Người yêu thích cà phê cần tránh 3 lỗi này
Cà phê giúp tỉnh táo, cải thiện tâm trạng, cải thiện khả năng tập trung và tăng hiệu quả hoạt động của não bộ.
Những người yêu thích cà phê hãy tránh 3 lỗi này để tận dụng trọn vẹn lợi ích của cà phê. Ảnh SHUTTERSTOCK
Cà phê cũng có thể cung cấp cho bạn các lợi ích chống ô xy hóa và chống viêm, có thể giảm nguy cơ mắc một số bệnh mạn tính như bệnh về gan, bệnh tim mạch và cả tiểu đường.
Các nghiên cứu cho thấy rằng caffeine có thể tăng cường chức năng não trong thời gian ngắn. Nó có thể cải thiện tâm trạng, sự chú ý, khả năng học tập, thời gian phản ứng và các chức năng tinh thần khác của bạn.
Không nên thêm quá nhiều đường hoặc sữa vào tách cà phê của bạn . Ảnh SHUTTERSTOCK
Nhưng bạn chỉ có thể tận hưởng tất cả những lợi ích sức khỏe này nếu bạn pha tách cà phê đúng cách.
Có thể bạn là người uống cà phê rất sành điệu. Nhưng uống cà phê như thế nào để gặt hái được nhiều lợi ích nhất thì có thể nhiều người còn chưa biết.
Những người yêu thích cà phê hãy tránh 3 lỗi này để tận dụng trọn vẹn lợi ích của cà phê.
1. Uống quá nhiều
Cái gì quá cũng đều không tốt, và cà phê cũng không là ngoại lệ. Và sẽ phản tác dụng nếu bạn uống quá nhiều cà phê.
Tốt nhất, không nên uống quá 3 tách cà phê trong một ngày, theo Timesofindia .
Tiêu thụ quá 400 mg caffeine một ngày có thể gây hại cho bạn, theo Mayo Clinic.
Uống cà phê mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong vì bệnh tim, đột quỵ
Uống quá nhiều cà phê có thể dẫn đến đau bụng, co giật, tăng nồng độ a xít trong máu, tim đập nhanh hoặc bất thường và giảm lưu lượng máu đến tim.
Tất cả những yếu tố này theo thời gian có thể làm giảm tuổi thọ của bạn. Nó cũng có thể làm tăng mức độ lo lắng, mất ngủ và khiến bạn luôn cảm thấy mệt mỏi, theo Timesofindia .
2. Thêm quá nhiều đường hoặc sữa
Đường tinh luyện chỉ chứa calo và không chứa chất dinh dưỡng. Nếu bạn quen uống cà phê nhiều đường, thì có thể có hại hơn là có lợi. Loại sữa chứa nhiều đường cũng có tác hại như đường.
Tiêu thụ quá nhiều đường có thể dẫn đến suy giảm năng lượng, tăng nguy cơ béo phì và thậm chí là bệnh tiểu đường.
Cố gắng uống cà phê ít đường, có thể thay thế bằng đường thốt nốt lành mạnh hơn, hay bột quế cũng có thể tạo vị ngọt cho cà phê. Nhưng tốt nhất nên tập uống cà phê không đường.
3. Uống cà phê sau 2 giờ chiều
Cà phê là một trong những đồ uống phổ biến nhất trên toàn cầu. Khi cảm thấy uể oải hoặc mệt mỏi, chỉ cần tìm đến một tách cà phê là đủ để lấy lại năng lượng và sự tỉnh táo ngay lập tức.
Nhưng uống cà phê gần giờ ngủ có thể cản trở giấc ngủ của bạn và khiến bạn thức đến khuya.
Mất ngủ có thể gây ra nhiều số tác dụng phụ đối với sức khỏe và thậm chí có thể ảnh hưởng đến hoạt động của não bộ.
Nếu bạn muốn uống cà phê muộn thì có thể uống loại cà phê đã khử caffeine. Nó chứa ít caffeine hơn so với tách cà phê thông thường, theo Timesofindia .
Nhiều nguyên nhân không ngờ lại làm tăng mỡ máu
Mỡ máu hay cholesterol gồm 2 loại: cholesterol xấu và cholesterol tốt.
Ngồi hàng giờ liên tục có liên quan đến béo phì, bệnh tim và cholesterol cao . ẢNH: SHUTTERSTOCK
Nếu hàm lượng cholesterol xấu ở mức cao sẽ hình thành những mảng bám trên thành động mạch, từ đó dẫn dến xơ vữa động mạch, gây ra bệnh tim. Mức cholesterol xấu càng cao càng dễ mắc các bệnh về tim mạch, theo WebMD.
Ngược lại, mức cholesterol tốt càng cao thì nguy cơ phát sinh bệnh tim càng thấp. Bởi vì cholesterol tốt đóng vai trò loại bỏ bớt cholesterol xấu ra khỏi máu, đồng thời ngăn chặn sự hình thành của các mảng bám trên thành động mạch, từ đó bảo vệ tim.
Mỡ máu cao nguy hiểm như vậy, nhưng không chỉ do chế độ ăn gây ra, mà nhiều nguyên nhân đáng ngạc nhiên khác cũng gây ra tình trạng nguy hiểm này.
Biết được những nguyên nguyên nhân này có thể giúp bạn phòng tránh tốt hơn.
1. Căng thẳng
Nghiên cứu cho thấy căng thẳng mạn tính có thể làm tăng mức cholesterol xấu và làm giảm mức cholesterol tốt. Nguyên nhân là do các hoóc môn căng thẳng cortisol và adrenaline kích hoạt những thay đổi có thể dẫn đến lượng đường trong máu cao hơn và gây viêm nhiễm. Theo thời gian, điều này có thể khiến gan bơm ra nhiều cholesterol và làm tăng mức chất béo trung tính.
