Nguyên nhân khiến phụ nữ mang thai khó ngủ
Khó ngủ, mất ngủ là hiện tượng thường gặp ở phụ nữ mang thai gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của mẹ và bé. Nguyên nhân nào gây ra tình trạng này?
Nằm nghiêng bên trái sẽ khiến phụ nữ mang thai dễ chịu hơn khi ngủ
Một nguyên nhân khiến phụ nữ mang thai ngủ không ngon giấc là tiểu đêm. Điều này thường thấy nhất ở phụ nữ đang trong 3 tháng cuối của thai kỳ. Nguyên nhân của tình trạng này là do trong thời kỳ mang thai, tổng lượng máu lưu thông trong cơ thể phụ nữ tăng lên 50%, đồng nghĩa với việc trong máu tồn dư nhiều hợp chất không cần thiết, khi qua bộ máy lọc của thận, sẽ đi xuống bàng quang và được bàng quang tống xuất ra ngoài thông qua đường nước tiểu.
Mặt khác, khi nằm ngủ chất lỏng ở chân thường có xu hướng quay trở lại mạch máu và bàng quang nhiều hơn. Cả hai hiện tượng này cùng lúc xảy ra khiến phụ nữ mang thai thường xuyên buồn đi vệ sinh vào ban đêm. Khi quá trình mang thai tiến triển, tử cung đang phát triển đẩy bàng quang xuống, để lại rất ít không gian để lưu trữ nước tiểu.
Nằm kiểu gì cũng không thoải mái
Đối với phụ nữ mang thai thì nằm nghiêng sang bên trái là vị trí nằm tốt nhất. Tuy nhiên, nếu cả đêm cứ giữ nguyên tư thế đó sẽ rất khó chịu, toàn thân đau nhức, đặc biệt 3 tháng cuối của thai kỳ. Để ngủ ngon, phụ nữ mang thai nên dùng gối khi ngủ. Mất ngủ có thể xảy ra do các lý do khác nhau như hormone thai kỳ và tâm trạng lo lắng.
Ợ nóng
Video đang HOT
Ợ nóng là tình trạng phổ biến ở phụ nữ mang thai. Ợ nóng xảy ra bất cứ thời điểm nào trong ngày, nhưng đặc biệt tăng lên vào ban đêm, vì khi nằm xuống sẽ dẫn đến sự trào ngược dạ dày nhiều hơn. Điều này xảy ra khi các
hormone được giải phóng trong thời kỳ mang thai làm giãn các cơ trong dạ dày. Để khắc phục, nên tránh thực phẩm có cay nóng và dầu mỡ. Nên ăn trước 2 giờ khi đi ngủ.
Do trọng lượng cơ thể ngày càng tăng lên, gây áp lực nhiều hơn tới các cơ bắp ở chân nên phụ nữ mang thai rất dễ bị chuột rút, đặc biệt là về đêm. Đây cũng là một trong những lý do gây mất ngủ, khó ngủ. Tình trạng chuột rút cũng có thể do thiếu canxi. Điều này khiến cơ bắp đau nhức, dễ căng cứng cơ, co rút,…
Theo các chuyên gia y tế, thức ăn giàu canxi và magiê sẽ giúp giảm tình trạng chuột rút. Ăn các loại thực phẩm như sữa, sữa chua, đậu nành, chuối và uống nhiều nước.
Trong thời kỳ mang thai, các hormone – estrogen và progesterone – tăng lên đáng kể trong cơ thể. Điều này làm tăng lượng máu. Sự gia tăng lượng máu, bao gồm cả màng mũi, có thể gây nghẹt mũi, ho vào ban đêm.
Để khắc phục tình trạng này, bạn có thể sử dụng thuốc xịt mũi vào ban đêm để giảm bớt sự khó chịu hoặc thuốc thông mũi và xịt mũi có chứa steroid.
Ngưng thở khi ngủ
Sự gia tăng trọng lượng khi mang thai là một trong những nguyên nhân gây ngưng thở khi ngủ và ngủ ngáy. Huyết áp cao và nguy cơ bệnh tiểu đường lúc mang thai cũng liên quan đến chứng ngưng thở khi ngủ và ngáy ngủ.
Hội chứng chân không ngừng nghỉ
Hội chứng chân không ngừng nghỉ (RLS) gây cảm giác khó chịu như kiến bò lên chân, thôi thúc chân di chuyển liên tục gây khó ngủ, mất ngủ. RLS xảy ra là do thiếu máu do thiếu chất sắt. Thiếu magiê hoặc vitamin D cũng có thể gây ra RLS. Vì vậy, phụ nữ mang thai cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất này. Ngoài ra, tập thể dục, yoga, thiền, châm cứu cũng giúp giải tỏa sự khó chịu hiệu quả.
