Nguyên phó hiệu trưởng bị điều xuống làm giáo viên kiện trường ra tòa
GDVN- Hôm nay (30/9), Tòa án nhân dân quận 3 mở phiên tòa xét xử vụ án dân sự giữa ông Trần Minh Luân (nguyên đơn) và Trường trung học phổ thông Nguyễn Thị Diệu.
Chiều hôm nay (30/9), dự kiến Tòa án nhân dân quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh sẽ mở phiên tòa xét xử vụ án dân sự “Yêu cầu hủy quyết định, đòi tiền lương và bồi thường thiệt hại” xảy ra giữa ông Trần Minh Luân (nguyên đơn) nguyên là Phó hiệu trưởng Trường trung học phổ thông Nguyễn Thị Diệu, quận 3 và bị đơn là trường này.
Người có nghĩa vụ, quyền lợi liên quan được xác định là ông Đỗ Đình Đảo, nguyên Hiệu trưởng Trường trung học phổ thông Nguyễn Thị Diệu, quận 3.
Căn cứ vào đơn khởi kiện Trường Nguyễn Thị Diệu phân công nhiệm vụ trái luật, ông Trần Minh Luân cho biết, ông được Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tuyển dụng, công nhận kết quả thi tuyển công chức ngạch giáo viên trung học tổ chức vào các ngày từ 20 đến 22/7/1999.
Trường trung học phổ thông Nguyễn Thị Diệu, quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh (ảnh: Hoàng Minh)
Tháng 12/2012, ông Luân được Ủy ban nhân dân quận 3 bổ nhiệm chức vụ Phó hiệu trưởng của Trường Nguyễn Thị Diệu.
Vào tháng 4/2015, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh chuyển Trường trung học phổ thông Nguyễn Thị Diệu thuộc quận 3 quản lý về cho Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh.
Nhiệm kỳ của ông Luân làm phó hiệu trưởng trường Nguyễn Thị Diệu đáng lý tới 7/12/2017 là kết thúc (nhiệm kỳ 5 năm), nhưng chờ mãi không thấy cơ quan chủ quản làm quy trình nhân sự tiếp theo, nên tháng 8/2018, ông Luân mới gặp phía Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh để hỏi về việc này.
Sau đó thì nhà trường mới cho làm thủ tục tái bổ nhiệm ông Luân theo đúng quy trình.
Ngày 20/12/2018, ông Lê Hồng Sơn – Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh (khi đó) đã ký văn bản 4483, đồng ý gia hạn chức vụ cho ông Trần Minh Luân trong thời gian thực hiện quy trình tái bổ nhiệm, cho đến khi có quyết định chính thức.
Tuy nhiên bất ngờ là chỉ 20 ngày sau, ngày 9/1/2019, cũng chính ông Lê Hồng Sơn lại ký văn bản 88/GDĐT-TC, nội dung là ông Luân chưa đủ điều kiện, tiêu chuẩn để bổ nhiệm lại chức vụ Phó hiệu trưởng của Trường trung học phổ thông Nguyễn Thị Diệu.
Video đang HOT
Ngày 20/2/2019, ông Đỗ Đình Đảo – Hiệu trưởng nhà trường (khi đó) ban hành quyết định phân công ông Trần Minh Luân làm giáo viên dạy môn Thể dục.
Ông Trần Minh Luân cho rằng, việc ông Đảo phân công nhiệm vụ cho ông Luân từ phó hiệu trưởng xuống làm giáo viên, cắt phụ cấp chức vụ của ông Luân, tự cho rằng ông Luân bị miễn nhiệm chức vụ phó hiệu trưởng là trái với các quy định của pháp luật về quy trình bổ nhiệm lại cán bộ cho đến khi có quyết định chính thức.
Hiện ông Trần Minh Luân vẫn được Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh bổ nhiệm chức vụ Phó Giám đốc Trung tâm Giáo dục thường xuyên Lê Quý Đôn (nhiệm kỳ 2019 – 2024).
Chính vì vậy, ông Trần Minh Luân đã quyết định khởi kiện, đưa vụ việc này ra Tòa án nhân dân quận 3 đề nghị xét xử, với đề nghị tòa yêu cầu nhà trường thu hồi, hủy bỏ quyết định trường phân công nhiệm vụ của ông Luân là giáo viên dạy môn Thể dục (lúc đó).
Khôi phục mọi quyền lợi liên quan đến chế độ theo quy định hiện hành đối với ông Luân trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 4/2019, đền bù thiệt hại liên quan đến danh dự, nhân phẩm cho ông Trần Minh Luân.
