Nguyên tắc ăn uống đẩy lùi bệnh tật
Con người có thể kéo dài tuổi thọ, đẩy lùi tình trạng viêm dai dẳng trong cơ thể bằng chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, tập luyện đều đặn, hợp lý.
Chứng viêm mạn tính khiến hệ miễn dịch luôn trong trạng thái phòng vệ, nếu hoạt động quá mức còn sinh ra các chất gây tổn thương tế bào khỏe mạnh. Hiện tượng này là hệ quả của quá trình lão hóa.
“Khi chúng ta già đi, khả năng chống viêm bị suy giảm, dẫn đến tình trạng viêm dai dẳng”, theo Simin Nikbin Meydani, nhà khoa học tại Trung tâm Nghiên cứu Dinh dưỡng Jean Mayer USDA, Đại học Tufts, Mỹ.
Những bệnh chẳng liên quan với nhau như tiểu đường, viêm khớp, bệnh tim, ung thư, Alzheimer và thậm chí Covid-19, đều bắt nguồn hoặc trở nặng do viêm mạn tính. Chris D’Adamo, giám đốc nghiên cứu tại Trung tâm Y khoa Tích hợp của Đại học Y Maryland, giải thích: “Hiện tượng viêm diễn ra liên tục sẽ phá hủy tế bào, gây tổn thương nhiều mô và cơ quan khác nhau”.
Quá trình này cũng góp phần làm tế bào ung thư phát triển và nhân lên mất kiểm soát. Nó cũng tạo ra mảng amyloid beta dẫn đến bệnh Alzheimer (mất trí nhớ) và làm tích tụ mảng bám trong động mạch gây ra bệnh tim. Tình trạng viêm còn làm trầm trọng thêm các bệnh đường hô hấp như hen suyễn, viêm phế quản và Covid-19.
“Bão cytokine, thủ phạm gây biến chứng nặng và tăng nguy cơ tử vong ở người mắc Covid-19, là kết quả của tình trạng viêm mất kiểm soát”, Meydani cho biết.
Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Y khoa Nature vào tháng 8/2020 đo mức độ của 4 cytokine gây viêm ở hơn 1.400 bệnh nhân Covid-19. Những người có mức cytokine cao nhất có nhiều khả năng gặp các triệu chứng nghiêm trọng hoặc tử vong.
Chế độ ăn đa dạng, giàu thực vật giúp ngăn ngừa bệnh tật. Ảnh: Mindfood
Penny Kris-Etherton, giáo sư khoa học dinh dưỡng tại Đại học Bang Pennsylvania, cho biết: “Giấc ngủ, sự căng thẳng và hoạt động thể chất là những yếu tố ảnh hưởng mạnh đến mức độ viêm. Nghiên cứu mới còn chỉ ra chế độ ăn uống có tác động lớn nhất”. Thịt đỏ, thịt chế biến sẵn, chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa, đường, đồ ăn chiên rán và carbohydrate tinh chế đều trực tiếp kích thích phản ứng gây viêm.
Video đang HOT
Trong một nghiên cứu gần đây được công bố trên tạp chí của trường Cao đẳng Tim mạch Mỹ, các nhà khoa học tại Trường Y tế Công cộng T.H Chan theo dõi hơn 200.000 nam giới và phụ nữ trong vòng 32 năm. Những người ăn nhiều thực phẩm gây viêm nhất có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn 46%.
Nhóm nghiên cứu cũng xác định các thực phẩm có tính kháng viêm bao gồm rau xanh, rau sẫm màu, cá, dầu ô liu, hoa quả, ngũ cốc nguyên hạt, cà phê và trà . Mức độ protein phản ứng C – một dấu hiệu của chứng viêm hệ thống – thấp hơn đáng kể ở nhóm tiêu thụ nhiều đồ ăn này hơn. Giảm dấu hiệu viêm trong máu giúp giảm nguy cơ mắc bệnh sau này.
Theo một nghiên cứu xuất bản trên tạp chí của trường Cao đẳng Tim mạch Mỹ năm 2020, ăn từ 28 đến 56 g hạt óc chó một ngày làm giảm các dấu hiệu viêm trong máu, do quả óc chó có nhiều omega-3. Hầu hết mọi người nạp omega-6 nhiều hơn omega-3. Chúng ta cần cân bằng cả hai, bởi quá nhiều omega-6 sẽ dẫn đến chứng viêm mạn tính. Bạn sẽ tích lũy lượng lớn omega-6 không tốt cho sức khỏe nếu ăn quá nhiều thịt và đồ ăn chiên rán hoặc chế biến sẵn, thay vì bổ sung những thực phẩm giàu omega-3 như cá và hạt óc chó.
Điều chỉnh chế độ ăn là lựa chọn hợp lý, nhưng các chuyên gia khuyến cáo nên ăn đa dạng thay vì tập trung vào một số thực phẩm nhất định. Giáo sư Kris-Etherton gợi ý: “Một chế độ ăn uống lành mạnh chủ yếu là thực vật có lợi cho khả năng kháng viêm ” . Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng chế độ ăn kiểu Địa Trung Hải với nhiều rau, trái cây, các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt, dầu ô liu và cá có thể giảm viêm và nguy cơ mắc các bệnh liên quan như bệnh tim và ung thư.
