Người trẻ Hà Nội xếp hàng dài, bật khóc khi xem bộ phim Điện Biên Phủ
Minh Ngọc mặc áo dài, đến rạp phim sớm 2 tiếng. Xuyên suốt 2 bộ phim về Điện Biên Phủ, nữ sinh nhiều lần bật khóc vì khâm phục tinh thần quyết chiến, quả cảm của những người chiến sĩ.
Tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ diễn ra vào 19h từ ngày 3/5 đến 6/5 tại Điện ảnh Quân đội nhân dân (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).
Trong mỗi buổi, đơn vị sẽ trình chiếu miễn phí một bộ phim tài liệu và một bộ phim truyện điện ảnh về đề tài Điện Biên Phủ.
Điện ảnh Quân đội nhân dân bắt đầu đón khán giả từ 18h30. Ngay từ sớm, khán giả từ đủ mọi lứa tuổi đã xếp hàng tại rạp (Ảnh: Điện ảnh Quân đội nhân dân).
Trung bình các ngày diễn ra tuần phim, Điện ảnh Quân đội nhân dân đón tiếp 400-500 khán giả. Nhiều người tiếc nuối ra về khi bảo vệ thông báo “rạp đã kín chỗ”.
Do điều kiện cơ sở vật chất hạn chế, đơn vị phải bố trí thêm nhiều ghế phụ để phục vụ và chưa thể đáp ứng hết được lượng khán giả đến tham dự tuần phim.
Trong tối 5/5, khán giả thưởng thức phim tài liệu Nhìn lại Điện Biên của đạo diễn Phạm Quốc Vinh và phim truyện điện ảnh Sống cùng lịch sử của đạo diễn NSND Nguyễn Thanh Vân.
Video đang HOT
Khán giả đến tham dự tuần phim do Điện ảnh Quân đội nhân dân tổ chức đa dạng: các bác cựu chiến binh, người cao tuổi…
“Đặc biệt tuần phim thu hút sự quan tâm của khán giả trẻ. Đây là một tín hiệu đáng mừng khi thế hệ trẻ quan tâm, yêu mến dòng phim lịch sử cách mạng”, đại diện Điện ảnh Quân đội nhân dân cho biết.
Xuyên suốt bộ phim Sống cùng lịch sử, Nguyễn Thị Trà Giang (25 tuổi, quận Long Biên, bên trái) và Trương Thị Ánh Ngọc (25 tuổi, quận Hai Bà Trưng) nhiều lần không kìm nổi cảm xúc.
Hai người bạn có mặt tại rạp lúc 17h30, xếp hàng dài khoảng 30m chờ đến lượt vào rạp. Phòng nhỏ, khán giả đông, Giang ngồi ghế chính còn Ngọc ngồi ghế phụ.
“Cảm xúc vô cùng lắng đọng, chúng em biết ơn công sức của cha ông vì hòa bình, độc lập”, Giang xúc động.
Còn với Ánh Ngọc, vì quá ấn tượng và xúc động với dự án tuần phim kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ, cô dự định quay lại rạp để xem hai bộ phim cuối cùng vào tối 6/5.
Gia đình chị Vũ Thị Hồng Thắm (26 tuổi, quận Hà Đông, ngoài cùng bên trái) gồm 5 người lớn và 3 trẻ nhỏ, háo hức xem phim lịch sử vào cuối tuần.
“Biết trước rạp sẽ rất đông, nhanh hết ghế, nên chúng tôi cố gắng đến trước một tiếng. Tôi rất vui vì nhìn thấy rất nhiều bạn trẻ thích thú tìm hiểu về lịch sử, biết trân trọng quá khứ”, chị nói.
Là giáo viên mầm non, chị Thắm thường lồng ghép dạy trẻ nhỏ về lịch sử. Chị mong muốn dạy trẻ tự hào, biết ơn các anh hùng, chiến sĩ đã ngã xuống để gìn giữ hòa bình, thông qua những bộ phim lịch sử.
Nguyễn Công Minh Ngọc, 19 tuổi, huyện Đông Anh, chọn mặc áo dài đến tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Hôm trước, Ngọc đến Điện ảnh Quân đội nhân dân từ sớm, nhưng tiếc nuối vì không còn suất vào xem. Tối 5/5, nữ sinh quyết tâm đến trước 2 tiếng, xếp hàng chờ đến lượt.
Xuyên suốt 2 bộ phim Nhìn lại Điện Biên và Sống cùng lịch sử, Minh Ngọc nhiều lần bật khóc, nói “khâm phục tinh thần quyết chiến, quả cảm của những người chiến sĩ”.
ể phục vụ khán giả chu đáo và hiệu quả, Điện ảnh Quân đội nhân dân đã đề nghị Cục iện ảnh hỗ trợ mượn phim có đề tài, nội dung phù hợp với chủ đề. ơn vị đẩy mạnh tuyên truyền, trong đó chú trọng kênh tuyên truyền, quảng bá trên mạng xã hội nhằm thu hút khán giả trẻ, phát hành giấy mời đến các cơ quan, đơn vị, khán giả…
Trước tuần phim, bộ phận kĩ thuật của Điện ảnh Quân đội nhân dân đã kiểm tra chất lượng các bộ phim, sửa chữa trang thiết bị, máy móc… Đơn vị cũng huy động toàn bộ cán bộ, chiến sĩ làm tốt công tác tổ chức, kỹ thuật, hậu cần, an ninh…
8 bộ phim thuộc hai thể loại phim truyện và tài liệu được công chiếu trong tuần phim lần này gồm 4 phim tài liệu: Hùng ca Điện Biên Phủ (đạo diễn Nguyễn Quang Quyết); Cột mốc vàng Điện Biên Phủ (đạo diễn NSND Đặng Xuân Hải); Nhìn lại Điện Biên (đạo diễn Phạm Quốc Vinh); Điện Biên Phủ trận quyết chiến lịch sử (đạo diễn NSƯT Phạm Huyên).
