Người trẻ xả stress nhờ nghệ thuật
Áp lực công việc, học tập khiến các bạn trẻ mệt mỏi, gần đây họ có thêm lựa chọn thư giãn mới là thử sức mình ở những lĩnh vực nghệ thuật như vẽ tranh, múa cổ trang hoặc những lớp nhạc cấp tốc…
Các bạn trẻ tìm đến với môn nghệ thuật múa cổ trang để mong giải tỏa áp lực sau một ngày làm việc căng thẳng – Ảnh: D.PHAN
Đa số học viên ở đây là nhân viên văn phòng với đủ lứa tuổi khác nhau, họ tìm tới lớp học với mong muốn được là chính mình, khi nhạc nổi lên tôi cảm nhận ở họ là sự thoải mái và thư giãn thật sự. Bằng âm nhạc và chuyển động cơ thể, mỗi tiết học đều có tác dụng giải trí tốt sau giờ làm.
NGUYỄN HOÀNG MINH PHƯƠNG (giáo viên dạy múa đương đại)
Thành thực mà nói thì câu hỏi “cuối tuần đi đâu?” cũng khó trả lời như kiểu “hôm nay ăn gì?”. Sài Gòn không nhiều sân chơi nhưng gần đây đã xuất hiện vô số các lớp học giải tỏa căng thẳng sẵn sàng chào đón người đến dự.
Nơi của những ngẫu hứng
Nhiều lớp học vẽ, học nhảy múa, học nhạc ra đời để phục vụ nhu cầu của người trẻ. Chi phí cho một buổi học vẽ thư giãn có giá 300.000 – 400.000 đồng chắc chắn không thể giúp ai đó thành họa sĩ nhưng ở đó sẽ dư thú vị và thừa mới mẻ, đổi gió cho một cuối tuần.
Chỉ cần đăng ký chọn ngày, giờ phù hợp và bức tranh mình muốn thử sức, sau đó đến địa điểm các lớp học diễn ra là ổn. Người đi học không cần phải mang theo gì, mọi dụng cụ đã được chuẩn bị sẵn, ai đến với lớp học này cũng sẽ có một bức tranh đẹp mang về sau 3 tiếng “múa cọ” dưới sự hướng dẫn nhiệt tình của các họa sĩ trẻ. Lúc đó, cảm giác của người tham gia chính là sự hưng phấn, muốn khám phá nhiều hơn về những khả năng tiềm ẩn của bản thân.
Video đang HOT
Học viên khi tham gia lớp học sẽ được hướng dẫn cách pha màu, những bước cơ bản để hoàn thiện một tác phẩm, từ đó sẽ có những sáng tạo của riêng mình chứ không nhất thiết phải giống hình mẫu. Lớp học cũng là sân chơi, giúp “người chơi” tự tin với bản thân, chứ không đơn thuần “đến đây chỉ để vẽ”.
Cũng tương tự học vẽ, những năm gần đây tại Việt Nam, bộ môn múa cổ trang đã thu hút lượng lớn học viên, các lớp đào tạo bộ môn này liên tục được mở ra tạo điều kiện giúp nhiều người trẻ có thêm không gian để giải tỏa căng thẳng, áp lực sau những giờ làm việc, học tập căng thẳng. Những động tác múa không chỉ mang đên nhưng giây phut hoan toan thư gian tâm tri ma con giup kich thich kha năng sang tao va kêt nôi manh me vơi trưc giac.
Khi tập múa sẽ dễ dàng nhận thấy sự cứng ngắc của cơ thể trước đây dần dần biến mất, thay vào đó là sự mềm dẻo, lôi cuốn. Các bạn trẻ cho biết khi múa, họ được thư giãn hoàn toàn, được sống trong từng giai điệu, được điều khiển nhịp thở nên tinh thần được thoải mái.
Nhiều người cho rằng vẽ tranh vừa thư giãn vừa để thanh lọc tâm hồn – Ảnh: D.PHAN
Giải tỏa áp lực
Chúng ta đang sống trong một thế giới nhiều phiền muộn và lắm lo âu, thế nên mỗi nét vẽ, nốt nhạc hay điệu múa như trở thành câu thần chú, có thể khiến ta mỉm cười, xua tan hết nỗi buồn, mang đến niềm vui.
