Nguyên nhân nào khiến bạn bỗng dưng tăng cân?
Có nhiều nguyên nhân gây tăng cân nằm ngoài khả năng kiểm soát của bạn. Bởi vậy, nếu muốn giữ trọng lượng khỏe mạnh, bạn cần hết sức lưu ý đến những nguyên nhân này.
Mất cân bằng nội tiết tố
Nếu tuyến thượng thận và buồng trứng của bạn sản xuất quá nhiều testosterone, sự cân bằng nội tiết tố trong cơ thể bạn bị phá vỡ, kết quả là bạn sẽ tăng cân, cùng với triệu chứng khó chịu khác như rối loạn kinh nguyệt, mắc các bệnh phụ khoa, xuất hiện mụn trứng cá… Những phụ nữ bị hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) cũng có thể gặp phải nguy cơ tăng cân dần dần.
Gặp vấn đề ở tuyến giáp
Tăng cân là một trong những tác dụng phụ của các bệnh lý tuyến giáp. Tuyến giáp chịu trách nhiệm cho sự trao đổi chất, nhiệt độ, quá trình tiết mồ hôi và chuyển hóa năng lượng trong cơ thể. Do đó, khi chức năng của tuyến giáp bị suy giảm, nó sẽ làm chậm quá trình trao đổi chất và khiến bạn gặp khó khăn trong giảm cân.
Vậy nên, nếu bạn đã rất cố gắng mà không thể giảm cân, hãy đi kiểm tra tuyến giáp để biết mình có mắc bệnh liên quan hay không.
Không bổ sung đủ dinh dưỡng
Nếu bạn không nhận được đủ các chất dinh dưỡng, cân nặng của bạn có thể tăng lên mà bạn không biết. Đó là bởi vì khi cơ thể bị thiếu khoáng chất hoặc vitamin nào đó, sự trao đổi chất trong cơ thể cũng chậm lại và bạn cảm thấy như mình đang bị thiếu năng lượng. Kết quả là bạn sẽ ăn nhiều hơn mức cần thiết và cân nặng cũng từ đó tăng lên. Vì vậy, để duy trì trọng lượng khỏe mạnh, bạn cần bổ sung đủ các dưỡng chất sắt, canxi, magiê, vitamin D và các dưỡng chất quan trọng cần thiết khác cho cơ thể.
Các loại thuốc
Một số loại thuốc khi dùng cũng có thể có tác dụng phụ là ảnh hưởng đến trọng lượng cơ thể bạn, ví dụ như thuốc chống trầm cảm, thuốc tránh thai, thuốc trị tiểu đường… Các loại thuốc này có thể tác động đến nội tiết trong cơ thể, ảnh hưởng đến sự hấp thụ thức ăn và gây rối loạn trong ăn uống, dẫn đến tăng cân. Nếu bạn nhận thấy rằng trọng lượng của bạn đang tăng lên sau khi dùng các loại thuốc này, hãy nói chuyện với bác sĩ để tìm ra biện pháp điều trị thay thế.
Video đang HOT
Đối với các loại thuốc đặc trị các bệnh như tiểu đường, huyết áp cao, bạn cần uống theo chỉ định của bác sĩ và có chế độ ăn uống và tập luyện hợp lý để lấy lại vóc dáng.
ảnh minh họa
Chậm tiêu hóa
Thực phẩm bị mắc kẹt trong hệ thống tiêu hóa của bạn trong thời gian dài cũng là một trong những lý do kỳ lạ khiến bạn tăng cân, đặc biệt là khi bạn đang bị táo bón. Khi bị táo bón, quá trình tiêu hóa bị chậm lại, các chất thải tích tụ lại trong ruột khiến cho hoạt động trao đổi chất diễn ra chậm hơn, gan phải vất vả hơn khi xử lý hàng trăm loại độc tố nên không kịp đảm bảo chức năng chuyển hóa chất béo, đẩy nhanh quá trình tích lũy mỡ thừa trong cơ thể và dẫn đến tăng cân.
Căng thẳng
Trong số những lý do kỳ lạ dẫn đến tăng cân, căng thẳng cũng là một lý do không thể bỏ qua. Tâm trạng căng thẳng trực tiếp làm chậm sự trao đổi chất của bạn và góp phần tích tụ chất béo, nhất là chất béo ở vùng bụng. Nếu bạn không thể quản lý tâm trạng của mình dẫn đến căng thẳng, bạn cũng có nguy cơ ăn quá nhiều. Và điều này cũng góp phần khiến bạn tăng cân nhanh chóng.