4 phim truyện điện ảnh: Hoa ban đỏ (đạo diễn NSND Bạch Diệp); Đào, phở và piano (NSƯT Phi Tiến Sơn); Sống cùng lịch sử (đạo diễn NSND Nguyễn Thanh Vân); Ký ức Điện Biên (đạo diễn Đỗ Minh Tuấn).
'Đào, phở và piano' đã có thể lãi 21 tỉ 'nếu không giảm giá vé'
"Nếu bán với giá vé bình thường thì Đào, phở và piano lãi 21 tỉ', Cục trưởng Cục Điện ảnh Vi Kiến Thành nói tại họp báo thường kỳ Bộ VH-TT-DL ngày 11.4.
Phim Đào, phở và piano hiện thu được 21 tỉ đồng. Ông Vi Kiến Thành cho biết: "Phim hòa vốn với số tiền nhà nước đặt hàng. Nhưng đó là vì Đào, phở và piano bán vé với giá vé bằng một nửa với vé thông thường đang chiếu. Còn nếu bán với giá vé... bình thường thì phim lãi 21 tỉ đồng".
Cặp tình nhân trong Đào, phở và piano. TL
Đào, phở và piano là bộ phim tốn nhiều giấy mực của báo chí và tranh luận trên mạng xã hội thời gian qua. Từ một bộ phim nhà nước chỉ mới chiếu ra mắt trước Tết, phim được đưa ra rạp dịp Tết theo chủ trương "Phát hành, phổ biến thí điểm một số phim sản xuất sử dụng ngân sách Nhà nước" của Bộ VH-TT-DL. Đào, phở và piano sau đó mau chóng tạo cơn sốt tại cụm rạp Trung tâm chiếu phim quốc gia - cụm rạp nhà nước đồng ý phát hành phim không công. Sau đó, Đào, phở và piano tiếp tục được các cụm rạp Beta Media và Cinestar Vietnam nhận chiếu. Sau 3 tháng trụ rạp, tới nay tiền bán vé thu về đã đạt 21 tỉ đồng.
Ông Vi Kiến Thành cho biết, cùng ra rạp với Đào, phở và piano, các phim nhà nước còn lại như Hồng Hà nữ sĩ và các phim hoạt hình đều không đạt được hiệu ứng tốt như Đào, phở và piano. Lý giải về thành công của Đào, phở và piano, ông Thành cho biết lý do đầu tiên để phim thành công là nhờ chất lượng tốt. Phim có một đạo diễn tốt, dàn dựng tốt, diễn viên tròn vai. Lý do thứ hai, phim được ủng hộ của báo chí và cộng đồng mạng, dù không có một đồng nào để quảng cáo phát hành. Thứ ba, phim ra đúng điểm rơi. Thời điểm đó đúng dịp nghỉ tết nên mọi người có thời gian đi xem, và cũng là lúc bão hòa các phim về nội dung khác. "Không dễ có bộ phim nào hội tụ cả 3 yếu tố đấy", ông Thành nói.
Cũng theo ông Vi Kiến Thành, sau thành công của Đào, phở và piano,Cục Điện ảnh sẽ xây dựng một nghị định về phát hành phim có vốn nhà nước. Nghị định này sẽ giúp có nhiều phim nhà nước đặt hàng được phát hành hơn. Trong đó, Cục cũng đề xuất giao Trung tâm Chiếu phim quốc gia sẽ làm nhiệm vụ phát hành phim nhà nước đặt hàng.
Đào, phở và piano sẽ được chiếu tại Điện Biên Phủ. TL
Ông Thành còn cho biết, Đào, phở và piano sẽ được chiếu tại Điện Biên Phủ trong tuần phim kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Sau đó, phim Đào, phở và piano được chiếu truyền hình VTV nhân kỷ niệm Ngày Giải phóng thủ đô 10.10.
Trao đổi với Thanh Niên, ông Vi Kiến Thành cho biết Cục Điện ảnh cũng muốn đề xuất khen thưởng với các đơn vị đã phát hành Đào, phở và piano mà không thu tiền phí. Một trong số đó là Trung tâm Chiếu phim quốc gia. Ông Vũ Đức Tùng, Giám đốc Trung tâm Chiếu phim quốc gia, cho biết dù chi phí phát hành là 0%, ông vẫn rất vui cho điện ảnh Việt Nam.
Hiện tại Đào, phở và piano là trường hợp hy hữu trong hai chục năm trở lại đây khi cháy vé, mặc dù Nhà nước không chi tiền để phát hành phổ biến phim. Trước đó, phim nhà nước làm xong chỉ được Cục Điện ảnh sử dụng và đưa vào các tuần phim trong nước và nước ngoài. Các chương trình phục vụ nhiệm vụ chính trị, Cục Điện ảnh vẫn gửi cho các tỉnh, thành phố chiếu miễn phí.
"Đào, phở và piano" chiếu ở tuần phim 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ "Đào, phở và piano" - bộ phim sử dụng ngân sách Nhà nước gây sốt thời gian qua - được chọn chiếu trong ngày khai mạc ở Tuần phim kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024). Ngoài Đào, phở và piano, phim truyện Tiểu đội hoa hồng và hai phim tài liệu Ký ức những người truyền lửa,...