Nguy cơ tội phạm xuyên quốc gia từ chiến lược ‘Một vành đai, một con đường’
Chiến lược “một vành đai, một con đường” của Trung Quốc có nguy cơ làm gia tăng tội phạm xuyên biên giới vì thiếu hành lang an ninh chống tội phạm giữa các quốc gia.
Tội phạm xuyên biên giới có cơ hội phát triển theo “Một vành đai, một con đường” – Ảnh minh họa: Reuters
Văn phòng phụ trách vấn đề ma túy và tội phạm của Liên Hiệp Quốc ( UNDOC) vừa đưa ra một báo cáo và bày tỏ quan ngại đối với chiến lược “Một vành đai, một con đường” của chính phủ Trung Quốc. UNDOC cho rằng chiến lược này sẽ tạo cơ hội cho tội phạm có tổ chức phát triển, tờ South China Morning Post hôm nay 28.2 cho hay.
Chiến lược “Một vành đai, một con đường” do Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đề xướng hồi năm 2013 nhằm tạo nên liên kết thương mại, kinh tế giữa Trung Quốc với các nước; đây cũng được xem là nỗ lực của Bắc Kinh để đối phó với Mỹ về mặt kinh tế. “Một vành đai, một con đường” được giới thiệu và phát triển với sự hậu thuẫn của Ngân hàng đầu tư và phát triển cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB), ngân hàng này cũng do Trung Quốc khởi xướng.
Video đang HOT
Tuy nhiên, chiến lược này ẩn chứa rủi ro về an ninh đối với khu vực vì hiện vẫn còn thiếu hành lang chống tội phạm xuyên quốc gia. Trọng tâm của chiến lược mà Trung Quốc muốn nhắm đến là phát triển hạ tầng cơ sở nối kết giữa các nước, tạo điều kiện thuận lợi để đưa hàng hóa và đầu tư của Trung Quốc đi xa. Tuy nhiên, UNDOC lo ngại điều này cũng tạo điều kiện cho tội phạm quốc tế.
“Tăng cường kết nối liên vùng đã làm trầm trọng thêm mối đe dọa cho các thành viên ASEAN, như buôn bán ma túy và động vật hoang dã”, cơ quan của Liên Hiệp Quốc cho biết. Chiến lược “Một vành đai, một con đường” hướng đến nối kết 2 châu lục Á – Âu với 60 quốc gia và 4,4 tỉ dân. Nó được ví như Con đường tơ lụa của thời hiện đại.
Nguồn thu nhập của tội phạm có tổ chức, chỉ riêng vùng Đông Á và Thái Bình Dương, ước tính khoảng 100 tỉ USD, hơn cả GDP của nhiều quốc gia trong khu vực, thậm chí nhiều hơn cả GDP của Lào, Campuchia và Myanmar cộng lại, theo South China Morning Post.
Chính phủ Trung Quốc chỉ đề cập đến những giải pháp bảo vệ môi trường và xã hội trong khi thiếu vắng giải pháp đối phó với tội phạm quốc tế. AIIB, nguồn “bơm” vốn cho chiến lược này, cho biết “không định” cung cấp tài chính cho những dự án khả nghi như sử dụng lao động trẻ em, có liên quan động vật hoang dã, vũ khí hoặc cờ bạc.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Tội phạm xuyên quốc gia tăng mạnh ở Đông Nam Á
AFP hôm 25.2 dẫn báo cáo của Cơ quan chuyên trách ma túy và tội phạm trực thuộc Liên Hiệp Quốc (UNODC) cảnh báo các mạng lưới tội phạm xuyên quốc gia đang phát triển nhanh chóng tại Đông Nam Á trong những năm gần đây.
Người dân đi qua cây cầu hữu nghị ở biên giới Thái Lan - Myanmar - Ảnh: AFP
Theo UNODC, những nguyên nhân chính của hiện tượng trên gồm: tăng cường hợp tác kinh tế giữa các nước trong khu vực theo mô hình "cộng đồng chung"; nạn tham nhũng; nhiều nước đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông...
Các tổ chức tội phạm tại Đông Nam Á đang "kết nối" với nhau ngày càng hiệu quả và hoạt động cũng tinh vi hơn. Theo báo cáo, "doanh thu" hằng năm các tổ chức này cao hơn GDP của Campuchia, Lào và Myanmar cộng lại.
Bọn tội phạm đã lợi dụng việc các nước trong khu vực giảm kiểm soát ở biên giới để tăng cường buôn bán ma túy, và hiện Myanmar là nước đứng thứ 2 trên thế giới về sản xuất heroine.
Lan Chi
Theo Thanhnien
Công an Việt Nam và những chuyên án "săn" tội phạm ngoại Là thành viên thứ 156 của tổ chức Interpol, từ năm 1991 đến nay lực lượng Công an Việt Nam đã tiếp nhận và xử lý hàng triệu lượt thông tin liên quan đến tội phạm hình sự, kinh tế, ma túy... Ngoài ra, lực lượng Công an Việt Nam còn phối hợp thực hiện hiệu quả các yêu cầu tương trợ tư...