Nguy cơ đột quỵ não từ các động tác ‘bẻ’ cổ, gập ưỡn cổ, giác hơi trị liệu không đúng cách
Ngày 4/6, TS.BS Tạ Vương Khoa, Đơn vị can thiệp thần kinh, khoa Nội thần kinh, Bệnh viện Quân Y 175 đưa ra cảnh báo sau khi tiếp nhận cấp cứu một số trường hợp bị đột quỵ trong tình trạng nặng do giác hơi trị liệu, động tác “bẻ” cổ, xoay lắc, gập ưỡn cổ quá mức.
Mới đây, Bệnh viện Quân Y 175 đã tiếp nhận trường hợp của bệnh nhân N.V.S (35 tuổi, TP Hồ Chí Minh), được người nhà đưa đến cấp cứu trong tình trạng ý thức lơ mơ, mất ngôn ngữ toàn bộ, liệt hoàn toàn nửa người phải. Bệnh nhân S. được chẩn đoán đột quỵ nhồi máu não do tắc động mạch cảnh và não bởi huyết khối.
Bệnh nhân S. được truyền thuốc tiêu sợi huyết qua đường tĩnh mạch. Ảnh: BV
Theo TS.BS Tạ Vương Khoa, đây là một trường hợp đột quỵ rất nặng và phức tạp, thuộc dạng ca lâm sàng hiếm gặp trên thế giới. Động mạch cảnh ở cổ bệnh nhân bị bóc tách, toàn bộ bán cầu não bên trái bị ngừng cung cấp máu, tính mạng bệnh nhân bị đe dọa nghiêm trọng, các bác sĩ phải chạy đua với thời gian cứu chữa người bệnh.
Video đang HOT
Ngay lập tức, các bác sĩ truyền thuốc ly giải huyết khối (thuốc tiêu sợi huyết) qua đường tĩnh mạch, song song đó chuyển bệnh nhân lên phòng can thiệp mạch khảo sát và xử lý sang thương theo đường động mạch. Sau gần 1 giờ nỗ lực, các mạch máu bị tổn thương được khơi thông và sửa chữa, não được tái tưới máu.
Theo bác sĩ Khoa, nguyên nhân của bóc tách động mạch cảnh trong có thể do bệnh lý (loạn sản sợi cơ, xơ vữa động mạch, viêm, nhiễm trùng, bệnh mô liên kết di truyền…) hoặc thông thường hơn là do chấn thương (tác động của ngoại lực). Tuy nhiên, trong trường hợp của bệnh nhân này thì nguyên nhân trực tiếp gây bóc tách động mạch cảnh trong do bệnh nhân giác hơi.
Qua khai thác bệnh sử, bệnh nhân có thói quen nhờ người thân giác hơi tại nhà mỗi khi đau lưng, đau vai gáy. Buổi chiều trước khi bị đột quỵ, bệnh nhân đã nhờ người nhà giác hơi.
Bác sĩ Khoa cũng cho biết thêm, hai động mạch cảnh trong, một bên phải và một bên trái, là các động mạch quan trọng dẫn máu từ tim lên não. Xuất phát từ quai động mạch chủ ở ngang ngực, khi đi qua cổ, động mạch đi khá nông, sờ bằng tay có thể thấy động mạch nẩy dưới da. Theo đó, các sang chấn tác động từ bên ngoài vào vùng cổ, với lực tác động mạnh như tai nạn giao thông hay đả thương cho đến các động tác massage vùng cổ, đều có thể gây chấn thương cho động mạch cảnh trong, nghiêm trọng nhất là gây bóc tách động mạch dẫn đến đột quỵ mà phần lớn là đột quỵ nhồi máu não.
Theo một số nghiên cứu, đột quỵ do bóc tách động mạch cảnh trong sau chấn thương thường là dạng đột quỵ nặng, tử vong lên đến 40% nếu không được kịp thời điều trị.
Trời rét, bệnh nhân cấp cứu vì đột quỵ ngày càng tăng
Vài ngày trở lại đây, Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận số lượng bệnh nhân đột quỵ tăng đột biến, trong đó có những trường hợp còn trẻ.
Theo Tiến sĩ Võ Hồng Khôi, Giám đốc Trung tâm Thần kinh, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), trong đợt rét đậm (từ ngày 25/2 tới nay) số ca nhập viện vì đột quỵ ngày càng tăng. Trung tâm đang điều trị khoảng 400 bệnh nhân đột quỵ.
Bác sĩ Khôi cho biết cao điểm là ngày 27/2 có tới 76 ca vào cấp cứu. Số bệnh nhân nhập viện vào ngày 28/2 là 70 trường hợp. Trung tâm Đột quỵ của Bệnh viện viện Bạch Mai đã quá tải. Do đó, sau can thiệp bác sĩ nhanh chóng chuyển bệnh nhân sang Trung tâm Thần kinh.
Tại khoa Thần kinh, công suất giường chỉ 250 nhưng đang tiếp nhận điều trị cho gần 400 bệnh nhân. Qua giai đoạn cấp tính, các bệnh nhân sẽ được chuyển sang Trung tâm Phục hồi chức năng.
Bệnh nhân đột quỵ nằm điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai tăng cao trong đợt rét đậm. Ảnh: BSCC.
Theo đánh giá của bác sĩ Khôi, bệnh đột quỵ ngày càng tăng và trẻ hóa. Ông từng tiếp nhận bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não trẻ nhất là 11 tuổi.
Phó Giáo sư Mai Duy Tôn, Giám đốc Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết số bệnh nhân đột quỵ qua các năm đều tăng. Ví dụ năm 2022, bệnh viện tiếp nhận khoảng hơn 10.900 ca, đến năm 2023 tăng lên 13.338 ca. Từ sau Tết, số bệnh nhân vẫn tăng đều.
Vị bác sĩ này cũng khẳng định thời gian cấp cứu rất quan trọng đối với bệnh nhân đột quỵ. Do đó, người xuất hiện các dấu hiệu méo miệng một bên, nói ngọng, thất ngôn, yếu liệt hoặc tê bì tay chân một bên, mất thị lực đột ngột một hoặc hai mắt cần được đưa đến bệnh viện càng sớm càng tốt.
"Chúng ta không được phép mất một giây phút nào để người bệnh nằm bất động đợi chờ tự hồi phục hay điều trị theo phương pháp dân gian truyền miệng. Cơ hội để dùng thuốc tiêu sợi huyết chỉ có 4,5 giờ từ khi khởi phát. Cơ hội để can thiệp lấy huyết khối chỉ có 6 giờ đầu. Nếu bệnh nhân càng đến sớm, tỷ lệ điều trị thành công càng cao", vị chuyên gia này nói.
Vi phẫu tạo hình cứu bệnh nhân bị mất toàn bộ da mu bàn chân Bệnh viện Quân y 175 thực hiện kỹ thuật vi phẫu tạo hình cứu bệnh nhân 84 tuổi bị mất toàn bộ da mu bàn chân do tai nạn lao động. Chiều 26-1, Bệnh viện (BV) Quân y 175 thông tin, Khoa Bỏng - Vi phẫu tạo hình của BV vừa tiếp nhận bệnh nhân HHT (84 tuổi) bị khuyết da rộng gần...