LHQ cảnh báo thảm họa toàn cầu do vũ khí hạt nhân
Thế giới “đang bên bờ vực thảm họa toàn cầu hơn bất kỳ thời điểm nào khác trong thế kỷ này”, Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) nhấn mạnh tại phiên họp toàn thể cấp cao nhân Ngày Quốc tế chống thử nghiệm hạt nhân.
Phát biểu tại cuộc họp, Chủ tịch Đại hội đồng LHQ Csaba Korosi cho biết, ngày 29/8 được Đại hội đồng chọn là Ngày Quốc tế chống thử nghiệm hạt nhân từ năm 2010. Tuy nhiên, Đại hội đồng hiện nay có ít lý do để ăn mừng ngày này.
Ông Korosi cho biết chi tiêu quốc phòng của các nước trên thế giới đạt mức kỷ lục 2,2 nghìn tỷ USD trong năm 2022, “có nhiều dấu hiệu cho thấy các kho dự trữ và năng lực hạt nhân đang gia tăng, đi ngược lại Hiệp ước Không phổ biến hạt nhân”, cảnh báo rằng thế giới “đang bên bờ vực thảm họa toàn cầu hơn bất kỳ thời điểm nào khác trong thế kỷ này”.
“Sự ngờ vực ngày càng tăng, cạnh tranh địa chính trị và các cuộc xung đột vũ trang ngày càng tăng là nguyên nhân đẩy mối nguy hiểm trên thế giới hiện nay thêm cao”, ông Korosi nói thêm, đặc biệt cảnh báo các mối đe dọa sử dụng tấn công hạt nhân đã và đang được đưa ra ngày càng nhiều.
Chủ tịch Đại hội đồng LHQ nhấn mạnh việc sử dụng bất kỳ loại vũ khí hạt nhân nào vì mục đích gì sẽ ngay lập tức vượt khỏi tầm kiểm soát, đồng thời kêu gọi “tiếp tục nỗ lực hướng tới một thế giới không có mối đe dọa hạt nhân, vì sự an toàn của mọi người trên toàn cầu”.
Video đang HOT
Chủ tịch Đại hội đồng LHQ cho rằng, cần một cách tiếp cận lấy con người làm trung tâm để giải trừ quân bị, theo đó tập trung vào việc ngăn chặn những hành động gây hậu quả nghiêm trọng và sự tàn phá môi trường một cách vô nghĩa, đồng thời, thực hiện điều này thông qua một quy trình đa phương toàn diện và nhất quán.
Belarus tuyên bố bắn hạ drone Ukraine
Một ngày sau khi thông báo bắt đầu tiếp nhận vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga, Belarus tuyên bố thông tin đáng chú ý khác là nước này đã bắn rơi một máy bay không người lái (drone) của Ukraine.
Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko phát biểu khi thăm một khu phức hợp công nghiệp - quân sự ở Minsk (Belarus) ngày 13-6 - Ảnh: REUTERS
Theo Hãng tin Reuters, ngày 15-6 Belarus cho biết đã bắn hạ một chiếc máy bay không người lái của Ukraine. Vụ việc được cho xảy ra tại vùng Gomel, gần biên giới hai nước, hồi cuối tháng trước.
Belarus răn đe Ukraine và phương Tây
Belarus thông báo tin này chỉ một ngày sau khi Tổng thống Lukashenko tuyên bố nước này đã bắt đầu tiếp nhận vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga.
Belarus vốn đã cho phép Nga sử dụng lãnh thổ của nước này làm bàn đạp triển khai "chiến dịch quân sự đặc biệt" ở Ukraine từ tháng 2-2022.
Đầu năm nay, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố đồng ý triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật tại Belarus. Dù vậy, câu chuyện này lại xuất hiện nhiều thông tin ngược nhau.
Trong phát biểu hôm 14-6, ông Lukashenko nói Belarus đã nhận một số vũ khí hạt nhân chiến thuật từ Nga. Ông cảnh báo sẽ không ngại ra lệnh sử dụng nếu Belarus bị xâm lược.
Tổng thống Belarus ngoài ra cho biết vũ khí hạt nhân Nga sắp triển khai ở Belarus mạnh hơn gấp ba lần so với bom nguyên tử Mỹ từng thả xuống Hiroshima và Nagasaki ở Nhật Bản năm 1945.
Hãng tin AP lưu ý những gì ông Lukashenko nói đang trái ngược với ông Putin. Trước đó, ông Putin cho biết việc triển khai vũ khí ở Belarus sẽ được thực hiện vào tháng sau. Điều quan trọng là ông Putin nhấn mạnh Nga là bên duy nhất kiểm soát các vũ khí hạt nhân chiến thuật này.
Tín hiệu nguy hiểm từ Belarus
Hãng tin Reuters nhận định sự kiện Belarus đụng độ máy bay Ukraine ở Gomel nêu trên là điều hiếm thấy. Hiện chưa rõ vì sao tới giờ Belarus mới lên tiếng. Tuy nhiên, các diễn biến này báo hiệu nguy cơ căng thẳng Ukraine lan rộng.
Từ trước tới nay, Belarus luôn nhấn mạnh không tham gia trực tiếp vào chiến trường Ukraine. Nhưng việc thông tin từ Minsk (Belarus) tiết lộ việc Nga chuyển vũ khí hạt nhân chiến thuật sớm hơn dự kiến khiến giới quan sát lo ngại vai trò ngày càng tăng của Belarus trong xung đột ở Ukraine.
Đáng chú ý, Tổng thống Lukashenko hôm 14-6 cũng khẳng định sẽ trực tiếp can dự xung đột ở Ukraine nếu có "một cuộc xâm lược toàn diện" nhằm vào Belarus.
Tuyên bố này có thể xem như một lằn ranh đỏ cho Ukraine. Chính vì vậy, chuyện Belarus đợi tới ngày 15-6 mới công bố việc bắn hạ máy bay Ukraine có thể là cách Belarus "giải thích" cho nhu cầu tiếp nhận vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga, như cách ông Lukashenko phân trần rằng đây là lựa chọn của ông chứ không xuất phát từ sự thúc ép nào của Matxcơva.
Diễn biến này cũng hứa hẹn đưa Belarus trở thành điểm nóng tiếp theo. Trong bối cảnh thông tin chiến trận Ukraine rất bát nháo và khó kiểm chứng, việc xuất hiện thêm một lằn ranh đỏ ở Belarus ít nhiều làm tăng nguy cơ xung đột diện rộng.
Cần nhớ, Ukraine đã bị hoài nghi trong các diễn biến nhạy cảm khác, từ một vụ nổ nào đó trong lãnh thổ Nga, cho tới việc đường ống Nord Stream bị phá hoại ngoài biển Baltic.
Nhà Trắng phản ứng trước động thái hạt nhân của Nga Phát ngôn viên Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ John Kirby cho biết Washington không nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy Nga đang chuẩn bị sử dụng vũ khí hạt nhân, nhưng sẽ theo dõi sát sao quá trình Belarus chuẩn bị tiếp nhận kho vũ khí này. Tên lửa Iskander-K trong một cuộc tập trận quân sự ở...