Nguồn vũ khí dồi dào của các băng đảng Haiti có nguồn gốc từ đâu?
Hoạt động buôn bán bất hợp pháp vũ khí giúp cho các băng đảng tại Haiti có kho vũ khí khổng lồ, thậm chí còn áp đảo của lực lượng đảm bảo an ninh tại nước này.
Một thành viên băng đảng với vũ khí trên đường phố Port-au-Prince của Haiti. Ảnh AP.
Hình ảnh các thành viên băng đảng mang súng trường cỡ lớn hay vũ khí tự động trên đường phố đã trở nên phổ biến tại thủ đô Port-au-Prince của Haiti, tuy nhiên, những loại vũ khí này không được sản xuất ở Haiti, một quốc gia không có khả năng sản xuất súng và đạn dược.
Một báo cáo được Ủy ban giải trừ quân bị của Haiti công bố năm 2020 ước tính rằng nước này có đến 500.000 vũ khí nhỏ, trong đó chỉ có 38.000 khẩu được đăng ký hợp pháp. Con số này hiện nay có thể còn cao hơn do những hoạt động buôn lậu nở rộ trong thời gian qua.
Video đang HOT
Robert Muggah, chuyên gia tại Viện nghiên cứu bảo mật Igarapé của Brazil, cho biết phần lớn số vũ khí này có được là nhờ những “người mua thế thân” ở Mỹ, hay những người mua vũ khí thay mặt cho những kẻ buôn lậu. Những vũ khí này phần lớn được mua ở các bang có quy định súng yếu kém và có thể dễ dàng chuyển đến Haiti, như Florida, Arizona, Texas và Georgia.
“Việc tiếp cận dễ dàng vũ khí từ Mỹ là một trong nhiều yếu tố khiến tình hình bất ổn ở Haiti trở nên sâu sắc hơn. Kho súng trường, súng ngắn và đạn dược công suất lớn dồi dào góp phần khuếch đại đáng kể sức mạnh của các băng nhóm tội phạm, những kẻ dễ dàng đánh bại lực lượng cảnh sát quốc gia có nguồn lực kém hơn hẳn tại Haiti”, ông Muggah nhấn mạnh.
Lực lượng chức năng tại Mỹ trong thời gian qua đã phát hiện nhiều kho vũ khí bị tình nghi có thể được chuyển đến Haiti, sau lần theo dấu vết mua hàng tại một số cửa hàng súng ở các thành phố Miami, Orlando và Pompano Beach của Florida.
Một trong những lý do khiến nhiều vũ khí được tuồn trót lọt là khối lượng hàng hóa khổng lồ di chuyển qua biên giới và khó khăn trong việc sàng lọc kỹ lưỡng từng lô hàng. Hơn nữa, lực lượng hải quan và kiểm soát biên giới của Haiti cũng không đủ nguồn lực để kiểm soát hàng hóa. Một báo cáo gần đây do Văn phòng Liên hợp quốc về ma túy và tội phạm công bố cho thấy đơn vị tuần tra biên giới của cảnh sát quốc gia Haiti chỉ có 294 sĩ quan, trong khi lực lượng bảo vệ bờ biển nước này chỉ có 181 nhân viên và một tàu hoạt động duy nhất. Haiti có đến 1.770km đường bờ biển và 392km biên giới đất liền với Cộng hòa Dominica.
Chính những sự yếu kém này góp phần gia tăng các tuyến đường buôn bán vũ khí bất hợp pháp. Theo một số báo cáo gần đây của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, các tuyến buôn lậu chủ yếu từ Florida của Mỹ đến Port-au-Prince và đến các thành phố phía Bắc Port-de-Paix và Cap-Hatien, bên cạnh đó còn có tuyến buôn lậu đường bộ qua biên giới với Cộng hòa Dominica.
Liên hợp quốc cũng cảnh báo rằng có tới 30 máy bay tư nhân đã đăng ký của Mỹ đang hoạt động tại Haiti, rất khó theo dõi những máy bay này nếu chúng chỉ bay ở độ cao dưới 6.000 m, do quy định của Cơ quan quản lý hàng không Mỹ về việc máy bay bay ở độ cao này sẽ không cần lịch trình chính thức.
Xung đột ở Ukraine giúp Ba Lan xuất khẩu vũ khí kỷ lục
Theo dự báo, đến cuối năm 2023, giá trị xuất khẩu của các tổ hợp công nghiệp quốc phòng Ba Lan sẽ đạt 390 triệu euro, một kết quả kỷ lục nhờ cuộc xung đột đang diễn ra ở Ukraine.
Trước khi xung đột ở Ukraine, dù các lãnh đạo Tập đoàn vũ khí Ba Lan (PGZ) đều tuyên bố về kế hoạch tăng xuất khẩu, nhưng trong nhiều năm không mang lại kết quả. Vào năm 2021, PGZ chỉ xuất khẩu các sản phẩm quân sự trị giá hơn 161 triệu euro, tương đương với khối lượng của giai đoạn 2018-2020, nhưng ít hơn so với năm 2017.
Vì vậy, có rất ít thay đổi trong những năm qua. Nhưng vào năm 2022, khi xung đột Nga - Ukraine nổ ra, ngay lập tức mọi thứ thay đổi. Năm ngoái, xuất khẩu của ngành công nghiệp quốc phòng Ba Lan tăng gấp đôi và đạt gần 323 triệu euro. Con số này sẽ tăng lên vào năm 2023.
Các nhà chế tạo vũ khí Ba Lan kiếm được rất nhiều tiền trong hai năm qua và xu hướng này sẽ còn tiếp tục trong một thời gian nữa. Đóng góp đáng kể cho vấn đề này là hợp đồng cung cấp cho Ukraine 54 khẩu pháo tự hành AHS Krab cỡ nòng 155 mm. Ukraine cũng mua 10.000 khẩu súng trường tấn công GROT với giá 2.300 euro/khẩu.
Trong thời gian tới, quân đội Ukraine có thể sẽ đặt hàng thêm một số hệ thống pháo tự hành và súng trường tấn công trên. Tuy nhiên, gần đây vẫn chưa có hợp đồng mới nào, có thể là do quan hệ giữa Ukraine và Ba Lan xấu đi thời gian qua.
Trong suốt một năm rưỡi, hệ thống phòng không vác vai (MANPADS) di động Piorun cũng đã trở thành một sản phẩm xuất khẩu thành công của PGZ. Vào năm 2022, loại vũ khí này đã được Litva, Estonia và Na Uy đặt hàng, các cuộc đàm phán đang được tiến hành với Slovakia, nước sẵn sàng mua 1.000 MANPADS.
Hiểm họa từ súng in 3D Số vụ thu giữ súng được lắp ráp tại nhà từ các bộ phận in 3D đang gióng lên hồi chuông cảnh báo đối với các nước châu Âu về mối đe dọa đang nổi lên. Súng tự chế đã bắt đầu trở nên phổ biến kể từ năm 2013. Ảnh: AFP Ở thời điểm hiện tại, nỗi lo sợ về một xã...