Nguyên nhân khiến dư luận Ấn Độ bất bình với đề thi quốc gia
Người sử dụng mạng xã hội và nhiều phụ huynh Ấn Độ đã chỉ trích Hội đồng Giáo dục Trung học cơ sở (CBSE) do phần câu hỏi trong đề thi quốc gia.
Học sinh Ấn Độ rời địa điểm thi lớp 10 môn khoa khọc xã hội ngày 30/11 tại Noida, Ấn Độ. Ảnh: CNN
Kênh CNN (Mỹ) ngày 14/12 đưa tin nội dung gây tranh cãi xuất hiện trong bài thi Văn học và Tiếng Anh dành cho học sinh lớp 10 (từ 15-16 tuổi) tại kỳ thi diễn ra vào cuối tuần vừa qua.
Hình ảnh về đề thi đã được chia sẻ trên mạng xã hội trong đó có một đoạn trong phần thi đọc hiểu gây chú ý. Theo đó nội dung đoạn văn tiếng Anh miêu tả “phụ nữ chỉ có thể khiến con cái nghe lời nếu chính họ biết nghe lời người chồng”. Một đoạn khác kết luận rằng “sự giải phóng những người vợ đã hủy hoại quyền thế của phụ huynh với chính con cái”.
Ngay lập tức, nhiều bậc phụ huynh và người sử dụng mạng xã hội đã bất bình về nội dung đề thi này, họ yêu cầu cơ quan quản lý giáo dục đưa ra lời giải thích. Các chính khách cũng lên tiếng yêu cầu mở cuộc điều tra và có lời xin lỗi chính thức từ CBSE.
Chủ tịch Đảng Quốc đại Ấn Độ Sonia Gandhi đã đề cập đến đề thi gây tranh cãi tại một phiên họp quốc hội vào ngày 13/12 và đánh giá các đoạn văn này là “tàn ác”. Bà nói: “Tôi phản đối nội dung có thành kiến với phụ nữ như vậy. Nó phản ánh tiêu chuẩn kiểm tra và giáo dục chưa tốt, đi ngược lại với mọi chuẩn mực và nguyên tắc của một xã hội tiến bộ”.
Video đang HOT
Chiều 13/12, CBSE ra tuyên bố rằng đoạn văn trong đề thi không “đạt tiêu chuẩn” và cơ quan này “cam kết về công bằng và ưu tú của giáo dục” đồng thời lấy làm tiếc nuối về vụ việc không may này.
CBSE sẽ thành lập một hội đồng chuyên gia xem xét và tăng cường quá trình thiết kế đề thi trong tương lai. Phần câu hỏi gây tranh cãi sẽ được đưa ra khỏi bài thi và không trừ điểm của các thí sinh.
Các câu hỏi của kỳ thi được viết bởi “người tạo bài kiểm tra” do chủ tịch CBSE chỉ định và những cá nhân này bắt buộc phải có bằng sau đại học về chủ đề mà họ viết. Các câu hỏi sau đó được xem xét và phê duyệt bởi người điều hành, cũng do chủ tịch CBSE chỉ định.
Báo động tình trạng bất bình đẳng giới trong chương trình tiêm chủng tại Ấn Độ
Dữ liệu thống kê của Chính phủ Ấn Độ cho thấy tính đến nay, số lượng nam giới được tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại quốc gia này nhiều hơn số lượng nữ giới tới 17%.
Một người đàn ông tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Noida, Ấn Độ. Ảnh: CNN
Theo hãng CNN, Ấn Độ đã tiêm một phần hoặc đủ hai liều cho 101 triệu người đàn ông. Nam giới chiếm 54% trong tổng số người được tiêm chủng tính đến thời điểm này.
Nhiều khu vực, trong đó có thủ đô Delhi và các thành phố lớn như Uttar Pradesh đã phải chứng kiến tình trạng bất bình đẳng giới nghiêm trọng trong chiến dịch tiêm chủng. Chỉ có duy nhất bang Kerala ở phía Nam và bang Chhattisgarh ở miền Trung là tiêm cho nhiều phụ nữ hơn đàn ông.