Những thực phẩm này có các hợp chất ngăn chặn quá trình phóng thích cytokine. Hoa quả và rau chứa chất chống oxy hóa beta carotene, vitamin C và E, flavonoid (có trong trà và cà phê). Ngũ ốc nguyên hạt có folate và các khoáng chất như selen. Dầu ô liu nguyên chất cũng như một số loại gia vị như gừng và nghệ có các hợp chất ức chế enzym cyclooxygenase-2 gây viêm.
Chuyên gia Meydani cho biết: “Ăn nhiều loại thực phẩm tốt cho sức khỏe, đặc biệt là trái cây và rau, bạn sẽ có đủ chất chống viêm, giảm đáng kể mức độ viêm trong máu và các mô trên khắp cơ thể”.
Ngoài ra, nên hạn chế đồ ăn có nguy cơ gây viêm. Hãy lưu ý rằng thói quen ăn uống và sinh hoạt đều ảnh hưởng đến tình trạng viêm, tạo ra một vòng lẩn quẩn. “Chế độ ăn không lành mạnh có thể gây thừa cân, từ đó khiến bạn lười vận động. Những điều này lại gây stress và tác động xấu tới giấc ngủ”, theo Kris-Etherton. Vì vậy, kiểm soát thói quen sinh hoạt cũng góp phần hạn chế tình trạng viêm.
Thực hư tác dụng thần kỳ của gạo mầm
Theo TS Nguyễn Văn Hoan, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu lúa, Học viện Nông nghiệp, gạo mầm rất giàu dinh dưỡng.
Gạo mầm được đồn thổi như thần dược.
Nhưng nó không có tác dụng chữa bệnh thần kỳ như quảng cáo. Ngoài ra, cách chế biến sai cũng khiến gạo mầm không còn dưỡng chất.
"Cứu tinh" cho người bệnh?
Chị Võ Thu Hương (khu đô thị Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội) cho biết, gần đây mẹ chị đi khám phát hiện bị tiểu đường tuýp 2. Bác sỹ khuyên thay đổi chế độ ăn uống, hạn chế tinh bột. Chị mua gạo mầm về cho mẹ dùng thay thế gạo thông thường. Chị thấy rằng, bước đầu đã giảm được một lượng đáng kể tinh bột vào cơ thể.
Tuy nhiên, các tác dụng khác của gạo mầm như thế nào thì chưa rõ. Bởi theo quảng cáo của cơ sở sản xuất như giúp ngừa tăng cân, béo phì, giúp xương chắc khỏe hơn, ngăn ngừa bệnh tiểu đường, tốt cho hệ thần kinh, giảm stress, tăng cường hệ tiêu hóa, giảm cholesterol... thì lại chưa rõ ràng sau khi sử dụng sản phẩm.
Hiện, trên thị trường, gạo mầm được bán nhiều ở các cửa hàng, một số siêu thị, chợ truyền thống và một số mạng xã hội. Một số nơi còn giới thiệu gạo mầm nghệ, gạo được bổ sung tinh chất tỏi đen.
Rất nhiều những lời hoa mỹ về gạo mầm nghệ có tác dụng hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày, tá tràng, bổ khí huyết, làm đẹp da, hỗ trợ phụ nữ sau khi sinh, giảm cholesterol xấu trong máu, ngăn ngừa bệnh ung thư, cân bằng huyết áp, tăng cường sức đề kháng, phòng chống lão hóa.
Gạo mầm tỏi đen dành cho người mỡ máu cao, mỡ gan và cần giảm cân. Giá bán của gạo mầm, gạo mầm nghệ dao động trong khoảng 65.000 - 75.000 đồng/kg tùy loại.
PGS.TS Nguyễn Văn Hoan cho biết, để sản xuất gạo mầm, người ta sẽ tiến hành bóc vỏ hạt thóc mà không làm tổn thương phôi rồi cho gạt gạo nảy mầm trong điều kiện nhất định. Ở Việt Nam, khái niệm gạo nảy mầm mới được sử dụng gần đây, nhưng đã rất phổ biến ở Ấn Độ. Gạo mầm giàu vitamin B và E, rất tốt cho sinh lý nam giới, nhiều sản phẩm tăng cường sinh lý nam có thành phần là mầm gạo.
Để tận dụng hoạt chất này, người ta thường làm gạo nảy mầm rồi nghiền thành bột sử dụng ngay. Không phải loại gạo nào cũng tạo ra được gạo mầm. Người ta chỉ dùng một số loại gạo có chứa hoạt chất anthocyanin (hoạt chất màu tím) có nhiều trong gạo lứt, gạo cẩm. Khi nảy mầm, loại gạo này chuyển hóa hợp chất tổng hợp vitamin E.
