Nguyên nhân ngứa khóe mắt và cách điều trị hiệu quả nhất
Nếu bạn nắm được nguyên nhân do đâu mà mình bị ngứa khóe mắt và cách điều trị kịp thời sẽ tránh được những tổn thương về mắt, cũng như sinh hoạt hàng ngày không bị ảnh hưởng.
Ngứa khóe mắt là bệnh gì? Có thể hiểu đơn giản, ngứa mắt là tình trạng phổ biến thường gặp vào mùa thu đông và gây nhiều khó chịu khi mắc phải.
Tuy rằng bệnh ngứa khóe mắt không làm ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người bệnh nhưng gây nhiều bất tiện và khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày. Do đó, tìm hiểu nguyên nhân ngứa khóe mắt và cách điều trị là điều cần thiết được quan tâm.
Nguyên nhân ngứa khóe mắt
“Tại sao bị ngứa khóe mắt?” là điều không phải ai cũng nắm được. Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh ngứa ở khóe mắt. Tuy nhiên có thể kể đến các nguyên nhân chính dẫn đến bị ngứa khóe mắt sau:
Dị ứng động vật, môi trường, mỹ phẩm
Nguyên nhân hàng đầu gây ngứa mắt đó là do dị ứng động vật, môi trường hay mỹ phẩm
Nguyên nhân hàng đầu gây ngứa mắt đó là do dị ứng động vật, môi trường hay mỹ phẩm. Đây là triệu chứng xuất hiện do sự phản ứng của cơ thể đối với một số chất gây dị ứng như thực phẩm, môi trường xung quanh, các loại mỹ phẩm mà bạn đang sử dụng. Hay đơn giản chúng ta bị ngứa mắt là do sự tiếp xúc với một số động vật như con mèo hay chó.
Vướng vật thể lạ trong mắt
Khi bị vướng phải các vật thể li ti hay gió, bụi vào mắt cũng có thể dẫn đến tình trạng ngứa khóe mắt gây đau rát, khó chịu liên tục. Điều này kéo dài sẽ dẫn đến bài mòn giác mạc và có thể dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng mắt.
Dùng kính áp tròng
Dùng kính áp tròng trong thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ phát triển bệnh khô mắt với triệu chứng đầu tiên là ngứa mắt. Bên cạnh đó, đôi mắt sẽ ngày càng đỏ, ngứa và nhạy cảm nhiều hơn.
Vệ sinh không đúng cách sẽ dẫn đến viêm màng kết và khiến đôi mắt đỏ, ngứa và nhạy cảm hơn. Nếu mắt phải các bệnh như hen, viêm mũi hoặc có tiền sử bị dị ứng, bạn cần cẩn thận hơn trong khi sử dụng.
Mắt bị khô
Khô mắt cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến hay bị ngứa ở khóe mắt. Mắt cần có đủ lượng nước để điều tiết bôi trơn và nuôi dưỡng mắt. Mắt không có nước là dấu hiệu đang bị khô, tình trạng này thường gặp phải ở người lớn tuổi. Đây là tình trạng mãn tính, có thể gây suy giảm thị lực và cần điều trị gấp.
Video đang HOT
Viêm mí mắt sẽ dẫn đến các triệu chứng như chảy nước mắt, rát ngứa, đỏ, khô mắt, viêm mô mắt, thậm chí rụng hết lông mi.
Các yếu tố nguy cơ từ triệu chứng ngứa khóe mắt:
Mụn lẹo ở mắt
Mụn lẹo xuất hiện ở mí mắt là dự báo của bệnh ung thư biểu mô tuyến bã. Cần kịp thời đi khám để có chẩn đoán sớm hoặc phải phẫu thuật cắt bỏ.
- Chấn thương mắt: có dị vật ở trong mắt dẫn đến xuất huyết nhãn cầu, xước nhãn mạc…
- Điểm vàng ở mí mắt: Dấu hiệu của sự tích tụ của chất béo hoặc nồng độ Cholesterol cao hơn bình thường.
- Giả u viêm hốc mắt: người bệnh thường bị sốt, đau nhức, tổn thương gân cơ khiến cơ vân nhãn dày ra.
Tổng hợp các cách trị ngứa khóe mắt cực hiệu quả
Ngứa mắt dẫn đến nhiều khó chịu. Bị ngứa khóe mắt phải làm sao là điều được nhiều người quan tâm. Theo đó, hầu hết mọi người đều chọn cách chữa ngứa khóe mắt tức thời đó là đưa tay lên dụi mạnh trực tiếp và liên tục để cảm thấy khá hơn.
Có rất nhiều cách chữa ngứa khóe mắt, sau đây là một số mẹo chữa ngứa khóe mắt vô cùng hiệu quả đã được nhiều người áp dụng và cho phản hồi tốt:
- Chườm ấm
Chườm ấm giúp hỗ trợ điều trị viêm mí mắt hiệu quả. Đây là cách giúp các lỗ tuyến ở mi được giãn nở hơn, giúp giải phóng cặn bã, làm sạch bờ mi.
Chườm ấm
Cách thực hiện: Dùng khăn sạch nhúng vào bát nước ấm rồi chườm nhẹ lên vùng mí mắt, đắp trong khoảng 5-7 phút.
