‘Người Ukraine lái ô tô xịn không được coi là dân tị nạn’
Những người tị nạn Ukraine lái những chiếc ô tô trị giá hơn 250.000 Euro ở Áo và nhiều nước châu Âu khác khó có thể được coi là những người cần được bảo vệ, thành viên Nghị viện châu Âu Harald Vilimsky nói.
Bình luận về sự hiện diện của người tị nạn Ukraine ở Áo, ông Vilimsky nói với báo Heute: “Tất cả chúng ta đều thấy họ lái ô tô Maybach, Audi Q7 và Q8 cũng như Mercedes G-class với biển số xe Ukraine quanh Vienna. Khi tôi nhìn thấy những chiếc xe như vậy, với giá khởi điểm từ 250.000 Euro, tôi nghĩ rằng đây không phải là những người bình thường cần được bảo vệ”.
Ông Vilimsky nhắc lại rằng theo quyết định của Hội đồng Liên minh châu Âu, châu Âu định cung cấp cho Kiev 50 tỷ Euro trong khi biết rõ Ukraine là một trong những quốc gia tham nhũng nhất thế giới và nhiều quan chức nước này thường biển thủ tiền viện trợ. Nghị sĩ này nhấn mạnh không ai phản đối người già, phụ nữ và người mắc bệnh từ Ukraine tới Áo.
Theo trang Ekonomichna Pravda, số lượng ô tô đắt tiền được Ukraine nhập khẩu đã quay lại mức trước khi xung đột với Nga xảy ra nhưng giá đã tăng cao hơn. Số liệu của Bộ Nội vụ Ukraine cho thấy, việc mua ô tô sang đã bùng nổ trong năm 2023 khi nhà chức trách Ukraine cho phép nhập khẩu xe đăng ký ở châu Âu mà không cần nộp thuế hay phí.
Video đang HOT
Nghiên cứu của Ekonomichna Pravda dựa trên dữ liệu của Bộ Kinh tế Ukraine cho thấy, người dân Ukraine đã mua nhiều loại ô tô mới, đắt tiền. Năm 2022-2023, doanh số bán hàng của các thương hiệu cao cấp như BMW, Mercedes Benz và Lexus ở Ukraine đã phá vỡ mọi kỷ lục.
EU cần đầu tư 1.600 tỷ USD mỗi năm để đạt phát thải ròng bằng 0
Theo nghiên cứu của Viện Rousseau, EU có thể đảm bảo phần lớn số vốn 1.600 tỷ USD bằng cách chuyển hướng các khoản chi tiêu hiện tại, chủ yếu là chi cho các hoạt động gây ô nhiễm môi trường.
Khí thải phát ra từ một nhà máy nhiệt điện ở Bulgaria ngày 29/10/2021. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Liên minh châu Âu (EU) sẽ cần đầu tư 1.500 tỷ euro (1.600 tỷ USD) mỗi năm để đạt được mục tiêu phát thải ròng bằng 0 trước năm 2050.
Đó là kết luận của Viện Rousseau trong nghiên cứu do các nhà lập pháp ủng hộ môi trường của Nghị viện châu Âu (EP) bảo trợ công bố ngày 29/1.
Theo nghiên cứu của Viện Rousseau, EU có thể đảm bảo phần lớn số vốn đầu tư nói trên bằng cách chuyển hướng các khoản chi tiêu hiện tại, chủ yếu là chi cho các hoạt động gây ô nhiễm môi trường.
Điều này đồng nghĩa EU sẽ cần phải thoái vốn quy mô lớn khỏi các dự án như sản xuất ôtô động cơ đốt trong, nhiên liệu hóa thạch và xây sân bay mới, đồng thời tăng cường đầu tư vào giao thông công cộng, cải tạo các tòa nhà theo hướng thân thiện với môi trường và thúc đẩy năng lượng tái tạo.
Đồng Chủ tịch nhóm các nhà lập pháp Xanh thuộc EP, Philippe Lamberts, cho rằng EU luôn có sẵn nguồn lực đầu tư, chỉ cần khối thoái vốn lớn khỏi các dự án gây ảnh hưởng tiêu cực tới khí hậu.
Theo các nhà nghiên cứu, khoản đầu tư cần thiết để đạt mức phát thải ròng bằng 0 chủ yếu đến từ khu vực tư nhân, nhưng chi tiêu công cho quá trình chuyển đổi xanh cũng sẽ cần tăng gấp đôi, lên 490 tỷ euro mỗi năm.
EU hiện chi 359 tỷ euro mỗi năm trợ cấp cho nhiên liệu hóa thạch. Dự thảo khác của EC về mục tiêu khí hậu năm 2040 cũng cho thấy cần quy mô đầu tư khoảng 1.500 tỷ euro mỗi năm cho các hệ thống năng lượng ít gây ô nhiễm hơn.
Trước thực tế biến đổi khí hậu gây ra tình trạng thời tiết cực đoan ảnh hưởng ngày càng nghiêm trọng, trong khi chuẩn bị cho cuộc bầu cử EP diễn ra vào tháng 6 năm nay, các nhà hoạch định chính sách của EU xem chính sách về khí hậu là vấn đề then chốt.
Tuy nhiên, chương trình nghị sự xanh của EU không được một số quốc gia thành viên ủng hộ hoàn toàn vì chi phí cao. Các cuộc thăm dò dư luận cho thấy cuộc bầu cử của EP có thể khiến việc thông qua các chính sách khí hậu đầy tham vọng trở nên khó khăn hơn.
Tuần tới, Ủy ban châu Âu dự kiến đưa ra khuyến nghị EU đến năm 2040 cắt giảm 90% lượng khí thải ròng của năm 1990, đồng thời tăng mạnh đầu tư để đạt mục tiêu đưa mức phát thải ròng về 0 trước năm 2050./.
Chủ tịch Hội đồng châu Âu C.Michel từ bỏ tranh cử Nghị viện châu Âu Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, ngày 26/1, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel tuyên bố từ bỏ nỗ lực giành ghế Nghị viện châu Âu (EP), sau khi hứng chịu chì trích liên quan đến quyết định từ chức của ông để tham gia tranh cử EP. Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel phát biểu tại cuộc...