Nguyên tắc “đèn giao thông” trong ăn uống lành mạnh
Chìa khóa để ăn uống lành mạnh là biết cách chọn những thực phẩm dinh dưỡng nhất sẽ ảnh hưởng tích cực đến bạn – cả bên ngoài lẫn bên trong.
Chọn thực phẩm lành mạnh là vô cùng quan trọng đối với sức khỏe lâu dài. Rốt cuộc, chúng ta chính là những gì mà chúng ta ăn! v
Cơ thể của chúng ta có năm lớp: thể xác, sinh lực/năng lượng, tinh thần/ cảm xúc, trí tuệ và tâm linh.
Thể xác che giấu bản chất- cái tôi đích thực của bạn. Về cơ bản, tâm hồn của bạn. Lớp vỏ ngoài này bao gồm tất cả các mô, các cơ quan nội tạng và thể dịch; bất cứ thứ gì bạn có thể nhìn thấy và chạm vào đều thuộc về thể xác.
Mục đích là đưa thể xác hài hòa với bản chất bằng cách tập thể dục đầy đủ và ăn một chế độ ăn uống lành mạnh.
Thực phẩm là khía cạnh rất quan trọng của lối sống lành mạnh. Chúng ta nhận được năng lượng và sinh lực từ những gì chúng ta ăn, đó là lý do tại sao bạn sẽ cảm thấy tốt hơn khi đối xử với cơ thể bằng sự chăm sóc và tình yêu thương.
Học cách để khỏe mạnh không có nghĩa là phải ngồi đếm số calo, theo dõi hàm lượng chất béo hoặc phân tích mọi chi tiết của bảng thành phần dinh dưỡng. Mặc dù thông tin đó chắc chắn rất quan trọng, song nó có thể trở nên quá tải khi cố gắng đưa ra những lựa chọn lành mạnh cho bạn và gia đình.
Tuy nhiên, việc lựa chọn thực phẩm lành mạnh và chuẩn bị một kế hoạch ăn uống đúng đắn không cần phải phức tạp! Bạn có thể coi công việc đó như lái xe – chỉ cần tuân thủ các quy tắc của đèn tín hiệu giao thông nhờ vào phương pháp gọi là “ăn theo đèn tín hiệu giao thông”.
“Ăn theo đèn tín hiệu giao thông” khiến cho việc ăn uống lành mạnh trở nên dễ hiểu, ngay cả đối với trẻ em. Và làm theo những bí quyết ăn uống đơn giản, lành mạnh này sẽ giúp bạn luôn giữ đúng mục tiêu mà không bị bối rối giữa những gì nên và không nên ăn.
Dưới đây là lý do tại sao tuân theo 3 quy tắc đơn giản của đèn tín hiệu giao thông trong ăn uống là cách dễ nhất để ăn thực phẩm lành mạnh và sống một lối sống lành mạnh hơn.
1. Thực phẩm “đèn xanh”
Thực phẩm “đèn xanh” là thực phẩm “đi qua”, có nghĩa là bạn có thể ăn thoải mái, bởi vì đây là những thực phẩm lành mạnh.
Video đang HOT
Loại thực phẩm này bao gồm tất cả các loại trái cây và rau quả tươi. Xin nhấn mạnh là “tươi” – những thực phẩm này được trồng, chứ không phải được “sản xuất”.
Snack trái cây dẻo đóng gói không phải là thực phẩm “đèn xanh”!
Những thực phẩm này có lượng calo thấp và giàu dinh dưỡng. Nói cách khác, thực phẩm “đèn xanh” đậm đặc dinh dưỡng.
2. Thực phẩm “đèn vàng”
Thực phẩm “đèn vàng” là thực phẩm “đi chậm”. Mặc dù thực phẩm trong mục này vẫn ổn để ăn hằng ngày và rất cần thiết cho sức khỏe, nhưng chúng nên được ăn ở mức độ vừa phải.
Quá nhiều một thứ tốt thực sự lại không tốt! Thực phẩm “đèn vàng” bao gồm lúa mì nguyên hạt, mì ống, trứng, cá hồi, các loại hạt vỏ cứng, hạt, gạo, bánh mì ngũ cốc nguyên hạt và sữa chua.
Những thực phẩm này có nhiều calo hơn thực phẩm “đèn xanh” và thường cũng có nhiều chất béo hoặc đường.
3. Thực phẩm đèn đỏ
Thực phẩm “đèn đỏ” là loại thực phẩm “dừng lại và suy nghĩ” vì chúng ít chất dinh dưỡng, nhiều đường và chứa chất tạo ngọt và các thành phần nhân tạo. Khi nói đến những thực phẩm này, bạn có thể thử và tìm một lựa chọn lành mạnh hơn hoặc ăn phần ăn nhỏ hơn.
Ví dụ về thực phẩm “đèn đỏ” bao gồm bánh quy, kẹo, thịt mỡ, nước ngọt, thịt xông khói và các loại thịt chế biến khác, và sữa chua đông lạnh.
Những thực phẩm này có ít chất dinh dưỡng và nhiều calo, chất béo và đường.
