Người trồng hoa Tết âu lo
Mưa lũ kéo dài cộng thêm những tác động không mong muốn từ dịch Covid-19 khiến nhà vườn trồng hoa ở miền Trung dự đoán trước một cái Tết kém vui
Nhiều nhà vườn chủ động giảm sản lượng, cố công chăm tưới để “cứu” những vườn hoa đang bị hư hại nặng vì mưa lũ vừa qua.
Buồn vì mai nở sớm
Làng mai ở phường Hòa An, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng những ngày này trở nên tất bật hơn. Ông Lê Hai – hộ trồng mai ở đường Tôn Đản, phường Hòa An – cho biết cả phường có hàng chục hộ trồng mai với hơn 10.000 gốc, vườn nhà ông trồng vài trăm gốc. Đợt rồi mưa lớn kéo dài nên gốc nào cũng ngấm đầy nước, công chăm sóc và vật tư tốn kém hơn hẳn mọi năm. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, giá mai dự báo không tăng mà có thể giảm và kén người mua, nhà vườn dự báo thất thu.
Cũng do mưa bão liên tục cuối tháng 10 và tháng 11 vừa qua, nhiều vườn mai tại “thủ phủ” mai vàng miền Trung (xã Nhơn An, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định) bị chìm trong nước lũ, nay nhiều cây đã rụng lá và nở hoa lác đác dù còn cách Tết nguyên đán khoảng 2 tháng. “Sau bão số 12 vào giữa tháng 11 vừa qua, 200/400 gốc mai đang chờ bán Tết bị ngập nước nên lá rụng, ra hoa sớm, thiệt hại ban đầu ước tính 100 triệu đồng. Mỗi năm, người trồng mai chỉ chờ đợi vào những ngày giáp Tết để bán lấy tiền nhưng năm nay hoa nở sớm, không bán được. Coi như mất Tết!” – ông Phan Hồ Mạnh (ngụ thôn Thanh Liêm, xã Nhơn An) than thở.
Không riêng vườn nhà ông Mạnh, hàng trăm hộ trồng mai ở Nhơn An cũng lâm vào tình cảnh tương tự. Theo ông Nguyễn Tấn Đức, Chủ tịch UBND xã Nhơn An, hâu hêt người dân địa phương không sản xuât lúa mà dùng mặt bằng các đám ruông của gia đình đặt hàng trăm, hàng ngàn châu mai để chăm sóc. Những ngày lũ vừa qua, nước vây tứ phía, hàng trăm ngàn cây mai ngâp sâu trong nước nên giờ rụng lá, nở sớm.
Một hộ trồng cúc ở làng hoa Vân Dương, TP Đà Nẵng tất bật chăm sóc cây để kịp vụ Tết.
Nguy cơ mất mùa lẫn mất giá
Tại làng hoa, cây cảnh Vân Dương (xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng), các hộ chủ yếu trồng hoa ngắn ngày như cúc, vạn thọ… và các loại hoa treo. Do mưa lớn nên đợt xuống giống trước bị hư hại hết, nhiều nhà vườn vừa phải xuống giống lần 2, “thúc” thêm nhiều phân và thuốc với hy vọng hoa ra kịp bán Tết.
Chị Lương Thị Tuyết Mai, một hộ trồng hoa ở Vân Dương, cho hay vườn nhà chị đang trồng khoảng 700 chậu cúc, giảm khoảng 300 chậu so với năm ngoái. Chị đang huy động nhân công để chăm sóc, tỉa cành, thắp điện cho cây…
Video đang HOT
Cũng đang cố gắng “thúc” vườn cúc của mình cho kịp Tết, anh Nguyễn Hữu Hùng, một hộ trồng hoa khác ở Vân Dương, cho biết phần lớn các hộ trồng hoa đều e dè, vừa sợ mất mùa vừa lo không bán được nên trồng số lượng ít hơn năm ngoái. “Dịch Covid-19 khiến kinh tế bị ảnh hưởng nên khách hàng sẽ không ưu tiên nhiều cho việc chơi hoa ngày Tết hoặc chỉ mua hạn chế” – anh Hùng dự đoán. Theo ông Phan Hiền, Giám đốc HTX Hoa – Cây cảnh Vân Dương, HTX có hơn 20 hộ tham gia trồng hoa và cây cảnh trên diện tích khoảng 3 ha, chủ yếu là hoa cúc. Thời điểm này các năm trước, nhiều thương lái đã đến đặt hàng nhưng hiện nay chưa có tín hiệu gì khiến nhà vườn đứng ngồi không yên.