Bao giờ Bộ mới công bố kết quả cuộc thi Thiết kế bài giảng điện tử năm 2021?
Gần nửa năm trôi qua, Bộ Giáo dục vẫn chưa công bố danh sách giáo viên đạt giải cuộc thi "Thiết kế bài giảng điện tử" năm 2021.
Bài viết "Nhà giáo phàn nàn Bộ Giáo dục nhiều lần triển khai văn bản chậm chạp" được đăng tải trên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam ngày 18/2/2022 đã phản ánh về sự chậm trễ của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việc triển khai văn bản trong hệ thống quản lý hành chính theo ngành dọc khiến quyền lợi chính đáng của giáo viên bị thiệt thòi.
Thế nhưng, có những việc cần triển khai theo ngành học thì Bộ Giáo dục và Đào tạo lại không làm như thế, đơn cử là cuộc thi "Thiết kế bài giảng điện tử" được triển khai ngày 17/9/2021 khiến công việc của Bộ Giáo dục và các tổ chức khác có liên quan quá tải, còn giáo viên thì mỏi mòn chờ đợi. [1], [2]
Mục đích tốt đẹp của cuộc thi "Thiết kế bài giảng điện tử"
Theo đó, nhằm mục đích xây dựng kho học liệu số ngành Giáo dục có chất lượng; nâng cao kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong hoạt động dạy học; tôn vinh trí tuệ, sức sáng tạo của các nhà giáo trong đổi mới nội dung và phương pháp dạy học, Bộ Giáo dục, Hệ tri thức Việt số hóa và Công đoàn Giáo dục Việt Nam phối hợp phát động, tổ chức cuộc thi thiết kế bài giảng điện tử.
Cuộc thi được tổ chức trên phạm vi toàn quốc. Đối tượng dự thi là nhà giáo đã và đang giảng dạy tại các cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên. Tác giả có thể tham gia dự thi theo hình thức cá nhân hoặc theo nhóm (không quá ba tác giả cho mỗi nhóm).
Sản phẩm bài giảng điện tử dự thi gồm: bài giảng e-Learning (là sản phẩm được tạo ra từ các phần mềm thiết kế bài giảng e-learning); video bài giảng (là bài giảng được giáo viên thiết kế và ghi hình dưới dạng video).
Mỗi sản phẩm kèm theo kế hoạch bài dạy (giáo án). Các nhà giáo đăng ký, nộp sản phẩm dự thi theo hình thức trực tuyến trên Hệ tri thức Việt số hóa tại địa chỉ igiaoduc.vn.
Yêu cầu về sản phẩm dự thi: bài giảng triển khai được toàn bộ quá trình (các hoạt động) dạy và học (tối thiểu cho một tiết học) thuộc chương trình giáo dục phổ thông (đối với lớp 1, lớp 2 và lớp 6 theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, các lớp còn lại theo Chương trình giáo dục phổ thông 2006).
Bài giảng giúp học sinh tự học, học trực tuyến hoặc sử dụng dạy học kết hợp (giữa tự học, học trực tuyến và dạy học trên lớp); phù hợp với các hướng dẫn của Bộ Giáo dục về mục tiêu, yêu cầu, nội dung và phương pháp dạy học của bài học.
Khi nào Bộ công bố kết quả gần 42.000 bài giảng điện tử tham gia cuộc thi? (Ảnh: Cao Nguyên)
Giáo viên cả nước mỏi mòn chờ đợi kết quả
Những ngày qua, nhiều giáo viên khắp các tỉnh thành trên cả nước chia sẻ với người viết rằng, thầy cô đang rất nóng lòng chờ đợi kết quả cuộc thi "Thiết kế bài giảng điện tử". Bởi đã gần nửa năm trôi qua, Bộ Giáo dục vẫn chưa công bố danh sách giáo viên đạt giải.
Trước đó, kho học liệu số của Hệ tri thức Việt số hóa (igiaoduc.vn) bắt đầu mở tiếp nhận sản phẩm dự thi từ ngày 30/9/2021 đến hết ngày 30/10/2021. Dự kiến thời gian công bố kết quả và giải thưởng trước ngày 31/12/2021.