Khi bạn học cách bắt đầu lựa chọn và ăn những thực phẩm lành mạnh hơn, có một vài thành phần “đèn đỏ” để tránh xa.
Tránh ba “từ xấu” này trong nhãn dinh dưỡng khi mua thực phẩm cho gia đình bạn:
- Xi-rô ngô hàm lượng fructose cao (High-fructose corn syrup)
- Dầu hydro hóa (Hydrogenated oils)
- Bất kỳ từ nào được theo sau bởi một số, ví dụ đỏ #40, xanh#5 và các hương vị và màu sắc nhân tạo khác
Thực hiện theo ba quy tắc ăn uống đơn giản theo màu “đèn giao thông” này sẽ giúp bạn bắt đầu lựa chọn thực phẩm thông minh hơn.
Cẩm Tú
Theo YourTango
5 lý do khiến chúng ta xì hơi quá nhiều và nặng mùi
Xì hơi thường vô hại, nhưng cũng có những trường hợp đây là triệu chứng của một số vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Trung bình, chúng ta xì hơi khoảng 5-15 lần mỗi ngày với tổng lượng hơi khoảng 0,5 lít. Điều này xảy ra ở mọi người để những khí, hơi tích tụ trong quá trình tiêu hóa thức ăn được đào thải ra ngoài.
Xì hơi là hiện tượng sinh lý hoàn toàn bình thường. Có 2 nguyên nhân gây ra hiện tượng này. Đó là do thức ăn chưa tiêu hóa hết ở dạ dày khi đi xuống ruột già sẽ được các vi khuẩn tại đây phân hủy tạo ra những chất khí "bốc mùi". Ngoài ra, không khí đi vào trong cơ thể và được tích tụ trong quá trình chúng ta nhai nuốt thức ăn hay nói chuyện cũng cần được thoát ra ngoài.
Có nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng xì hơi.
Tuy nhiên, một số thời điểm chúng ta cảm thấy cơ thể "xì hơi" quá nhiều hay quá nặng mùi. Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học American College of Gastroenterology (Mỹ) đã lý giải hiện tượng này.
Xì hơi nhiều khi đi máy bay
Độ cao so với mặt nước biển lớn như khi ở trên máy bay sẽ khiến lượng khí trong cơ thể chúng ta "nở ra" dẫn tới hiện tượng đầy hơi và cuối cùng là xì hơi.
Ăn uống lành mạnh
Nghe có vẻ hơi vô lý khi ăn uống lành mạnh lại dẫn tới việc "xì hơi". Cơ chế của hiện tượng này như sau: Không phải tất cả thực phẩm chúng ta ăn đều được tiêu hóa. Những thức ăn chưa được tiêu hóa tại ruột non sẽ được chuyển xuống ruột già. Tại đây, chúng được các vi khuẩn phân hủy và tạo ra các chất khí, khiến cơ thể "xì hơi".
Hành tây, súp lơ, bông cải xanh, cải bắp và rau mầm chứa một loại carbohydrate mà dạ dày và ruột non không thể tiêu hóa được có tên raffinose. Những loại thức ăn có lợi cho sức khỏe lại chính là những loại khiến khí thải của cơ thể "bốc mùi". Các loại trái cây, rau quả, ngũ cốc và các loại đậu đều tạo ra mùi "xì hơi" hôi.
Quá nhiều không khí
Không khí chúng ta nuốt vào cơ thể cũng đi ra ngoài theo con đường xì hơi. Tuy nhiên, những trường hợp "xì hơi" thuộc dạng này thường không mùi, khác với mùi khó ngửi tạo ra khi bạn ăn nhiều thức ăn nhanh, nhai kẹo cao su, uống nhiều nước ngọt.
Vấn đề về hấp thụ
Trong trường hợp xì hơi quá nặng mùi, có thể cơ thể đang gặp vấn đề trong việc hấp thu một số chất dinh dưỡng. Cơ thể mỗi người phản ứng khác nhau với các loại thực phẩm. Tuy nhiên, nhiều người gặp vấn đề trong việc tiêu hóa đường lactose có trong sữa. Số khác gặp vấn đề trong việc tiêu hóa các loại carbohydrate có trong bánh mỳ, pasta, gạo, ngũ cốc và khoai tây.
Mắc bệnh nặng
Nếu gặp vấn đề "xì hơi" quá thường xuyên đi kèm cảm giác đau hoặc tiêu chảy hay táo bón, bạn cần đến gặp bác sĩ để được điều trị. Xì hơi quá nhiều kèm theo mùi khó ngửi có thể là triệu chứng của một số căn bệnh như IBS hay bệnh celiac.
Hoàng Minh
Theo Zing
Bị nhiễm trùng sau sinh mổ, bác sĩ phải mổ phanh bụng sản phụ lần nữa mà không kịp gây mê 2 ngày sau sinh, sản phụ đã bị nhiễm trùng sau sinh mổ, cụ thể là nhiễm loại vi khuẩn "ăn thịt người". Nó đang ăn dần bên trong cơ thể. Nhiễm trùng sau sinh mổ, bà mẹ đứng trước ranh giới giữa sự sống và cái chết Năm 2014, trong quá trình mang thai, bà mẹ Ashley Thompson, 36 tuổi, đến từ...