Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Đất nước muốn phát triển, hệ thống giáo dục đại học phải có chất lượng cao
“Theo kinh nghiệm của các quốc gia thành công, đất nước muốn phát triển phải hội tụ hai yếu tố: hệ thống giáo dục đại học có chất lượng cao và lực lượng lao động được đào tạo bài bản”.
Đó là chia sẻ của nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trong vai trò là cựu sinh viên Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐH Quốc gia TPHCM tại lễ khai giảng của trường sáng nay (6/9). Ông cho biết, “là một cựu sinh viên của nhà trường, tôi vui mừng vì sự phát triển, vì vai trò ngày càng quan trọng của nhà trường đối với nền giáo dục nước nhà”.
Nguyên Chủ tịch nước khẳng định, nhà trường là nơi đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao hàng đầu cả nước trong lĩnh vực khoa học xã hội nhân văn, là điểm đến học thuật có uy tín đối với bạn bè quốc tế muốn học tập và nghiên cứu về Việt Nam.
Ông cũng đánh giá cao nhà trường trong việc đào tạo ra nhiều cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ có chất lượng. Trong số đó có nhiều người trở thành những nhà khoa học, chính trị gia, nhà quản lý, văn nghệ sĩ uy tín.
Bên cạnh đó, trong nghiên cứu khoa học nhà trường cũng có nhiều đóng góp với các công trình nghiên cứu đã tạo nhiều dấu ấn tốt cho nhiều địa phương. Trường đã có nhiều đột phá khi khoa học xã hội không còn là tri thức chỉ dành riêng cho các nhà nghiên cứu mà được lan tỏa đến nhiều người. Đại học này đã hỗ trợ nhiều tỉnh Nam Bộ đưa chương trình đào tạo các môn cơ bản vào cấp phổ thông, gây nhiều hứng khởi cho học sinh.
Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang phát biểu trong lễ khai giảng tại trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM trong vai trò cựu sinh viên của trường. (Ảnh: Ngọc Thạch)
Nguyên Chủ tịch nước cũng cho rằng: “Theo kinh nghiệm của các quốc gia thành công, đất nước muốn phát triển phải hội tụ hai yếu tố: hệ thống giáo dục đại học có chất lượng cao và lực lượng lao động được đào tạo bài bản. Riêng lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, chất lượng đào tạo không chỉ đo bằng trí tuệ, sáng tạo của người học mà còn yếu tố nhân cách, nhân bản, tinh thần yêu nước, yêu dân tộc. Như vậy, giáo dục đại học là đầu vào tạo nên sự phát triển của đất nước, là thời gian chuẩn bị để tạo ra những nhà khoa học và nghiên cứu thực thụ – những người sẽ không ngừng tìm ra chân trời kiến thức mới”, ông Sang nói.
Theo ông, giáo dục đại học cũng từ đó có vai trò là hệ thống nuôi dưỡng mọi lĩnh vực trong đời sống, là nguồn cung cấp nhân lực tối cần thiết để phục vụ các công tác quản lý, quy hoạch, thiết kế, giảng dạy và nghiên cứu xây dựng đất nước.
Nguyên Chủ tịch nước cũng nhấn mạnh vai trò của người thầy ở xã hội hiện đại. “Trong quan niệm truyền thống phương Đông, người thầy đứng thứ hai trong cương thường Quân – Sư – Phụ. Thiên chức người thầy không chỉ truyền bá kiến thức mà còn đào tạo nhân tài cho quốc gia. ‘Lương sư hưng quốc’, thầy giỏi có thể làm cho quốc gia hưng thịnh”, ông Trương Tấn Sang nói.
Video đang HOT
Ông cũng cho rằng xã hội Việt Nam, người thầy luôn được xã hội kính trọng. Bởi vì người thầy là nhân tố quan trọng quyết định chất lượng, hiệu quả giáo dục, nâng cao dân trí, đào tạo ra những con người để xây dựng đất nước. Trong quá trình đổi mới giáo dục và giai đoạn hiện đại hóa đất nước, vị thế người thầy càng được nhìn nhận theo quan điểm mới. Họ còn là người khuyến khích, tạo động lực cho học trò không ngừng sáng tạo, phát huy hết khả năng trong việc học và nghiên cứu.
