Nguyễn Văn Thức – Chàng sinh viên giỏi chuyên môn, được tuyển dụng khi còn chưa tốt nghiệp
Nguyễn Văn Thức – Sinh viên lớp 19CDNL11 chuyên ngành Công nghệ Nhiệt – Điện lạnh, Khoa Nhiệt lạnh – Xây dựng, trường Cao đẳng Công nghiệp Huế (HueIC) vừa chính thức được Công ty Scavi Huế tuyển dụng.
Nguyễn Văn Thức – sinh viên lớp 19CDNL11 chuyên ngành Công nghệ Nhiệt – Điện lạnh, Khoa Nhiệt lạnh – Xây dựng, trường Cao đẳng Công nghiệp Huế (HueIC), trực thuộc Bộ Công Thương vừa chính thức được Công ty Scavi Huế tuyển dụng trở thành nhân viên CI thuộc bộ phận cải tiến kỹ thuật liên tục khi vừa hoàn thành chương trình đào tạo tại HueIC.
Nguyễn Văn Thức cùng đội tuyển Robocon Khoa Nhiệt lạnh – Xây dựng tham gia cuộc thi Sáng tạo Robot cấp trường
Sinh năm 1996, trong một gia đình nông dân ở Thị xã Hương Thủy, Tỉnh Thừa Thiên – Huế, như bao bạn bè cùng trang lứa khác, Thức chọn học Đại học. Năm 2014, sau khi tốt nghiệp THPT, Thức trở thành tân sinh viên ở giảng đường Đại học. Tuy nhiên, giấc mơ ở lại giảng đường Đại học của Thức lại gặp nhiều khó khăn do hoàn cảnh gia đình. Thức đã quyết định tạm dừng việc học Đại học và trở về Huế.
Một lần tình cờ, Thức đã tìm hiểu và nhắn tin cho thầy giáo Hoàng Minh Tuấn, Trưởng khoa Nhiệt lạnh – Xây dựng, HueIC để tham khảo nhờ tư vấn dù cả hai chưa hề biết nhau. Với lời khuyên của thầy, Thức đã quyết định tiếp tục theo con đường học nghề, trở thành sinh viên của Khoa Nhiệt lạnh – Xây dựng, HueIC.
Với dáng người mảnh khảnh nhưng rất năng nổ, nhiệt tình và hết lòng giúp đỡ bạn bè; Với kiến thức nền tảng đảm bảo; Bên cạnh đó, Thức có trình độ tiếng Anh giao tiếp khá thành thạo; Với khả năng sáng tạo và niềm đam mê kỹ thuật, chàng sinh viên miền quê còn gặp nhiều khó khăn ấy đã trở thành trụ cột của đội tuyển Robocon của Khoa dưới sự hướng dẫn của thầy Nobuo Tada – tình nguyện viên cao cấp của tổ chức JICA (Nhật Bản) công tác tại HueIC.
Video đang HOT
Nguyễn Văn Thức đang làm việc tại Công ty Scavi Huế, đơn vị tuyển dụng Thức ngay khi vừa hoàn thành chương trình học tập tại HueIC
Những ngày đầu tháng 5/2021, Nguyễn Văn Thức đang nỗ lực hoàn thiện Khóa luận tốt nghiệp và nhận tấm bằng Kỹ sư thực hành trong thời gian hai năm học tập bậc Cao đẳng. Niềm vui nối tiếp niềm vui khi Thức được Công ty Scavi Huế tuyển dụng làm nhân viên CI thuộc bộ phận cải tiến kỹ thuật liên tục của công ty khi chưa nhận Quyết định công nhận tốt nghiệp.
Thầy giáo Hoàng Minh Tuấn, Trưởng khoa Nhiệt lạnh – Xây dựng, HueIC không giấu được niềm tự hào khi kể về cậu sinh viên năng động, giỏi chuyên môn này: Văn Thức là niềm tự hào của khoa Nhiệt lạnh – Xây dựng, và chính bản thân chúng tôi – Những giảng viên trực tiếp giảng dạy em.
Những kết quả Thức đạt được hôm nay là sự nỗ lực của bản thân em, và sự quyết định, lựa chọn đúng đắn trong những bước ngoặt của cuộc đời. Chắc chắn trong tương lai, Thức sẽ trở thành người thợ giỏi, có nhiều đóng góp cho công ty và xã hội – Thầy Tuấn chia sẻ.
Đặt hàng đào tạo giáo viên: Chất lượng, minh bạch, đảm bảo cung - cầu
Mục tiêu cuối cùng là tăng chất lượng trong công tác đào tạo, tuyển dụng, sử dụng đội ngũ nhà giáo.
Ảnh minh họa.
Phát biểu tại Hội nghị triển khai Nghị định 116/2020/NĐ-CP về đào tạo giáo viên theo nhu cầu địa phương, với ba đầu cầu Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng., Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn cho biết, Nghị định 116/2020/NĐ-CP ra đời tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ học phí cho sinh viên theo học ngành Sư phạm nhưng nâng tầm lên một bước.
Mục tiêu cuối cùng là tăng chất lượng trong công tác đào tạo, tuyển dụng, sử dụng đội ngũ nhà giáo từ đó, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực giáo viên, đáp ứng yêu cầu về chất và lượng giáo viên tại các địa phương; góp phần thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo.