Tương tự, tại các làng hoa nổi tiếng của Bình Định như Vĩnh Liêm (thị xã An Nhơn), Bình Lâm (xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước) và Hà Thanh (phường Đống Đa, TP Quy Nhơn), người trồng cúc dù đã chủ động cắt giảm 1/3, thậm chí 1/2 sản lượng so với mọi năm nhưng cũng đang “ngồi trên lửa” bởi lo không có đầu ra trong khi thời tiết diễn biến thất thường.
Tại xã Phú Dương, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế có khoảng 7 ha hoa bị thiệt hại gần như hoàn toàn. Ông Nguyễn Văn Dần – ngụ thôn Mỹ An, xã Phú Dương, – lo với thời tiết mưa và lạnh kéo dài như hiện nay, hoa Tết sẽ trễ vụ. Người trồng hoa chỉ còn hy vọng vào hoa trồng trong chậu. Các vựa hoa ở các xã Phú Thượng, Phú Mẫu của huyện Phú Vang cũng rơi vào cảnh khốn đốn khi mưa lũ đã nhấn chìm, làm hư hại hoàn toàn khi hoa mới trồng. Sau khi mất trắng 7 sào hoa do ngập lụt, anh Nguyễn Duy Trí (ngụ xã Phú Thượng) ngày ngày “ăn ngủ không yên” bởi Tết của cả gia đình trông chờ vào 200 chậu cúc mới ươm mầm. “Nếu thời tiết không thuận thì hoa chắc chắn nở không đúng dịp Tết” – anh Trí lo lắng.
Ông Hồ Đắc Thọ, Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Thừa Thiên – Huế, cho biết đến nay, tỉnh này mới triển khai trồng khoảng 150 ha hoa màu và khoảng 45.000 hoa chậu.
Quảng Ngãi: Nỗ lực “vớt vát”
Mặc dù bão lũ đã qua hơn 1 tháng nhưng tại các làng chuyên canh hoa Tết ở xã Nghĩa Mỹ, Nghĩa Hiệp (huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi) – nơi trồng hoa lớn nhất tỉnh Quảng Ngãi, khung cảnh tiêu điều, xác xơ khắp nơi. Rất nhiều vườn chuyên canh hoa Tết của người dân bị hư hỏng nặng. Ông Bùi Ngọc Sơn (ngụ xã Nghĩa Hiệp, huyện Tư Nghĩa) cho biết cách đây vài tháng, hai vợ chồng vay 50 triệu đồng để trồng 1.500 chậu hoa cúc. “Bão số 9 ập tới, rồi tiếp mấy trận lũ nữa khiến cả vườn tả tơi, chỉ “cứu” được khoảng 1/3 số chậu hoa… Bao nhiêu công sức, vốn liếng của gia đình bỏ xuống, sắp tới đây nếu gặp giá rẻ bèo thì không biết lấy tiền đâu trả nợ” – ông Sơn lo lắng.
Sau những đợt bão lũ liên tiếp, nhiều làng hoa Tết ở Quảng Ngãi bị hư hỏng nặng.
Tương tự, gia đình chị Bùi Thị Liễu (ngụ xã Nghĩa Hiệp, huyện Tư Nghĩa) đầu tư hơn 30 triệu đồng trồng 600 chậu cúc và bị thiệt hại gần như toàn bộ. “Cố gắng lắm chúng tôi chỉ vớt vát được vài trăm chậu nhưng hoa èo uột, không được như kỳ vọng. Hy vọng gần Tết giá hoa lên cao để chúng tôi gỡ gạc chút ít vốn liếng” – chị Liễu buồn bã nói.