Nữ hiệu trưởng đầu tiên của Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐH Quốc gia TPHCM tặng hoa đến nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang – cựu sinh viên đặc biệt của trường. (Ảnh: Ngọc Phượng)
Dịp này, PGS.TS Ngô Thị Phương Lan, Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQG TPHCM cho biết nhà trường xác định 6 trọng tâm trong đó thực hiện lộ trình tự chủ đại học. Bên cạnh đó, trường tiếp tục cập nhật, đổi mới chương trình đào tạo và chuẩn hoá đội ngũ giảng viên, cán bộ hỗ trợ đào tạo; tiếp tục nghiên cứu phục vụ cộng đồng nhất là khu vực Nam bộ…
Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM là trung tâm đào tạo nhân lực ngành khoa học xã hội lớn phía Nam, có lịch sử hơn 60 năm phát triển. Đây cũng là đại học có nhiều sinh viên quốc tế đến từ các nước Mỹ, Anh, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ.
Hiện, trường có hơn 20.000 sinh viên các hệ với 54 chương trình giáo dục thuộc 27 ngành đào tạo bậc đại học, 43 ngành sau đại học và trên 10 chương trình liên kết quốc tế.
Lê Phương
Theo Dân trí
Công nghệ sẽ thay đổi cách học của thế hệ sinh năm 2000
Sinh viên thế hệ 2000 có thể theo dõi tiến độ học của bản thân, nhận cảnh báo tự động nếu vắng mặt hay khi gặp một số vấn đề.
Cait Etherington - nhà tư vấn đào tạo với hơn hai thập kỷ kinh nghiệm chia sẻ về tác động của công nghệ truyền thông mới với giáo dục và đào tạo. Dưới đây là những đánh giá của cô trên ElearningInside hồi tháng 8 vừa qua.
Thế hệ sinh năm 2000 sắp bước vào đại học. Không giống như những tân sinh viên của thế kỷ 20, thậm chí là đầu thế kỷ 21, sinh viên năm thứ nhất của thế hệ này có khả năng sẽ đến trường và chuẩn bị cho một trải nghiệm học tập hoàn toàn mới.
Học tập kết hợp được mong đợi
Học tập kết hợp (Blended Learning) là nhu cầu của nhiều sinh viên hiện nay. Theo đó, học sinh có thể vừa học trực tuyến vừa theo học truyền thống. Phần lớn sinh viên tại Mỹ muốn hoàn thành ít nhất một vài khóa học trực tuyến trong cả chương trình. Không chỉ vậy, chính các giảng viên đại học cũng muốn cung cấp một số nội dung giảng dạy bằng hình thức trực tuyến.
Với lý do này, sẽ rất ít sinh viên khóa 2018-2022 có thể hoàn thành bằng cấp mà không tham gia vào một số nội dung học trực tuyến. Ngày càng nhiều nghiên cứu cho thấy, học tập hiệu quả hơn khi kết hợp hai hình thức giáo dục trực tuyến và truyền thống.
Sự xuất hiện của trợ lý giảng dạy ChatBot
Tại nhiều trường đại học, sinh viên năm thứ nhất thường chỉ tiếp xúc với trợ giảng - vốn là các cựu sinh viên đang làm nghiên cứu tại trường hơn là các giáo sư. Các giáo sư hàng đầu thường không hào hứng dạy tân sinh viên. Nếu có đứng lớp lớn, giáo sư cũng chỉ giảng dạy, còn trợ lý lớp học sẽ làm các phần việc như phân loại, giám sát phòng thí nghiệm, thảo luận...