2. Cà phê không lọc
Thói quen uống cà phê kiểu Pháp hoặc cà phê espresso có thể gây rắc rối cho cholesterol. Những loại cà phê này không sử dụng bộ lọc, vì vậy các hợp chất dầu diterpenes trong hạt cà phê sẽ đi vào tách cà phê. Những loại dầu này có thể làm tăng mức cholesterol xấu.
Tuy nhiên, bạn chớ vội lo lắng, 1 - 2 tách cà phê mỗi ngày thì không có vấn đề gì, nhưng các chuyên gia khuyên không nên uống quá 4 tách cà phê không lọc mỗi ngày. Cà phê lọc có thể hiểu là cà phê pha theo cách pha "phin" cổ điển.
3. Thuốc chữa bệnh
Một số loại thuốc có thể có ảnh hưởng đến lượng cholesterol. Đó là một số loại thuốc tránh thai, retinoid, corticosteroid, thuốc kháng virus và thuốc chống co giật. Một số loại thuốc điều trị huyết áp cao cũng có thể làm tăng cholesterol, theo WebMD.
Nói chuyện với bác sĩ về bất kỳ loại thuốc nào bạn sử dụng.
4. Vấn đề về tuyến giáp
Cơ thể sử dụng hoóc môn tuyến giáp để giúp loại bỏ cholesterol dư thừa. Vì vậy, ở người có tuyến giáp kém hoạt động hoặc suy giáp, mức cholesterol toàn phần và cholesterol xấu sẽ tăng lên.
Nói chuyện với bác sĩ nếu có các triệu chứng của suy giáp, như mệt mỏi, da khô, yếu cơ và đau nhức.
5. Bệnh tiểu đường
Mức đường huyết cao dẫn đến đến nhiều biến chứng, bao gồm cả bất thường về cholesterol. Nguyên nhân là do khả năng kháng insulin giảm - khi các tế bào không còn đáp ứng tốt với insulin. Từ đó dẫn đến mức cholesterol bất thường với mức cholesterol tốt giảm xuống, trong khi mức cholesterol xấu và chất béo trung tính tăng lên, theo WebMD.
6. Thời kỳ mãn kinh
Khi mức estrogen giảm sau thời kỳ mãn kinh, lượng cholesterol sẽ tăng lên. Nghiên cứu cho thấy, mức cholesterol xấu và tổng mức cholesterol tăng trong khoảng thời gian kỳ kinh cuối cùng và sau đó.
Thậm chí, phụ nữ tăng trung bình từ 8 đến 10 cân sau khi mãn kinh. Họ cũng ngừng tập thể dục nhiều, điều này có thể làm tăng nguy cơ cholesterol cao.
7. Ngồi nhiều
Ngồi hàng giờ liên tục có liên quan đến béo phì, bệnh tim và cholesterol cao.
Ngồi quá lâu làm giảm đến 95% một loại enzyme có tác dụng biến cholesterol xấu có hại thành cholesterol tốt.
Để bảo vệ trái tim, hãy thường xuyên đứng lên. Hãy đứng lên ít nhất 30 phút một lần và nếu có thể, hãy đi bộ 5 phút mỗi giờ, theo WebMD.
8. Bệnh về gan
Gan tạo ra, xử lý và phân hủy cholesterol. Khi gan không hoạt động bình thường, có thể ảnh hưởng đến mức cholesterol.
Một trong những tình trạng phổ biến nhất là bệnh gan nhiễm mỡ, cứ 4 người thì có 1 người bị tình trạng này.
Gan nhiễm mỡ nặng dẫn đến viêm gan nhiễm mỡ - làm cho gan sưng lên và có sẹo, dẫn đến xơ gan.
9. Uống rượu
Cùng với việc xử lý cholesterol, gan cũng phân hủy rượu.
Một nghiên cứu cho thấy những người đàn ông uống rượu nhiều - khoảng 4,5 ly trở lên cùng một lúc - có mức cholesterol xấu hơn. Ngay cả thỉnh thoảng say rượu một lần cũng chịu tác hại này.
10. Bệnh về thận
Nghiên cứu cho thấy cholesterol cao có thể gây hại cho chức năng thận và làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận. Mặt khác, các vấn đề về thận có thể làm tăng mức cholesterol.
Nghiên cứu cho thấy rằng hội chứng thận hư - một dạng tổn thương thận, làm tăng mức cholesterol xấu và cholesterol toàn phần. Còn bệnh thận mạn tính lại làm giảm mức cholesterol tốt.
11. Chế độ ăn nhiều đường
Quá nhiều đường cũng là thủ phạm gây cao mỡ máu . ẢNH: SHUTTERSTOCK
Chất béo bão hòa thường là nguyên nhân chính gây ra bệnh tim. Nhưng quá nhiều đường cũng là thủ phạm.
Chế độ ăn nhiều đồ ngọt khiến gan tạo ra nhiều cholesterol xấu và nhiều chất béo trung tính, và ít cholesterol tốt hơn.
Một nghiên cứu cho thấy những người tiêu thụ 10% calo từ đường trở lên, có nguy cơ giảm gấp 3 lần mức cholesterol tốt so với những người ăn ít đường, theo WebMD.
6 lợi ích to lớn nếu khi bỏ được rượu Rượu là một nhóm thức uống được ưa chuộng trong các cuộc vui cùng bạn bè, hay khách hàng, đi đôi với nó là những tác hại đến sức khỏe của bản thân như: Các bệnh về gan, tăng cân, mất ngủ, nguy cơ ung thư... Ảnh minh họa. Đồ họa: Đặng Triều 1. Giảm thiểu lượng mỡ ở gan và lượng đường...