Bỏ 150 triệu buôn hoa Tết: 15 ngày 'xương máu', lỗ 50 triệu, gầy sụt 3kg
Với nhiều người có kinh nghiệm kinh doanh hoa Tết, Tết Nguyên đán 2020 sắp tới có thể là dịp kinh doanh bội thu. Song, với ai còn non kinh nghiệm mua bán khả năng mất cả chì lẫn chài, rước mệt mỏi vào người là rất lớn.
Dù gần 1 năm trôi qua nhưng mỗi khi ai đó nhắc tới chuyện kinh doanh hoa Tết là chị Trần Thị Hằng ở Hà Đông, Hà Nội lại thấy ám ảnh. Bởi Tết năm trước, chị Hằng đã có một trải nghiệm không thể nào quên khi táo bạo dồn vốn bán hoa Tết.
Chị Hằng là nhân viên một công ty du lịch. Bởi thế, những ngày sát Tết, thấy mọi người buôn bán ngược xuôi, kiếm tiền tiêu Tết dễ dàng nên chị cũng muốn thử sức. Sau nhiều lần cân nhắc, chị Hằng quyết định đầu tư kinh doanh hoa Tết.
"Lúc ấy tôi chỉ nghĩ, nhà mình có quen một nhà vườn trồng hoa lớn ở bên Đông Anh. Chưa kể ở Hà Đông cũng có chợ hoa đầu mối, chợ hoa 365 rất tiện lợi trong việc đi lấy hoa và hoa có giá rẻ về bán. Hơn nữa, thấy bản thân mình cũng khá nhanh nhẹn, không phải người ù lì. Bởi thế, khi tôi nói ý tưởng sẽ kinh doanh hoa, ông xã cũng ủng hộ", chị Hằng kể lại.
Tuy nhiên, do vốn ít lại không thuê được mặt bằng đẹp nên chị Hằng phải nhờ các mối quen biết cho nhận háng bán và ứng tiền đặt cọc để xoay vòng, thậm chí một số loại hoa cây đắt tiền chị chỉ dám nhập nhỏ lẻ trưng bày, ai cần đặt thì mới dám liên hệ đại lý lớn lấy về... Làm thế chỉ cần cọc vốn ít, thậm chí chỉ cần mua mấy cây trưng mẫu... chấp nhận mức lãi thấp và biến động giá cả theo thị trường ngày tết.
Mua đủ loại hoa Tết để kinh doanh
Nhưng vợ chồng chị Hằng thua lỗ lớn
Nghĩ là làm, trước Tết một tháng, chị Hằng quyết định vét hết tiền tiết kiệm của hai vợ chồng được 150 triệu để đầu tư kinh doanh hoa Tết. Để chuẩn bị, chị Hằng thuê địa điểm bán hoa ngay sát nhà văn hóa trung tâm tỉnh, trong vòng 14 ngày trước Tết với giá thuê 20 triệu đồng.
Sau đó, chị Hằng bắt đầu tìm các lọai hoa từ bình dân như cúc, hồng, thược dược,... tới các loại cao cấp như ly, thủy tiên, phong lan và các loại cây cảnh, bonsai mini khác.
"Riêng tiền đặt cọc ứng mua hoa và cây cảnh bán Tết đã hết 120 triệu. Ngoài ra, để quản lý chặt chẽ việc bán hoa, phục vụ kịp thời nhu cầu người mua, vợ chồng tôi ngoài huy động bà nội và thuê thêm 2 người phụ bán nữa với công 3 triệu đồng/người", chị Hằng nhẩm tính lại.
Lên kế hoạch xong, chị Hằng bắt đầu nhập hoa về bán từ ngày 16 tháng Chạp. "Qua Rằm tháng Chạp tôi bắt đầu cập rập bán hoa và cây cảnh Tết. Tôi nhớ bắt đầu dọn hàng bán tràn lan từ ngày 16/12 âm lịch, tính đến Tết là được đúng 14 ngày. Cứ nghĩ bán hoa Tết và bonsai mini sẽ thu lời lớn, nào ngờ bỏ ra ngần ấy tiền mà hoa ế ẩm, chỉ thấy người hỏi chứ không thấy ai mua", chị Hằng kể.