Các chatBot đang bắt đầu nhận một số công việc trợ giảng để hỗ trợ thực tế này. Ví dụ, tại ĐH Công nghệ Georgia, Jill Watson đã hỗ trợ sinh viên trong nhiều năm. Trợ giảng AI luôn sẵn sàng trả lời các câu hỏi ngay cả vào lúc nửa đêm. Đối với lứa sinh viên sinh năm 2000 - những người đã quen với việc nhận thông tin mà họ cần 24/7, các trợ giảng AI là sự phù hợp.
Sinh viên thế hệ 2000 được trải nghiệm học tập trong môi trường đầy công nghệ. Ảnh: avnetwork.com.
Sự hỗ trợ của các chatBot tư vấn học tập
Giữa tháng 7, myKlovr - một AI tư vấn đã ra mắt, giúp học sinh ra quyết định về việc nên học đại học nào. Khi nhập học, các bot có thể tư vấn cho sinh viên năm nhất về các hoạt động trong khuôn viên trường và nhiều nền tảng tư vấn tự động khác. Ví dụ, các nền tảng với công nghệ AI như DegreeWorks giúp sinh viên theo dõi tiến độ học của mình, hay Starfish - tự động gửi cảnh báo cho sinh viên khi họ vắng mặt tại lớp...
Điều đó không có nghĩa là thế hệ 2000 sẽ không tiếp xúc với con người. Hầu hết các bot tư vấn cũng được thiết kế để tự động liên hệ với các cố vấn là người thật, nếu thấy việc học tập của sinh viên trượt dốc. Điểm danh tự động sẽ hạn chế việc trốn học trong năm học tới, sinh viên tại ít nhất một vài cơ sở giáo dục ở Mỹ gồm ĐH Duke, ĐH Alabama và ĐH Oklahoma sẽ khó trốn học hơn. Điều này là do các trường này đã quyết định chuyển sang hình thức điểm danh tự động với Blackboard Mobile Credentials.
Công nghệ mới này là một thẻ ID cấp cho sinh viên. Sinh viên có thể sử dụng thẻ ID để mua hàng trong khuôn viên trường, đồng thời giúp giảng viên giám sát việc học dễ dàng và sinh viên điểm danh nhanh chóng bằng cách chạm hoặc vuốt vào thẻ ID. Nhờ có công nghệ nsgu mà sinh viên trốn học sẽ khó khăn hơn nhiều.
Học tập là yêu cầu suốt đời
Một nghiên cứu của Diễn đàn Kinh tế thế giới dự đoán rằng với sinh viên niên khóa 2018-2022, hầu hết những gì họ học ở đại học sẽ lỗi thời vào thời điểm tốt nghiệp.
Ngoài ra, nhiều công việc dành cho sinh viên tốt nghiệp vào năm 2022 là những công việc mới có thậm chí chưa xuất hiện vào thời điểm này. Thực tế là những sinh viên tốt nghiệp ngày nay phải liên tục học hỏi trong suốt sự nghiệp của họ. Nhiều trường đã chuẩn bị cho thực tế này như Đại học Harvard với "Chương trình giảng dạy 60 năm".
Nhiều khả năng giáo dục đại học tương lai sẽ diễn ra một phần hoặc toàn bộ bằng hình thức trực tuyến. Các khóa trực tuyến đại chúng mở (MOOC) cấp bằng đại học và sau đại học của các trường uy tín như MIT, Pennsylvania, ĐH Công nghệ Georgia và nhiều tổ chức khác được kỳ vọng sẽ đóng vai trò lớn trong việc đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng tăng sau khi tốt nghiệp.
Nguyên Chương - ĐH trực tuyến FUNiX (theo ElearningInside)
Theo Vnexpress
Người trẻ chế tạo robot chống cận Với mong muốn giúp trẻ em VN phòng ngừa bệnh học đường, một nhóm cựu sinh viên Trường ĐH Bách khoa Hà Nội vừa chế tạo robot chống cận thị, chống gù lưng. Các bạn trẻ chế tạo ra robot chống cận thị, gù lưng - THU HẰNG Sau vài năm ra trường bôn ba làm việc tại các công ty, tập đoàn...