Nguy cơ suy dinh dưỡng của bệnh nhân phổi tắc nghẽn mạn tính
Hỏi: Nhiều ngày nay tôi không muốn ăn và ăn không thấy ngon miệng, không rõ có phải do bị suy dinh dưỡng hay không. Bác sĩ có thể tư vấn cho tôi về chế độ dinh dưỡng hợp lý dành cho người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)?
Phạm Thu Hà (phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy, Hà Nội)
Ảnh minh họa
Đáp: Suy dinh dưỡng là vấn đề phổ biến ở bệnh nhân COPD, là nguyên nhân làm sụt giảm khối cơ và suy giảm chức năng. Sự thiếu hụt về dinh dưỡng còn gây ảnh hưởng xấu tới mô mỡ và khối xương, khiến bệnh nhân có thể suy kiệt.
Suy dinh dưỡng còn ảnh hưởng tới hệ miễn dịch, tăng nhiễm trùng và làm cho bệnh trở nặng hơn. Có thể hỗ trợ dinh dưỡng cho bệnh nhân COPD bằng chế độ ăn cải thiện năng lượng và protein trong khẩu phần.
Video đang HOT
Người bệnh nên bổ sung các thực phẩm giàu protein, chẳng hạn như thịt các loài động vật, thịt gia cầm, trứng và cá, đặc biệt là các loại cá có nhiều chất béo như cá hồi, cá thu. Nhiều thực phẩm có nhiều chất xơ giúp cải thiện chức năng của hệ thống tiêu hóa và kiểm soát lượng đường trong máu, như đậu Hà Lan, khoai tây còn nguyên vỏ, các loại đậu…
Cần tăng cường trái cây và rau củ tươi chứa các vitamin, khoáng chất và chất xơ thiết yếu. Những chất dinh dưỡng này sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh. Bổ sung các thực phẩm giàu kali như các loại rau có màu xanh lá đậm, cà chua, chuối, cam…
Nên chọn đồ ăn nhẹ và có chất béo như bơ, các loại hạt, dầu ô liu, cá béo, phô mai. Bên cạnh đó, cần thay đổi các loại thực phẩm và cách chế biến để bệnh nhân dễ ăn, thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý, tăng cường chế độ ăn giàu chất xơ giúp kích thích nhu động ruột.
Chia nhỏ bữa ăn khoảng 5 bữa/ngày, tránh ăn quá no có thể gây khó thở. Thực phẩm nên được chế biến nhừ để dễ nhai, tránh phải gắng sức khi ăn. Ngoài chế độ dinh dưỡng đầy đủ, cân đối và hợp lý, cần khuyến khích, hướng dẫn bệnh nhân tập thể dục.
Dinh dưỡng nâng cao sức khỏe đúng cách cho người trung niên
Can thiệp dinh dưỡng từ sớm có thể giảm 40% bệnh không lây nhiễm.
Việt Nam hiện là một trong 5 quốc gia có tốc độ già hóa nhanh nhất thế giới. Theo thống kê, Việt Nam hiện có khoảng 12,5 triệu người bệnh tăng huyết áp, 2,5 triệu người bị đái tháo đường, 2,5 triệu người bị phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD)... Tỉ lệ bệnh ung thư ngày càng tăng cao khi mỗi năm có khoảng 160.000 người mắc mới.
Đáng chú ý, hầu hết các loại bệnh này thường xuất hiện khi người dân bước vào độ tuổi trung niên.
BS CK2 Đỗ Thị Ngọc Diệp, Phó Chủ tịch Hội dinh dưỡng Việt Nam cho biết can thiệp dinh dưỡng từ sớm có thể giảm 40% bệnh không lây nhiễm.
Ở người trung niên và cao tuổi, mục tiêu của dinh dưỡng là duy trì khối cơ, khối xương, làm chậm quá trình lão hóa, giảm nguy cơ mắc bệnh, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống.
Theo BS Diệp, trong bữa ăn hàng ngày nên ăn đủ các nhóm thực phẩm đạm, bột đường, nhóm béo, nhóm sữa, nhóm rau, nhóm trái cây. Đặc biệt, phải ăn đảm bảo đủ nhu cầu chất đạm, kết hợp luyện tập thể dục hợp lý nhằm tăng khối cơ, tăng mật độ xương và giảm nguy cơ gãy xương.
Việc thiếu protein lâu dài có thể làm mất khối lượng cơ, suy giảm chức năng miễn dịch, chậm lành vết thương, suy dinh dưỡng. Do đó, nên ăn cá, thịt gà, sữa và chế phẩm từ sữa, đậu nành, nấm... Nên hạn chế ăn da, phủ tạng, thịp hộp, pate, xúc xích.
BS Đỗ Thị Ngọc Diệp chia sẻ về chế độ dinh dưỡng hợp lý cho người trung niên. Ảnh: HL
Về nhóm chất béo, nên hạn chế ăn chất béo bão hòa như mỡ động vật dầu dừa, dầu cọ, bơ thực vật và dùng chất béo chưa bão hòa như dầu đậu nành, dầu olive, dầu mè, mỡ cá...
Về nhóm chất bột đường, nên chọn loại chuyển hóa chậm như gạo lứt, nui, mì, khoai, bắp... và hạn chế đường mía, nước ngọt.
Cơ thể cũng cần các vi chất dinh dưỡng cần thiết cho hệ miễn dịch như zinc, sắt, selenhum, đồng, vitamin D; B2, B6, biotin, iodin cần cho giải phóng năng lượng, hệ thần kinh và cơ bắp; dưỡng chất thực vật phytonutrients.
Bên cạnh đó, cơ thể cần suốt đời 1 số vitamin chất khoáng dễ thiếu hụt như vitamin D: có nhiều trong cá, sữa; vitamin A có nhiều trong gan cá thịt, rau quả có màu vàng; calci có nhiều trong sữa, thủy sản, trứng, thịt, đậu; chất sắt có trong thịt rau màu xanh đậm.
Về sữa, nên chọn sữa giảm béo, không đường, giàu vi chất dinh dưỡng nhằm bổ sung chất tăng cường sức đề kháng, tránh các sai lầm thường gặp như uống sữa để trị bệnh, dùng sữa không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Để nâng cao sức khỏe, trên thế giới hiện có xu hướng chọn thực phẩm năng lượng thấp, thực phẩm hữu cơ thay thế và có các giải pháp bổ sung các chất như fiber, probiotic, micronutrient, DHA-EPA-Omega-3, colostrum trong thực phẩm. Trong đó, việc bổ sung sữa non bò giúp cung cấp năng lượng, chất dinh dưỡng, hỗ trợ tế bào đường tiêu hóa trưởng thành, nâng cao sức khỏe đường tiêu hóa bảo vệ cơ thể trước bệnh nhiễm trùng (IgG, Lactoferrin), kháng viêm, giảm yếu tố tiền viêm cytokine IL-6, hỗ trợ phục hồi dây chằng và cơ do chứa chất chống oxy hpas và insulin growth-factor-I (IGF-I).
Có một số nghiên cứu cho thấy bổ sung sữa non bò có thể làm giảm stress, oxy hóa và tổn thương tổng thể đối với cơ bắp sau khi tập thể dục.
Đo chức năng hô hấp trong chẩn đoán bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) Trong các xét nghiệm chẩn đoán COPD, đo chức năng hô hấp là xét nghiệm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng để sàng lọc, chẩn đoán xác định, chẩn đoán phân biệt và phân độ bệnh. Vì thế, việc đo chức năng hô hấp nên được tiến hành định kỳ để xác định sớm các rối loạn thông khí và tiến triển...