Theo Việt Báo
Dấu hiệu nhận biết nam giới bị viêm tuyến tiền liệt
Triệu chứng thường gặp của bệnh là tiểu nhiều lần, lắt nhắt, tiểu rớt giọt, tiểu buốt, tiểu đêm, trường hợp nặng có thể gây bí tiểu.
Bác sĩ Trà Anh Duy cho biết, tuyến tiền liệt là một cấu trúc đặc trưng chỉ có ở nam giới giống như tử cung chỉ có ở nữ. Do cấu trúc đặc biệt nên tuyến tiền liệt không chỉ tham gia tiết dịch để tạo thành tinh dịch, mà còn có các sợi cơ giúp cho việc kiểm soát hoạt động đi tiểu và xuất tinh. Khi tuyến tiền liệt bị viêm nhiễm sẽ ảnh hưởng đến quá trình kiểm soát nước tiểu và xuất tinh.
Ảnh minh họa: Menshealth.
Hầu hết nam giới được chẩn đoán viêm tuyến tiền liệt đều có cảm giác khó chịu trong lúc tiểu và triệu chứng đau tức vùng sau xương mu hoặc tầng sinh môn.
Theo bác sĩ Duy, bệnh này không khó chữa, song bệnh nhân phải đi khám tại cơ sở nam khoa uy tín để được làm xét nghiệm chẩn đoán và điều trị triệt để, tránh tự ý dùng thuốc.
Bác sĩ khuyến cáo nam giới khi thấy một dấu hiệu sau nên nghĩ đến bệnh viêm tuyến tiền liệt:
- Những triệu chứng kích thích đường tiểu như tiểu nhiều lần, lắt nhắt, tiểu rớt giọt, tiểu buốt, tiểu đêm.
- Những triệu chứng bế tắc như tiểu khó, phải rặn, tiểu chậm (đi tiểu nhưng không được ngay). Trường hợp nặng và cấp tính có thể gây bí tiểu.
- Triệu chứng đau rát và tức ở những vùng trên xương mu, bẹn bìu, tiểu khung và tầng sinh môn.
- Những rối loạn chức năng giao hợp rất đặc trưng như xuất tinh đau, xuất tinh ra máu. Đôi khi, bệnh nhân có kèm rối loạn co cứng của dương vật.
- Có thể bị sốt cao trong trường hợp viêm cấp tính.
Những triệu chứng trên có thể gặp ở những bệnh lý khác của đường tiểu như viêm niệu đạo, viêm bàng quang, phì đại tuyến tiền liệt... Do đó, để chẩn đoán bệnh viêm tuyến tiền liệt cần kết hợp thêm các phương pháp hỗ trợ như siêu âm, thử kháng nguyên đặc hiệu của tuyến tiền liệt trong máu, thử nước tiểu, phết dịch tuyến tiền liệt tiết ra từ thăm khám trực tràng xoa bóp tuyến tiền liệt...
Bác sĩ lưu ý: Tuyến tiền liệt là một tạng nằm sâu trong vùng tiểu khung nên tần suất bị viêm không cao như mọi người lo lắng. Bệnh lý này có thể gặp ở nam giới trong độ tuổi hoạt động tình dục và trung niên, đặc biệt là người quan hệ tình dục không an toàn. Ngoài ra, những yếu tố thuận lợi khiến viêm tuyến tiền liệt xuất hiện như sỏi thận, sỏi bàng quang, phì đại tuyến tiền liệt, hẹp niệu đạo...
Viêm tuyến tiền liệt nếu được chẩn đoán sớm và chính xác thì thời gian điều trị tương đối ngắn, chỉ từ 7 đến 10 ngày là khỏi. Toàn bộ chi phí thuốc chỉ vài trăm nghìn đồng, do vậy bệnh nhân không nên lo lắng quá.
Theo Trần Ngoan/Vnexpress.net
Đừng để 'mất hứng' khi yêu vì chuột rút chân Học kinh nghiệm phòng tránh cũng như cách "chữa cháy" khi có tai nạn xảy ra là cần thiết để "cuộc vui" của hai người luôn được "mỹ mãn". ảnh minh họa Đừng để mất hứng "yêu" vì "chuột rút" chân Chuột rút (vọp bẻ) có thể xuất hiện ở mọi đối tượng, từ người già đến trẻ nhỏ. Nó cũng có thể...