GS Võ Tòng Xuân, chuyên gia về lúa gạo cho biết, để khẳng định tác dụng thực sự của một loại thuốc, một loại thực phẩm nào đó, nhất là tác dụng chữa hoặc hỗ trợ chữa bệnh thì phải dựa trên kết quả nghiên cứu lâm sàng. Cho tới thời điểm này chưa có đơn vị nào công bố kết quả nghiên cứu lâm sàng tác dụng của gạo mầm.
Bản thân gạo lứt có nhiều dưỡng chất bổ dưỡng, có tác dụng tốt phần nào đối với sức khỏe người dùng. Gạo mầm cũng thế. Tuy nhiên, nó không thể có tác dụng nhiều, đặc biệt chữa bệnh như quảng cáo. Đôi khi, người tiêu dùng bị tác động tâm lý, nghe người sản xuất quảng cáo nhiều, nghĩ là tốt, sau đó ăn sản phẩm và tự cho rằng nó có tác dụng chứ thực tế có thể không phải vậy.
Gạo nấu lên không còn dưỡng chất
Theo hướng dẫn sử dụng của gạo mầm trên thị trường, gạo mua về bảo quản nơi thoáng mát tránh ẩm mốc. Khi nấu cơm, lấy lượng gạo vừa đủ ăn cho vào nồi mà không cần phải vo như gạo bình thường, vì bản chất gạo mầm là gạo sạch trong lớp cám và phôi gạo có nhiều chất và vitamin cần được giữ lại.
Cho gạo mầm vào nồi thêm nước theo tỷ lệ 1 gạo 2 nước. Hoặc 1 gạo 1,4 nước tùy theo khẩu vị và sở thích. Nấu trong khoảng 40 phút, sau khi cơm chín chờ thêm 10 phút nữa là có thể ăn được.
Theo PGS.TS Nguyễn Văn Hoan, để giữ được vitamin E và B trong gạo mầm, từ khâu chế biến, người ta phải sấy chân không, để nhiệt độ làm khô hạt gạo nhưng lại không có oxy tác động khiến gạo không bị oxy hóa làm mất dưỡng chất.
Bản chất khi sấy chân không là gạo gần như đã chín, để sử dụng, chỉ cần đổ nước ấm vào là ăn được. Gạo mầm rất khó ăn, đó là gạo thuốc, gạo thảo dược, nên nói chung chỉ dành cho người bệnh, ốm. Còn khi gạo đã được nấu ở nhiệt độ cao như nồi cơm điện, dưới tác dụng của oxy thì các hoạt chất quý trong gạo mầm sẽ bị mất đi, không còn dưỡng chất nữa.
Như vậy, nếu đúng là gạo mầm được sản xuất bằng công nghệ sấy chân không, bảo đảm dưỡng chất còn lại trong gạo, thì với cách chế biến nêu trên, gạo không còn bổ dưỡng nữa.
"Hiện, trên thị trường có những loại gạo mầm không chứa tinh chất tốt như quảng cáo do không được chế biến theo đúng quy trình công nghệ. Việc đầu tư dây chuyền, quy trình công nghệ để sản xuất gạo mầm khá tốn kém. Đơn giản, nếu không được sấy chân không mà sấy thủ công, hoạt chất quý trong gạo mầm sẽ bị oxy hóa. Do đó, người tiêu dùng nên trở thành người thông thái", PGS.TS Nguyễn Văn Hoan cho hay.
Theo các chuyên gia, gạo mầm có những giá trị dinh dưỡng nhất định. Với người bị bệnh tiểu đường, việc dùng gạo mầm sẽ giúp hạn chế lượng tinh bột nạp vào cơ thể.
Tuy nhiên, những tác dụng ưu việt như hạ mỡ máu trên cơ chế sinh học thông qua tác dụng vừa ức chế phản ứng tổng hợp chất mỡ xấu, ngăn ngừa táo bón và đầy hơi thường gặp ở người cao tuổi, ngăn ngừa loãng xương đồng thời trấn an hệ thần kinh giúp ngủ sâu, chống thoái hóa khớp, chữa bệnh tiểu đường... thì chưa có một công trình nghiên cứu khoa học nào khẳng định.
Người tiêu dùng không nên quá tin tưởng vào tác dụng thần kỳ của gạo mầm như quảng cáo. Sử dụng nó như một loại thực phẩm tốt cho sức khỏe thì được nhưng tin tưởng như một loại thuốc, loại thực phẩm chữa bệnh thì không nên.
6 căn bệnh do ngồi nhiều mà ra, tiếc rằng bạn vẫn đang kiên trì "nuôi dưỡng" chúng lớn lên Một báo cáo được công bố trên Tạp chí Y học Thể thao năm 2010 cho thấy, ngồi lâu làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính và tử vong. Chuyên gia khuyến cáo: 6 căn bệnh do ngồi nhiều mà ra Đi học, đi làm, lái xe... người hiện đại dành phần lớn thời gian trong ngày để ngồi, thậm chí...