Nguy hại ra sao khi gián bám vào thực phẩm của chúng ta?
Sự xâm nhập của gián vào thức ăn có thể gây ra tình trạng ngộ độc thực phẩm.
Theo Health site bản thân gián không gây ra bệnh nhưng chúng là vật truyền bệnh hoặc mang mầm bệnh từ hàng triệu vi khuẩn. Đồng thời loại côn trùng này cũng là tác nhân truyền nhiễm dẫn đến một loạt các bệnh từ tiêu chảy đến ngộ độc thực phẩm.
1. Ô nhiễm thực phẩm
Gián là loài động vật có thể sống bằng cách ăn bất cứ thứ gì. Ngoài thực phẩm của con người, chúng còn ăn thực vật chết, động vật, phân, keo, xà phòng, giấy, da và thậm chí cả những sợi tóc rụng.
Gián vừa ăn vừa nôn mửa những thức ăn mà chúng đã tiêu hóa một phần và đào thải phân rải rác khắp nơi. Do đó nếu chúng bò vào thức ăn của con người sẽ khiến thực phẩm đó bị ô nhiễm bởi các chất thải mang theo nhiều vi khuẩn có hại của chúng. Ngoài ra, nó còn mang các loại trứng giun đường ruột, gây tác động kích thích dị ứng, ngứa, viêm da, mí mắt và các rối loạn hô hấp khác tùy theo mức độ. Một nghiên cứu cho thấy vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa có thể nhân lên rất nhiều trong ruột của gián. Nó có thể gây ra một số bệnh như nhiễm trùng đường tiết niệu, các vấn đề về tiêu hóa và nhiễm trùng huyết cho con người.
2. Ngộ độc thực phẩm
Video đang HOT
Theo Health site, trong một đợt bùng phát dịch ngộ độc thực phẩm, người ta thấy rằng tỉ lệ này giảm đột ngột sau khi tiêu diệt rất nhiều gián. Loài côn trùng này cũng là nơi trú ngụ của vi khuẩn Salmonella có thể gây ngộ độc thương hàn và thực phẩm.
Khi bò vào thức ăn, chúng có thể gây ô nhiễm và ngộ độc thực phẩm. Ảnh: Internet
Mới đây người dân tại Việt Nam phải đối diện với nạn gián Đức hoành hành. Đây cũng là loại gián mang theo nhiều mầm bệnh và vi khuẩn từ các vùng khác nhau lên thức ăn hoặc các bề mặt dùng để chuẩn bị thức ăn như thớt, bàn làm bếp như E.coli, Salmonella, Shigella… gây viêm phổi và nhiều nguy cơ lây nhiễm ký sinh trùng như giun móc, sán đũa, sán dây…
3. Lây nhiễm vi khuẩn gây bệnh và gây hại cho con người
Gián không phải là tác nhân gây bệnh nhưng nó là trung gian truyền và phát tán một số loại bệnh đã được khẳng định hoặc nghi ngờ vì nó mang mầm bệnh tiêu chảy, kiết lỵ, dịch tả, phong, dịch hạch, thương hàn, virus bại liệt… Ngoài ra, nó còn mang các loại trứng giun đường ruột, gây tác động kích thích dị ứng, ngứa, viêm da, mí mắt và các rối loạn hô hấp khác tùy theo mức độ.
Theo một số nghiên cứu, gián có thể là kẻ thù tồi tệ nhất của người hen. Tỉ lệ mắc bệnh hen suyễn có thể tăng nếu nhà bạn bị nhiễm gián. Dị ứng gián có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng và thậm chí có thể đe dọa tính mạng. Và những người không bị hen suyễn có thể bị hen suyễn bằng cách hít phải chất gây dị ứng của gián.
4. Gián gây dị ứng
Gián có thể gây dị ứng. Sự tiết nước bọt và các bộ phận cơ thể của chúng chứa hàng trăm chất gây dị ứng có thể gây ra phản ứng không mong muốn. Bạn có thể bị phát ban da, hắt hơi và chảy nước mắt.
Sự tiết nước bọt và các bộ phận cơ thể của chúng chứa hàng trăm chất gây dị ứng. Ảnh: Internet
Không chỉ thế các chất bài tiết, nôn mửa từ miệng gián, các tuyến trên cơ thể của chúng có mùi hôi đặc biệt, rất khó chịu và đọng lại rất lâu trên những vật dụng mà nó đã đi qua. Điều này khiến con người bị khó chịu, thậm chí là nhức đầu khi ngửi thấy mùi hôi này.
5. Gián cắn phá đồ đạc, thậm chí là cắn người
Gián là loài ăn tạp, khi không có thức ăn chúng sẽ bắt đầu gặm nhấm đồ đạc trong gia đình bạn. Chúng ăn cả bìa gáy sách, tủ đựng đồ đạc và trần nhà có chất bột, thậm chí cả đế giày, tấm lót giày, xác lột và xác của chúng, máu tươi, máu khô, phân… Và tệ hại hơn nữa là nhấm luôn cả móng chân, móng tay, hoặc phần da của trẻ em, người ốm, người lớn đang ngủ ngon giấc. Không chỉ thế những con gián nhỏ còn có thể xâm nhập vào tai và mũi của con người trong khi ngủ. Điều này cực kỳ nguy hiểm cho sức khỏe của chúng ta.
NGUYÊN HÀ
Theo PLO
Pháp: Nghi ngờ nhiễm vi khuẩn Coli, thu hồi sản phẩm từ sữa bột và phô mai Bisù
Bộ Y tế cảnh báo chính quyền Pháp về sự nghi ngờ ô nhiễm của một số loại phô mai sữa tươi của Pháp với vi khuẩn Escherichia coli. Đồng thời cũng nói rằng việc thu hồi sữa mềm Bisù phải được thực hiện vì "nghi ngờ nhiễm bẩn bởi Escherichia coli loại O26".
Báo cáo đến Pháp thông qua hệ thống cảnh báo thực phẩm nhanh châu Âu (Rasff). Các loại phô mai có liên quan đến từ cơ sở với số nhận dạng FR 26 281 001 CE và liên quan đến các sản phẩm Saint-Felicien (gói 180 gram) và Saint Marcellin (gói 80 gram). Quy định liên quan đến tất cả các lô (từ l 032 đến 116) của các nhãn hiệu thương mại: Fromagerie Alpine, Carrefour, Reflet de France, Leclerc, Lidl, Auchan, Rochambeau, Prince des bois, Sonnailles và Prealpin. Bộ "đã thực hiện các bước để cảnh báo các sở y tế khu vực để xác minh sự tuân thủ các quy trình đã thiết lập".
Vi khuẩn Escherichia coli trong trường hợp này đã gây ra ở Pháp các trường hợp mắc hội chứng tan máu-niệu, biểu hiện bằng các vấn đề về máu (thiếu máu và giảm tiểu cầu) và thận, như suy thận cấp; trong 90% trường hợp có liên quan đến nhiễm trùng đường tiêu hóa.
Kim Dung
Theo sao.baophapluat.vn
Nhiễm sán dây lợn: Đừng quá lo lắng, nhưng phải chủ động phòng bệnh Nhiễm sán dây lợn là một bệnh gặp chủ yếu ở các nước đang phát triển như ở châu Mỹ la tinh, châu Á (trong đó có nước ta) do điều kiện vệ sinh kém, thói quen ăn thịt lợn chưa nấu chín, trong khi bệnh lây theo đường ăn uống. Cách phòng bệnh sán lợn. Sán dây lợn gây bệnh lợn gạo...