“Khi cầm cọ vẽ đồng nghĩa với việc mình đã buông bỏ hết những chuyện buồn vui đã qua, tâm trí dành cho những nét vẽ. Trước khi đến đây tôi cũng đã xem qua những bức tranh mà các bạn khác vẽ và trầm trồ sao họ có thể vẽ được như vậy, nhưng sau khi vẽ thì tôi thấy “ồ, chính mình cũng làm được”, thật sự rất vui và thích thú” – Linh An, 26 tuổi, nhân viên văn phòng tham gia một lớp học vẽ, chia sẻ.
Những hình vẽ có thể rất lộn xộn có thể là theo mẫu có sẵn hoặc không theo quy tắc nào, nhằm tạo ra những bức tranh đặc biệt, được xem là cách giúp họ giảm bớt căng thẳng trong cuộc sống.
Cũng như Linh An, Vũ Ngọc San (28 tuổi) cũng gặp những áp lực trong cuộc sống, có lúc cô như thấy mình bị rơi vào trầm cảm, nhờ được giới thiệu, cô đã chọn môn múa cổ trang để giải tỏa gánh nặng đang đè trên vai mình. Đến lớp học cởi bỏ bộ đồ công sở, Ngọc San khoác lên mình bộ đồ múa rộng rãi, thoải mái, thả hồn vào âm nhạc. Cô cho biết ngoài những bài học cụ thể thì những lúc giải lao cô có thể múa may quay cuồng theo ý của mình, điều đó có tác dụng rất tốt về mặt tinh thần.
Chất chứa trong mỗi vũ khúc là câu chuyện của nhân vật, là tình cảm của người biểu diễn, có đôi khi bay bổng mơ màng, cũng có đôi khi mạnh mẽ quyết đoán. Cũng vì lẽ đó mà nhiều bạn trẻ tìm đến bộ môn nghệ thuật này để thả hồn vào đó, bỏ lại những khó khăn, áp lực của thực tại.
Bỏ lại những mặc cảm
“Tôi vốn không tự tin với giọng hát của mình nên thường né tránh các buổi đi hát hò cùng bạn bè, nếu có đi tôi cũng chỉ ngồi nhìn họ hát xong rồi về, cảm thấy rất chán. Từ lúc được giới thiệu tham gia các lớp học nhạc căn bản này tôi thấy mình cũng có năng khiếu đấy chứ, thay vì chỉ dám hát lúc một mình thì giờ đây tôi đã tự tin khi hát trước bạn bè, người thân” – chị Tâm Anh, 26 tuổi, học viên một lớp học về nhạc, tâm sự.
Trong cuộc sống hiện đại như ngày nay, biết một chút về các năng khiếu nghệ thuật cũng là một điều thú vị. Đôi khi bản thân sẽ thấy yêu đời và trẻ trung hơn rất nhiều. Tuy nhiên không ít người còn e ngại, vì nghĩ mình không có năng khiếu, hay không khơi dậy được nguồn cảm hứng về nghệ thuật.
Sau một ngày làm việc căng thẳng, một tuần vật lộn với cuộc sống, nếu có nhu cầu giải tỏa đầu óc thì những lớp học nghệ thuật cấp tốc là một lựa chọn, người tham gia tạm thời quên đi những áp lực do cuộc sống mang lại.
Nhiều nhà trường, thầy cô giáo coi âm nhạc, nghệ thuật, giáo dục thể chất, giáo dục công dân là môn phụ
TS. Nguyễn Văn Hòa cho rằng: "Không chỉ học sinh xem các môn âm nhạc, nghệ thuật, giáo dục thể chất, giáo dục công dân... là phụ mà nhiều nhà trường, thầy cô giáo cũng vậy. Thi cử, xếp loại học sinh giỏi chỉ chú trọng môn Toán, Văn..."
Chia sẻ quan điểm tại buổi giao lưu trực tuyến "Trường học hạnh phúc: Thầy - trò cùng thay đổi" do báo Giáo dục và Thời đại tổ chức sáng 12/11, TS. Nguyễn Văn Hòa, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Hệ thống trường chất lượng cao Nguyễn Bỉnh Khiêm (Hà Nội) cho biết, tại hệ thống trường chất lượng cao Nguyễn Bỉnh Khiêm, phương châm hoạt động là "Chăm lo đến từng học sinh, giúp cho mỗi học trò đều tiến bộ". Theo TS. Nguyễn Văn Hòa, người thực hiện phương châm giáo dục này chính là đội ngũ giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn.