Tôi cho rằng, Bộ Giáo dục chưa thể công bố giải cho giáo viên ở thời điểm này vì số lượng bài giảng gửi dự thi rất nhiều. Cụ thể, ngày 10/11/2021, Bộ Giáo dục thông báo đã nhận được gần 42.000 bài giảng điện tử đã được các giáo viên từ khắp mọi miền đất nước gửi về tham dự cuộc thi "Thiết kế bài giảng điện tử".[3]
Có 42.000 bài giảng điện tử tham gia dự thi, lấy trung bình một video có độ dài là 30 phút thì giám khảo phải xem, nghe 1.260.000 phút. Trong khi đó số lượng giám khảo của Bộ Giáo dục và các tổ chức khác cũng có hạn, biết bao giờ mới chấm xong?.
Chỉ làm một phép tính đơn giản như thế để thầy cô thấy rằng, 42.000 bài giảng điện tử khó có thể chấm xong một sớm một chiều. Giá mà cuộc thi này được tổ chức ở sở giáo dục địa phương trước, sau đó các sở giáo dục chọn những giáo án tốt nhất chuyển lên Bộ Giáo dục chấm chung kết thì sẽ có kết quả nhanh chóng.
Cũng có thể, Bộ Giáo dục chưa lường hết được số lượng sản phẩm dự thi của giáo viên quá nhiều so với dự tính. Qua cuộc thi này, hi vọng Bộ Giáo dục có thêm kinh nghiệm khi triển khai các cuộc thi khác của ngành mang tính quy mô.
Cuộc thi cũng là cơ hội để Bộ Giáo dục nhìn lại vẫn có chuyện các đơn vị đặt chỉ tiêu giáo viên tham gia theo số lượng, mặc dù đây là cuộc thi hoàn toàn tự nguyện. Minh chứng là, kế hoạch số 415/KH-THPTNQ ngày 14/9/2021 của Trường Trung học phổ thông Ngô Quyền, Thành phố Đà Nẵng, ghi rõ "phấn đấu mỗi tổ chuyên môn có ít nhất 01 sản phẩm dự thi". [4]
Theo tìm hiểu của tôi, 42.000 bài giảng điện tử tham dự cuộc thi cũng thượng vàng hạ cám lẫn lộn. Giáo viên tâm huyết làm sản phẩm tốt mang dự thi cũng rất nhiều nhưng vẫn có không ít bài giảng điện tử kém chất lượng vì thầy cô bị lãnh đạo ép buộc theo chỉ tiêu.
Và cho dù bài giảng điện tử hay hoặc dở cũng buộc giám khảo phải xem, nghe hết video thì mới có thể chấm điểm theo tiêu chí. Hơn nữa, giám khảo phải chấm qua nhiều vòng để chọn ra số lượng bài giảng đạt giải theo quy định nên thời gian sẽ kéo dài rất lâu.
Được biết, Ban tổ chức dự kiến trao 100 giải, trong đó có 10 giải nhất (mỗi giải 15 triệu đồng), 20 giải nhì (mỗi giải 10 triệu đồng), 30 giải ba (mỗi giải 7 triệu đồng) và 40 giải khuyến khích (mỗi giải 4 triệu đồng).
Thiết nghĩ, tâm lí giáo viên có sản phẩm dự thi rất muốn biết kết quả sớm, nhất là những thầy cô bỏ nhiều thời gian, công sức, chất xám thì càng mong hơn. Những bài giảng đạt giải là niềm tự hào của thầy cô, nhà trường. Tuy vậy, như bài bài viết đã phân tích, không còn cách nào khác, thầy cô vẫn phải chờ.
Tài liệu tham khảo:
[1] //moet.gov.vn/tintuc/Pages/tin-tong-hop.aspx?ItemID=7524
[2] //giaoduc.net.vn/giao-duc-24h/bo-giao-duc-phat-dong-cuoc-thi-thiet-ke-bai-giang-dien-tu-post221116.gd
[3] https://moet.gov.vn/tintuc/Pages/tin-hoat-dong-cua-bo.aspx?ItemID=7608
[4] //thptngoquyendn.edu.vn/2021/09/29/ke-hoach-phat-dong-cuoc-thi-thiet-ke-bai-giang-dien-tu-e-learning-nam-hoc-2021-2022-cua-truong-thpt-ngo-quyen/
(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.
Các mẫu kế hoạch 5512 rườm rà nhưng bắt buộc, tạo áp lực rất lớn cho giáo viên Các kế hoạch theo Công văn 5512 rất rườm rà, hình thức đi ngược lại với chỉ đạo về giảm áp lực hồ sơ sổ sách cho giáo viên mà Bộ đã triển khai từ nhiều năm qua. Ngày 23/6/2021, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Công văn 2613/BGDĐT-GDTrH về việc triển khai thực hiện chương trình giáo dục trung học...