"Chúng tôi nhận thấy đàn ông, đặc biệt là tại các thị trấn và làng quê lựa chọn tiêm vaccine trước phụ nữ vì họ phải đi làm, trong khi phụ nữ lại bị mặc định làm công việc nội trợ", Prashant Pandya - Giám đốc y tế tại một bệnh viện lớn của chính phủ ở bang Gujarat, miền Tây nước này - nhận định.
Giới chức y tế cho biết những tin đồn sai lệch về vaccine có tác dụng làm gián đoạn chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ và giảm khả năng sinh sản cũng góp phần khiến số lượng phụ nữ muốn đi tiêm ít lại. Bác bỏ những lo ngại, chính phủ cam kết sẽ tăng cường các chương trình nâng cao nhận thức ở vùng nông thôn Ấn Độ để "đảm bảo phụ nữ hiểu tầm quan trọng của vaccine và ưu tiên bản thân trong cuộc đua này".
Hiện Ấn Độ có dân số là 1,3 tỷ người, trong đó số lượng nam giới hơn nữ giới là 6%.
Một số phụ nữ tại các làng quê ở Gujarat và bang Rajasthan lân cận hối thúc chính quyền địa phương triển khai tiêm vaccine tận nhà vì họ không thể để con ở nhà một mình mà đến bệnh viện tiêm.
"Tôi không biết đọc và viết... vậy tôi sẽ đăng ký để được tiêm vaccine như thế nào. Tôi mong muốn chính phủ hãy đem thuốc đến cho chúng tôi", Laxmiben Suthar - một người mẹ 4 con sống tại thị trấn Vadnagar thuộc bang Gujarat - bày tỏ.
Chính sách tiêm chủng của Ấn Độ đã phát triển nhanh chóng, nhưng cho đến nay chính phủ liên bang vẫn chưa có phản ứng trước lời kêu gọi tiêm chủng đến tận nhà vì vaccine chỉ được cấp phép sử dụng khẩn cấp và người được tiêm cần được theo dõi trong thời gian sau tiêm để các nhân viên y tế có thể xử lý trong trường hợp có bất kỳ phản ứng bất lợi nào.
Dữ liệu của chính phủ cũng cho thấy tốc độ tiêm chủng ở thành thị nhanh hơn so với nông thôn. Đây là kết quả do một phần nguyên các thành phố giàu hơn mua và dự trữ nhiều vaccine hơn các vùng quê.
Ngày 7/6, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã đảo ngược chính sách trước đó và cho biết vaccine sẽ được tiêm miễn phí cho tất cả trưởng thành bắt đầu từ ngày 21/6. Chính phủ cũng sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc tiêm chủng sau khi nhìn ra những bất cập về quy trình đăng ký trực tuyến.
Ấn Độ đã phân phối được 233,7 triệu liều vaccine cho người dân, đứng thứ 3 trên thế giới sau Trung Quốc và Mỹ. Tuy nhiên, mới chỉ có 5% trong tổng số 950 triệu người trưởng thành nước này nhận đủ 2 liều vaccine.
Số liệu cập nhật sáng 10/6 của Bộ Y tế Ấn Độ cho thấy nước này đã ghi nhận 6.148 ca tử vong do COVID-19 trong 24 giờ qua, đưa tổng số ca tử vong tại nước này lên 359.676 ca. Đây là mức tử vong theo ngày cao kỷ lục kể từ khi đại dịch bùng phát ở nước này, cao gần gấp 3 lần so với con số được báo cáo trong những ngày gần đây.
Trong khi đó, số ca nhiễm COVID-19 mới tại nước này tiếp tục ở dưới ngưỡng 100.000 ca/ngày trong ngày thứ 3 liên tiếp với 94.000 ca được ghi nhận trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca nhiễm lên 29,18 triệu ca, đứng thứ hai trên thế giới chỉ sau Mỹ.
Bác sĩ Ấn Độ thực hiện hơn 37.000 ca phẫu thuật miễn phí cho trẻ em Một bác sĩ ở Ấn Độ đã được ca ngợi là anh hùng khi dành phần lớn cuộc đời mình để thực hiện hơn 37.000 ca phẫu thuật sứt môi, hở hàm ếch miễn phí cho trẻ em. Bác sĩ Subodh Kumar Singh. Ảnh: Facebook Sứt môi và hở hàm ếch là những dị tật bẩm sinh xảy ra khi môi hoặc miệng...