Cụ thể, những ngày đầu tiên bán hoa và cây cảnh Tết mà không thấy ai mua, người phụ nữ này nghĩ rằng do chưa sát Tết nên khách chưa vội mua. Có người hỏi mua thì chê giá cao. Có khách thì bảo phải đợi đến từ 27, 28 Tết mới sắm. Lúc đầu hoa đẹp, cây đẹp thì chị bán được giá cao một chút, sau đó ít khách quá chị phải hạ giá dần.
Thậm chí, đến 29 Tết mà chị Hằng vẫn còn ế tới cả 200 chậu hoa. Vì vậy, chị đành phải bán tống bán tháo, giá nào chị cũng bán để thu hồi vốn. Qua giao thừa, nhà chị Hằng vẫn ế 50 chậu hoa. Lúc ấy, chị phải mang chậu hoa về để trang trí khắp sân nhà.
Tổng kết lại, sau 14 ngày bán hoa Tết, tối giao thừa dọn dẹp xong, chị Hằng dù mệt lử nhưng vẫn cố bán nốt và tính lãi lời để trả cho nhân viên. "Tính đi tính lại, sau khi trả tiền công bán hàng, tiền thuê địa điểm, vợ chồng tôi lỗ 50 triệu. Chưa kể, cả hai đều sụt 3kg. Chúng tôi đón một cái Tết buồn vì vừa xót tiền, vừa mệt mỏi nên chẳng còn hứng thú đi chúc Tết người thân hay thăm thú các nơi như mọi năm", chị Hằng nói.
Với những người kinh doanh hoa Tết nghiệp dư, nếu đem cả vốn liếng ra làm mỗi vụ hoa Tết, thua là mất Tết.
Nói về lý do thua lỗ khi bán hoa dịp Tết, chị Hằng thừa nhận: Dù có mối quen cung cấp hoa Tết nhưng nhu cầu mua hoa chơi Tết của người dân khu vực Hà Đông quá ít. Thường thì chỉ nhà ai vừa trồng vừa bán, vừa có mặt bằng, lại không phải thuê người mới có lời chút đỉnh. Còn lại, nhà chị chẳng có gì, phải thuê mướn tất cả. Chưa kể, vị trí chọn bán dù rộng rãi nhưng chưa thật ưng ý vì không gần chỗ đông dân cư lắm.
Đặc biệt, dù bán tới gần giao thừa song thời điểm ấy bị khách ép giá quá. Chuyện ăn ngủ, cơm nước, tưới cây cũng không thoải mái trong suốt quá trình bán hàng. Vì thế, hai vợ chồng chị mệt mỏi, xuống cân không phanh lại còn lỗ vốn.
Người phụ nữ này rút ra bài học: "Nếu muốn buôn hoa Tết, theo tôi không nên hoặc nếu làm chỉ bỏ ra ít vốn để tập tành kinh doanh thôi. Nếu chưa bán bao giờ, đừng liều lĩnh. Thêm nữa, năm nay dịch bệnh, chắc chắn nhu cầu mua hoa trưng Tết sẽ ít hơn mọi năm. Thậm chí, tiểu thương kinh doanh hoa Tết còn phải trông chờ và phụ thuộc vào thời tiết.
Buôn hoa có khi lỗ nhiều, song lãi cũng nhiều bởi lấy vào 2 đồng bán 10 đồng. Tuy nhiên, với dân buôn hoa quanh năm, mất vụ này thì bù vụ kia. Còn kinh doanh hoa Tết nghiệp dư như dân công sở, nếu đem cả vốn liếng ra làm mỗi vụ hoa Tết, thua là mất Tết luôn".
Nhà vườn Đà Lạt lo ế hoa chơi Tết Người trồng hoa đang vừa trồng hoa vừa lo Covid-19 và thiên tai diễn biến khó lường khiến hoa Tết không được người dân đón nhận. Ngoài những loại hoa cho thu hoạch quanh năm, diện tích hoa cắt cành phục vụ thị tường Tết Tân Hợi đã được các nhà vườn xuống giống toàn bộ. Tại các làng hoa như Thái Phiên,...