Nên tích cực chườm ấm từ 2-3 lần/1 ngày để nhanh chóng cải thiện hiện tượng ngứa mắt hơn.
- Massage bờ mi
Để tránh gây tổn thương cho mắt, bạn nên chú ý vệ sinh mắt hàng ngày.
Thực hiện thao tác như sau: Dùng ngón tay trỏ miết nhẹ ở vùng đuôi mắt, sau đó kéo căng bờ mi về phía tai. Tiếp theo, đặt ngón tay trỏ ở góc mí gần sống mũi rồi ấn nhẹ lên bờ mi theo hướng về phía đuôi mắt.
Mỗi ngày thực hiện khoảng 3-5 lần sẽ giúp giảm ngứa mi mắt và giúp đôi mắt thư giãn hơn.
- Khoai tây sống
Khoai tây sống giúp chữa ngứa mí mắt hiệu quả khá cao được nhiều người áp dụng.
Khoai tây sống giúp chữa ngứa mí mắt hiệu quả khá cao
Cách thực hiện:
Bạn rửa sạch khoai tây rồi nạo sạch vỏ và cắt theo từng lát mỏng. Tiếp theo, cho lát khoai tây vào trong tủ lạnh vài phút rồi lấy khoai tây đắp lên trên mắt trong 30 phút.
Thực hiện quá trình này 3 -5 lần/ngày cho đến khi loại bỏ hoàn toàn chứng viêm bờ mi.
- Rửa bờ mí
Dùng dung dịch nước muối vệ sinh để rửa bờ mi sạch sẽ kết hợp chà rửa nhẹ nhàng dọc theo bờ mí trên và dưới. Dùng tăm bông chấm nước vệ sinh thật sạch để không gây tổn thương cho giác mạc làm ảnh hưởng đến mắt.
Với những thông tin về nguyên nhân ngứa khóe mắt và cách điều trị bệnh ngứa khóe mắt vừa được chia sẻ trên, hy vọng sẽ giúp ích được cho bạn.
Theo phunusuckhoe
Mẹo hết đau đầu sau khi thức dậy mỗi sáng
Nên sử dụng túi chườm, đệm sưởi, giảm bớt ánh sáng xung quanh, hạn chế đồ uống có cồn...
Ảnh minh họa
Theo WebMD, cơn đau đầu tăng dần theo thời gian, thường bắt đầu từ 4h đến 9h sáng và làm gián đoạn giấc ngủ của bạn.
Cơn đau xuất hiện do căng thẳng, thiếu ngủ, lạm dụng thuốc giảm đau, caffeine, dị ứng môi trường phòng ngủ, tật nghiến răng khi ngủ. Tình trạng này kéo theo chứng rối loạn giấc ngủ, đau nửa đầu.
Các mẹo dưới đây giúp bạn hạn chế cơn đau đầu sau khi thức dậy:
Sử dụng túi chườm lạnh
Chườm một túi đá hoặc đậu Hà Lan đông lạnh lên trán và thư giãn nhẹ nhàng trong 15 phút. Phương pháp này hiệu quả trị chứng đau nửa đầu.
Đệm sưởi
Đối với đau đầu do căng thẳng, hãy đặt một miếng đệm sưởi lên cổ hoặc phía sau đầu. Nếu đau do xoang, hãy đặt một miếng khăn ấm lên vị trí bị đau.
Giảm bớt ánh sáng xung quanh
Ánh sáng lóa hay nhấp nháy khiến chứng đau nửa đầu nặng hơn. Bạn nên che rèm cửa trong nhà, đeo kính râm khi ra ngoài hay lắp màn hình chống lóa cho máy tính.
Hạn chế nhai
Bạn nên hạn chế nhai kẹo cao su, các thức ăn giòn hoặc dính, nên xé thức ăn thành miếng nhỏ trước khi ăn.
Dùng một ít caffeine
Một lượng nhỏ caffeine giúp giảm đau, nhưng sử dụng quá nhiều sẽ dẫn đến mất ngủ và gây ra nhiều chứng đau đầu khác.
Hạn chế đồ uống có cồn
Đồ uống có cồn gây kích thích dạ dày, làm gián đoạn giấc ngủ, gây buồn nôn, chóng mặt, mệt mỏi và suy nhược cơ thể.
Các chuyên gia khuyên bạn nên gặp bác sĩ nếu cơn đau đầu xảy ra hơn hai lần trong một tuần, đau dữ dội kèm theo cứng cổ, đau kèm theo sốt, đau kinh niên ở trẻ em và đau thường xuyên ở người có tiền sử nhiễm HIV hoặc ung thư.
Tuấn Anh
Theo VNE
Những nguy cơ của phẫu thuật LASIK Bạn có thể thấy việc sử dụng kính áp tròng và kính đeo bất tiện vì một số lý do. Có thể là rắc rối khi phải mang chúng đi khắp nơi, là yếu tố nguy cơ do tính chất công việc, thời gian phải dành cho chúng trong sinh hoạt hàng ngày, hoặc đơn giản là các chi phí liên quan. LASIK...