Nghị định đã được chuẩn bị kỹ lưỡng, qua thời gian rất dài và được sự đóng góp ý kiến của nhiều bên liên quan. Tuy nhiên, đây là vấn đề mới đối với các địa phương, các cơ sở đào tạo giáo viên, với người học nên trong quá trình triển khai sẽ có nhiều vấn đề đặt ra.
Thứ trưởng đề nghị, những người có trách nhiệm trong triển khai Nghị định 116/2020/NĐ-CP hiểu rõ những nội dung căn cốt; đồng thời bàn thảo những vấn đề vướng mắc, những khó khăn phát sinh trong thực tế, để Bộ GDĐT tiếp tục hoàn thiện dự thảo hướng dẫn. Từ đó, thống nhất phương thức triển khai, đi đến phối hợp đồng bộ trong toàn hệ thống, triển khai thành công Nghị định, mang lại lợi ích tốt nhất cho người học, thu hút sinh viên giỏi vào học các ngành sư phạm.
"Làm sao để chúng ta có một hệ thống vận hành trơn tru, cân đối giữa cung và cầu. Cung là nơi các cơ sở đào tạo giáo viên, cầu chính là các địa phương", Thứ trưởng nhấn mạnh. Chính các địa phương hưởng lợi từ nguồn sinh viên giỏi này, góp phần nâng cao công tác giáo dục và đào tạo tại các địa phương.
Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn phát biểu kết luận Hội nghị
Trao đổi tại Hội nghị, các đại biểu đã khẳng định sự cần thiết, quan trọng của những chính sách ở trong Nghị định này, cũng như thống nhất cao về nhận thức, quan điểm, quyết tâm và cùng bàn cách triển khai hiệu quả và khả thi.
Các đại biểu thống nhất rõ trách nhiệm của các bên liên quan như cơ sở đào tạo, địa phương, bộ ngành khác như Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ,... bởi riêng Bộ GDĐT, ngành Giáo dục không thể giải quyết hết các vấn đề.
Cần có sự đổi mới về tư duy là quan điểm chung của các đại biểu. Theo đó, các trường, địa phương phải trách nhiệm, chủ động hơn trong xác định nhu cầu, làm việc và công bố công khai nhu cầu, năng lực đào tạo, chất lượng đào tạo.
Về quy trình, nội dung và phương pháp thực hiện giao nhiệm vụ, đặt hàng, đầu thầu, trách nhiệm thu hồi kinh phí, xây dựng định mức,... các ý kiến cho rằng, quan trọng nhất cần có sự điều phối giữa các bên liên quan.
Đánh giá cao các ý kiến trao đổi cụ thể, tâm huyết, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn nhấn mạnh ba nguyên tắc: Thứ nhất, lấy chất lượng làm hàng đầu trong mọi hoạt động thực hiện Nghị định, bởi mục tiêu chính là tuyển sinh và chất lượng đào tạo tốt hơn, đáp ứng yêu cầu giáo viên của các địa phương.
Thứ hai, đảm bảo cân đối cung và cầu. Các giải pháp, đề xuất được đưa ra chính là nhằm tối ưu hóa, cân đối tốt nhất giữa nhu cầu tuyển dụng, sử dụng với năng lực, chỉ tiêu đào tạo của các cơ sở đào tạo giáo viên.
"Tất nhiên, Nghị định này không thể giải quyết triệt để về đảm bảo cân đối cung - cầu. Chúng ta cần tôn trọng cơ chế thị trường, lựa chọn của người học và quy trình tuyển dụng. Nhưng rõ ràng, sự cân đối cung - cầu sẽ tốt hơn so với khi chưa có chính sách trong Nghị định này", Thứ trưởng khẳng định.
Nguyên tắc thứ ba là công khai minh bạch. Muốn đảm bảo chất lượng, các địa phương cần công khai rõ tiêu chí, nhu cầu, các trường công khai rõ tình hình tuyển sinh năm trước, năng lực, chất lượng đào tạo để địa phương và người học cùng đánh giá, lựa chọn.
Tiếp thu các ý kiến đề xuất liên quan đến biên chế, Thứ trưởng cho biết, Bộ GDĐT sẽ tiếp tục đề xuất tới Chính phủ để có giải pháp căn cơ, có quy hoạch mang tính chất tổng thể, nhằm đảm bảo chính sách tuyển dụng, biên chế thực sự đáp ứng nhu cầu sử dụng.
Xác định năm đầu tiên triển khai Nghị định khó tránh khỏi vướng mắc, Thứ trưởng khẳng định, Bộ GDĐT sẽ tiếp thu các ý kiến, đề xuất để hỗ trợ, hướng dẫn; với những vấn đề ngoài thẩm quyền, Bộ sẽ đề nghị cấp cao hơn để tháo gỡ.
Đấu thầu để đào tạo giáo viên? Khi thực hiện chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm từ năm học 2021 - 2022, tôn chỉ mà Bộ GD-ĐT đặt ra là lấy chất lượng làm ưu tiên hàng đầu trong mọi hoạt động. Đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn ( ảnh ) khi...