Nhiễm sán dây lợn: Đừng quá lo lắng, nhưng phải chủ động phòng bệnh
Nhiễm sán dây lợn là một bệnh gặp chủ yếu ở các nước đang phát triển như ở châu Mỹ la tinh, châu Á (trong đó có nước ta) do điều kiện vệ sinh kém, thói quen ăn thịt lợn chưa nấu chín, trong khi bệnh lây theo đường ăn uống.
Cách phòng bệnh sán lợn.
Sán dây lợn gây bệnh lợn gạo ở lợn, con người ăn phải trứng sán dây lợn hoặc ấu trùng sán dây lợn sẽ mắc bệnh và có thể gây một số biến chứng.
Nhiễm sán dây lợn có nguy hiểm không?
Khi người mắc bệnh sán lợn, trứng sán lợn ở trong các đốt sán già, rụng ra khỏi cơ thể sán rồi ra ngoài theo phân làm ô nhiễm thực phẩm, rau, quả, nước. Khi người hoặc lợn ăn phải trứng, trứng sẽ vào ruột nở thành ấu trùng. Ấu trùng sán lợn có thể ở lại ruột phát triển thành sán lợn trưởng thành.
Mỗi con sán lợn trưởng thành dài khoảng từ 1-3 mét, có thể tới 8 mét, cơ thể có từ 700-1.000 đốt và mỗi con sán trưởng thành có nhiều đốt sán, mỗi đốt sán lợn chứa hàng ngàn trứng, về sau trứng sán sẽ phát triển thành ấu trùng sán lợn.
Mỗi khi bị sán dây lợn có thể có nhiều con sán trưởng thành ở trong ruột người bệnh, vì vậy, chúng sẽ sử dụng rất nhiều chất dinh dưỡng của người bệnh đó, gây rối loạn tiêu hóa và dần dần người bệnh bị suy kiệt, đặc biệt là trẻ em. Sau thời gian phát triển 2,5 – 4 tháng, ấu trùng sán lợn có khả năng lây nhiễm.
Nếu người ăn phải ấu trùng sán lợn (kén sán) còn sống vào dạ dày, dưới tác dụng của dịch vị, ấu trùng thoát khỏi vỏ kén để phát triển thành sán trưởng thành. Thời gian hoàn thành chu kỳ khoảng 5-7 tháng. Tuổi thọ của sán dây lợn 20-30 năm, có thể rất lâu tới 70 năm.
Một số trường hợp (không phải tất cả), ấu trùng sán lợn từ ruột có thể sẽ theo hệ bạch mạch hoặc xuyên qua các lớp tổ chức để tìm đến ký sinh ở cơ, cơ quan nội tạng phát triển thành nang ấu trùng sán sẽ rất nguy hiểm nhất là ở não, tim, mắt…
Tại sao không nên chủ quan, xem thường?
Video đang HOT
Nguyên nhân chính của người nhiễm bệnh sán dây lợn là do ăn thịt lợn chưa nấu chín mà thịt lợn đó bị nhiễm sán dây lợn (lợn gạo) hoặc ăn phải thực phẩm có nhiễm trứng sán lợn hoặc ấu trùng sán lợn. Vì vậy, không nên chủ quan xem thường, bởi vì, thịt lợn là loại thực phẩm gần như có ở mọi miền, nếu thịt lợn bị nhiễm ấu trùng sán lợn sẽ trở thành lợn gạo, khi chưa nấu chín, nếu ăn phải sẽ bị nhiễm sán dây lợn.
Mặt khác, chỉ có một số người bệnh nhiễm ấu trùng sán lợn có thể bị ấu trùng cư trú ở não gây các triệu chứng động kinh, co giật, tăng áp lực nội sọ, đau đầu kéo dài, và các tổn thương khác. Tuy nhiên, đừng quá lo lắng hoặc hoang mang, bởi vì, khi phát hiện bị nhiễm sán dây lợn đã có phác đồ điều trị của Bộ Y tế có hiệu quả cao, mặt khác để chẩn đoán nhiễm sán dây lợn, hiện nay đã làm được các nghiệm và cận lâm sàng có độ chính xác cao.
