hai sau Bitcoin, hiện có tổng giá trị vốn hóa thị trường khoảng 200 tỷ USD so với mức 1 nghìn tỷ USD của Bitcoin và tiếp tục tăng. Nhu cầu năng lượng để khai thác Ethereum đã tăng vọt lên 30 TWh mỗi năm, theo tính toán của de Vries.
Loại tiền điện tử này đã tìm cách giảm năng lượng sử dụng bằng cách chuyển sang một loại thuật toán đồng thuận mới có tên "bằng chứng cổ phần" (Proof of Stake). Trong đó, một quá trình bầu chọn ngẫu nhiên diễn ra nhằm chọn một node làm người xác thực khối kế tiếp. Proof of stake được xem là một hệ thống tiết kiệm chi phí hơn. Tức là thay vì phải đầu tư các dàn máy với kinh phí lớn, người chơi chỉ cần một chiếc máy tính với cấu hình bình thường, mạng ổn định.
Nhưng De Vries cho biết việc khắc phục vấn đề của Bitcoin theo cách này sẽ không thể xảy ra nếu không có những thay đổi cơ bản đối với Bitcoin. Các nhà phát triển và thợ đào hoàn toàn có thể bỏ phiếu cho một sự thay đổi thuật toán như vậy nhưng trên thực tế những chỉnh sửa đối với phần mềm cốt lõi Bitcoin thường không được ưa chuộng.
Vào năm 2017, một đề xuất chia nhỏ Bitcoin nhằm phù hợp hơn với các khoản thanh toán giá trị thấp đã gây ra một cuộc chia rẽ nghiêm trọng trong cộng đồng bitcoin, đến nỗi một nhóm thợ đào đã quyết định tạo ra một loại tiền điện tử đối thủ gọi là Bitcoin cash.
Frances Coppola, một chuyên gia về ngân hàng, tài chính và kinh tế, cho rằng Bitcoin cần phải thay đổi nếu muốn giải quyết vấn đề tiêu thụ quá nhiều năng lượng. "Tôi nghĩ ngành công nghiệp đang không chấp nhận lượng năng lượng Bitcoin sử dụng là một vấn đề, chứ đừng nói đến việc làm bất cứ điều gì khác", Coppola nói.
De Vries nói thêm rằng, nếu cộng đồng nhà đầu tư, thợ đào và những người ủng hộ không thể giải quyết tác động môi trường của nó, hành động của chính phủ "có vẻ như là không thể tránh khỏi".
Ấn Độ gần đây đã đề xuất dự luật cấm Bitcoin và phạt bất kỳ ai thực hiện giao dịch Bitcoin trong nước hoặc nắm giữ các tài sản kỹ thuật số tương tự. Bộ trưởng Tài chính Mỹ Yellan ngoài việc lên án việc sử dụng năng lượng của Bitcoin, cũng cảnh báo các nhà đầu tư rằng nó "cực kỳ kém hiệu quả" và "thường được sử dụng cho hoạt động bất hợp pháp".
Tuy nhiên, De Vries nói thêm rằng, dù bất cứ điều gì xảy ra Bitcoin có thể sẽ vẫn tồn tại ở một số hình thức. Ông nói rằng nó sẽ "tiếp tục tồn tại miễn là có người nghĩ rằng nó có giá trị ... Nó có thể không có cùng giá trị như ngày nay".
Dân đào Bitcoin ở Việt Nam bỏ nghề dù giá trên 30.000 USD Mặc dù giá Bitcoin đang quang mốc 33.000 USD/BTC, giới đào tiền số tại Việt Nam vẫn không mấy mặn mà đầu tư. Chỉ trong vài năm, đồng tiền số này đã trở thành trung tâm thu hút sự chú ý của thế giới khi lần lượt phá vỡ những kỷ lục do chính nó tạo ra. Từ súc hút đó, nhiều người...