Giáo viên chủ nhiệm hiểu tâm lý, hoàn cảnh, mặt mạnh, mặt yếu của từng học trò để có những cách thức giúp các em phát huy mặt mạnh và khắc phục những mặt còn khó khăn. Với giáo viên bộ môn cũng vậy, thầy cô hỗ trợ để các em từng bước tiến bộ tùy theo khả năng của mình, không thể đòi hỏi các con giỏi tất cả các môn để đặt ra yêu cầu khắt khe... Cùng với đó là chăm lo đến từng học sinh, giúp cho mỗi học trò đều tiến bộ.
TS. Nguyễn Văn Hòa (ảnh: NBK.edu.vn)
Để hiểu rõ học sinh tiến bộ thế nào trong một hệ thống trường có nhiều trường, nhiều cấp học như hệ thống trường Nguyễn Bỉnh Khiêm, theo TS. Nguyễn Văn Hòa, nhà trường thường xuyên đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh trong mỗi học kỳ, mỗi tháng để từ đó có hướng điều chỉnh phù hợp trong chiến lược dạy học của mình.
TS. Nguyễn Văn Hòa cũng chia sẻ, hiện nay chúng ta đang nặng về dạy kiến thức để phục vụ cho thi cử, thành tích... điều này gây áp lực cho học sinh. Trong khi thực tế, mỗi học sinh có một khả năng, thế mạnh khác nhau, không thể đòi hỏi các con đều có thành tích cao.
Nhà trường dạy học làm người là căn cứ vào khả năng, tư chất của từng học sinh mà phát huy mặt mạnh của học sinh, giúp các con khắc phục khó khăn. Đồng thời, giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống; hoạt động xã hội, giáo dục âm nhạc, nghệ thuật, thể chất; hoạt động trải nghiệm vào chương trình học chính khóa; có CLB phát huy từng mặt mạnh của học sinh; tổ chức nhiều hoạt động chuyên đề bồi dưỡng phẩm chất và phát triển năng lực học sinh...
Sân bóng của trường TH-THCS-THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm (ảnh: NBK.edu.vn)
Chỉ ra một thực tế trong ngành giáo dục là "không chỉ học sinh xem các môn âm nhạc, nghệ thuật, giáo dục thể chất, giáo dục công dân... là phụ mà nhiều nhà trường, thầy cô giáo cũng vậy. Thi cử, xếp loại học sinh giỏi chỉ chú trọng môn Toán, Văn...", TS. Nguyễn Văn Hòa khẳng định, "chúng ta đang tiến dần tới xu hướng chung của giáo dục thời đại, giáo dục tiên tiến nên không thể coi nhẹ việc rèn luyện thể chất, bồi dưỡng tâm hồn, giá trị sống cho học sinh".
Để học sinh cảm thấy hạnh phúc và có những kỹ năng sống cần thiết thì nhà trường, nhà quản lý phải thấu hiểu mục tiêu giáo dục của nhà trường phổ thông là hướng tới sự phát triển của con người chứ không chỉ là cung cấp kiến thức, chạy theo thi cử, chạy theo thành tích. Việc chạy theo thi cử, thành tích sẽ tạo ra áp lực không chỉ với học trò mà với cả giáo viên.
Tại buổi giao lưu, nêu quan điểm về "trường học hạnh phúc", các chuyên gia chỉ ra rằng, khi giáo viên đủ hiểu biết, trình độ, kỹ năng để trút bỏ áp lực, lớp học, học sinh sẽ hạnh phúc.
Hiệu trưởng sẽ là người giúp giáo viên thoát khỏi những áp lực, sự quá tải trong dạy học. Nếu không giáo viên không còn sức thì sẽ không nghĩ đến trường học hạnh phúc. Trường học với bầu không khí căng thẳng và bất an thì trường học hạnh phúc chỉ là điều viển vông./.
Tân sinh viên đối diện nhiều thách thức khi bước chân vào giảng đường đại học Dịch bệnh, áp lực học tập, cuộc sống sinh hoạt mới... là những điều mà tân sinh viên phải đối diện khi bước vào học đại học năm nay. Trong thế giới đầy biến động, bất định, phức tạp và có cả sự mơ hồ, làm gì để những người trẻ có thể đứng vững và thành công trên con đường đã chọn...