Nguyên tắc điều trị
Khi phát hiện bị nhiễm sán dây lợn người bệnh hoặc người nhà không nên quá lo lắng, hoang mang, bởi vì, người bị nhiễm bệnh sán dây lợn sẽ được điều trị theo phác đồ của Bộ Y tế có hiệu quả cao ở cơ sở y tế nhà nước, do đó, người bệnh hoặc người nhà không tự động mua thuốc để tự điều trị.
Ăn chín, uống sôi là một trong những biện pháp phòng bệnh hiệu quả.
Nguyên tắc phòng bệnh
Mặc dù khi phát hiện nhiễm sán dây lợn sẽ được điều trị dứt điểm nhưng cần phải chủ động phòng bệnh. Bởi vì, người bị nhiễm sán dây lợn là do vệ sinh kém, nhất là vệ sinh an toàn thực phẩm hoặc thói quen ăn thịt lợn chưa nấu chín (tiết canh, nem cua, nem chạo…). Nếu thịt lợn dùng để chế biến các loại thực phẩm đó nhiễm sán dây lợn thì rất nguy hiểm.. Vì vậy, có thể phòng ngừa bệnh sán lợn được bằng vệ sinh môi trường, quản lý phân thật tốt (phân người và phân lợn, đặc biệt ở nông thôn, miền núi cần có hố xí hợp vệ sinh, không thả rông lợn).
Cần có nước sạch để dùng trong sinh hoạt hàng ngày, nhất là ở các vùng nông thôn, miền núi. Vệ sinh an toàn thực phẩm là một khâu hết sức quan trọng trong phòng bệnh sán lợn, đặc biệt cần ăn chín, uống chín.
Ngành thú y cần kiểm tra thật nghiêm ngặt chất lượng thịt lợn, quyết không để thịt lợn gạo tồn tại ở các nơi bán và chế biến thực phẩm. Với người dân tuyệt đối không ăn thịt lợn, các sản phẩm từ thịt lợn chưa nấu chín (tiết canh, nem chua, nem chạo,…), đặc biệt tránh xa thịt lợn gạo và không ăn rau sống.
Theo baohatinh
Cảnh báo bệnh lợn gạo lây sang người qua ăn uống
Nam bệnh nhân tìm đến bác sĩ khi tá hỏa phát hiện những đốt sán rơi ra từ hậu môn, bác sĩ đã xổ con sán dài 3m ra khỏi cơ thể bệnh nhân. Bệnh sán dây lợn thường lây sang người qua đường ăn uống, cộng đồng cần chủ động các biện pháp phòng ngừa.
Nhiều ca nhiễm sán lợn
Thông tin từ BS Hồ Ngọc Quý, Viện Sốt rét Ký sinh trùng Côn trùng, TPHCM cho biết, thời gian gần đây Viện tiếp nhận nhiều bệnh nhân đến khám và điều trị vì nhiễm ký sinh trùng sán dây lợn. Điển hình là trường hợp bệnh nhân nam 53 tuổi đến Viện trong tình trạng có những đốt sán tự động rụng ra từ hậu môn hoặc đi cầu ra những đốt sán có hình dạng như xơ mít.
Con sán dài 3m được xổ ra khỏi cơ thể người bệnh
Các bác sĩ xác định đây là đốt sán dây lợn bị rụng nên tiến hành dùng thuốc xổ cho bệnh nhân. Con sán dây lợn dài 3m đã theo ngã tự nhiên đi ra khỏi cơ thể trong sự ngỡ ngàng của người bệnh. Sau xổ sán, bệnh nhân được tiếp tục theo dõi, điều trị để xử lý triệt để nguy cơ nang sán có thể ký sinh trên người bệnh.
Trước đó, một bệnh nhân nữ 64 tuổi (ngụ tại Bình Phước) đến Viện với biểu hiện có nhiều nang sán nổi thành u ở các vùng da lỏng (phía dưới da có các tổ chức mỡ). Bệnh nhân bị ngứa kéo dài nên dùng tay gãi, gây ra nhiều vết lở loét trên da. Qua phân tích, xét nghiệm, bác sĩ xác định, bệnh nhân bị nhiễm ấu trùng sán lợn, chỉ định cho dùng thuốc điều trị. Sau 2 tháng sử dụng thuốc, tình trạng sức khỏe bệnh nhân có cải thiện, bệnh nhân giảm ngứa, sức khỏe bình phục.