Viêm xương khớp và các bệnh khác có ảnh hưởng đến cơ bắp, cột sống và khớp của bạn. Nó cũng có thể góp phần khiến bạn tăng cân đột ngột. Đối phó với đau khớp hoặc đau chân sẽ làm cho bạn ít có khả năng thực hiện nhiều hoạt động cần thiết khiến cho việc đốt cháy chất béo và calo dư thừa bị hạn chế. Trong trường hợp bị các bệnh này, bạn cần cân nhắc và tham khảo tư vấn của bác sĩ về cách ăn uống, thực hiện vật lý trị liệu để giảm bớt các triệu chứng của bệnh và tránh nguy cơ tăng cân.
BS Minh Anh
2 thời điểm "vàng" nên ăn sữa chua để vừa khỏe, đẹp lại không bị tăng cân
Thời gian thích hợp ăn sữa chua là sau các bữa cơm khoảng 1 giờ đồng hồ, tốt nhất là sau bữa trưa và bữa tối để phát huy hiệu quả tốt nhất.
Do là một thực phẩm giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe nên nhiều người cho rằng ăn càng nhiều sữa chua càng tốt. Song, sữa chua cũng như những thực phẩm khác cần ăn một cách khoa học.
Không ăn sữa chua lúc bụng đói và ngay sau bữa cơm. Ảnh minh họa
Ăn sữa chua khi nào và bao nhiêu là đủ?
Nhiều người nghĩ, sữa chua bổ như vậy thì ăn lúc nào cũng được, đó là quan niệm sai lầm. Nếu bạn ăn sữa chua lúc đói bụng sẽ tăng nguy cơ các bệnh về dạ dày bởi khi đói, nồng độ axit trong dạ dày cao, vi khuẩn axit lactic trong sữa chua khi vào dạ dày sẽ bị axit mạnh ở đó "giết chết".
Nếu bạn ăn sữa chua ngay sau khi ăn cơm xong, bạn rất có thể sẽ bị tăng cân do bản thân sữa chua có nhiệt lượng nhất định. Sau ăn cơm, bạn nạp ngay sữa chua có nghĩa bạn đã nạp vào cơ thể quá nhiều nhiệt lượng so với nhu cầu cơ thể.
Thời gian thích hợp ăn sữa chua là sau khi ăn cơm khoảng 1 giờ đồng hồ để phát huy được hiệu quả tốt nhất vì lúc này dịch dạ dày đã bị loãng, môi trường này rất thích hợp cho vi khuẩn có lợi phát triển.
Ngoài ra, theo các chuyên gia dinh dưỡng, sữa chua ăn vào buổi tối cũng sẽ phát huy được hết tác dụng.
Người trưởng thành nên ăn 2 hộp sữa chua/ngày để tốt cho sức khỏe. Ảnh minh họa
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, duy trì một lối sống lành mạnh, chế độ dinh dưỡng đầy đủ và bổ sung 2 hộp sữa chua mỗi ngày sẽ tốt cho tiêu hóa, tăng cường miễn dịch giúp mang lại một cơ thể khỏe mạnh, một trí tuệ minh mẫn.
Còn đối với trẻ nhỏ, bạn chỉ nên cho bé ăn liều lượng phù hợp: dưới 1 tuổi chỉ cho ăn một ngày - hộp , 1- 3 tuổi cho ăn hộp và trên 3 tuổi thì có thể cho ăn từ 1 đến 2 sữa chua/ngày.
Đối tượng nào nên ăn sữa chua?
Sữa chua được khuyên dùng cho những nhóm đối tượng dưới đây:
- Người thường xuyên sử dụng bia rượu và hút thuốc lá
- Dân văn phòng phải thường xuyên làm việc với máy tính hoặc những người phải làm việc ngoài trời
- Người đang gặp các vấn đề về da mặt như da khô và nhăn nheo, bị tàn nhang nám da
- Người bị táo bón kinh niên
- Người bị loãng xương, thoái hóa khớp
- Bệnh nhân mắc bệnh tim mạch
- Bệnh nhân phải dùng thuốc kháng sinh trong thời gian dài.
Ở nhà tránh dịch, nếu không muốn tăng cân vèo vèo, hãy kiểm soát tốt chế độ ăn uống vào 3 thời điểm "dễ gây béo" nhất trong ngày Có những khoảng thời gian trong ngày được coi là "dễ gây béo" nhất. Nếu bạn hiểu và kiểm soát ăn uống tốt vào 3 thời điểm này, bạn không cần lo lắng về việc tăng cân, béo phì. Kiểm soát được chế độ ăn uống là một điều kiện tiên quyết nếu muốn giảm cân. Trong đó, vấn đề ăn hay không...