Những nang sán ký sinh trong não của lợn thả rông được phát hiện tại Bình Phước
Bác sĩ cảnh báo, khi ăn phải trứng sán lợn, trứng sẽ đi vào dạ dày nở thành ấu trùng di chuyển đến ruột non, ấu trùng có thể xuyên qua thành ống tiêu hóa vào máu ký sinh tại các cơ vân, não, mắt... hóa nang. Nếu nang sán nằm trong cơ sẽ thấy có những u nhỏ, chắc, kích thước khoảng 1 - 2cm. Trường hợp ấu trùng khi đến dạ dày sẽ thoát nang và bám dính vào ruột non, phát triển thành con sán dây trưởng thành trong đường ruột.
Sử dụng thịt rõ nguồn gốc, ăn chín để tránh nhiễm bệnh
Hiện ổ dịch lợn gạo đang xảy ra trên địa bàn huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước, nguy cơ lan rộng trong cộng đồng nếu không có giải pháp khoanh vùng, xử lý dịch triệt để. TPHCM là nơi tiêu thụ nguồn thịt rất lớn từ các tỉnh thành, trong đó có tỉnh Bình Phước, nguy cơ nguồn thịt nhiễm sán dây qua hoạt động kinh doanh, buôn bán hoặc vận chuyển lén lút qua đường tiểu ngạch có thể xảy ra.
Rau sạch được sản xuất, kinh doanh đảm bảo vệ sinh, nguồn gốc hạn chế được nguy cơ nhiễm sán
Ban Quản lý An toàn Thực phẩm thành phố nhận định, một bộ phận người dân trên địa bàn vẫn duy trì tập quán ăn tiết canh, gỏi sống, rau sống, các loại đồ ăn, thức uống chưa được đun sôi, nấu kỹ là nhóm nguy cơ dễ bị nhiễm bệnh sán lợn.
Bệnh lợn gạo gây ra bởi ấu trùng của sán dây lợn, loại sán này trưởng thành, gây bệnh luôn ký sinh tại ruột non của người. Tuy nhiên, quá trình phát triển trong cơ thể người có thể diễn ra thành một chu kỳ hoàn chỉnh từ trứng sán đến ấu trùng và phát triển thành sán dây. Ngoài ký sinh trong đường tiêu hóa, trên cơ vân, nang sán có thể theo máu di chuyển đến não khiến người bị động kinh, liệt tay chân hay liệt nửa người, nói ngọng, rối loạn trí nhớ, đau đầu dữ dội; nếu nang sán nằm trong mắt có thể tăng nhãn áp, giảm thị lực hoặc mù.
Cộng đồng cần sử dụng nguồn thịt rõ nguồn gốc xuất xứ để tránh nguy cơ nhiễm bệnh
Ban An toàn Thực phẩm cảnh báo, người bệnh thường nhiễm sán lợn gạo do ăn phải thịt có ấu trùng nhưng chưa nấu chín. Một số người có thể nhiễm sán do vô tình nuốt trứng sán có trong thức ăn, rau sống, nước uống hay tay bị dính trứng sán trước khi đưa vào miệng. Để phòng bệnh sán nói chung và sán lợn gạo nói riêng cộng đồng cần bảo đảm ăn, uống hợp vệ sinh; tuyệt đối không sử dụng thịt bị bệnh lợn gạo làm thức ăn, không nên ăn tiết canh, sản phẩm thịt chưa được nấu chín kỹ; cần rửa sạch các loại rau ăn sống;
Lựa chọn và sử dụng các sản phẩm thịt đã được chứng nhận thuộc chuỗi thực phẩm an toàn có quy trình kiểm soát từ khâu nuôi, mổ thịt và kinh doanh có tem truy xuất nguồn gốc là một trong những giải pháp để tránh dùng phải nguồn thịt mang mầm bệnh. Với những hộ chăn nuôi cần quản lý và xử lý tốt nguồn chất thải của cả người và vật nuôi.
Vân Sơn
Theo Dân trí
Ăn thịt lợn chưa nấu chín, nam thanh niên tử vong do sán làm tổ dày đặc trong não Sau 2 tuần điều trị, bác sĩ vẫn không thể cứu được nam thanh niên do ấu trùng sán lợn đã xâm chiếm toàn bộ não. Tạp chí The New England Journal of Medicine trong tháng 3 vừa qua đã đăng tải một trường hợp co giật và tử vong do nhiễm ấu trùng sán lợn (sán dây lợn). Theo báo cáo, bệnh...