Người tiêu dùng thông thái nên chọn như thế nào trước cơn ác mộng dược liệu kém chất lượng?
Chăm sóc sức khỏe và chữa bệnh bằng thảo dược là thói quen của hàng triệu người Việt từ ngàn đời nay. Nhưng vài năm gần đây, vấn nạn dược liệu kém chất lượng tràn lan thị trường với những hiểm họa khôn lường đang khiến người tiêu dùng hết sức hoang mang. Người tiêu dùng thông thái phải làm cách nào để lựa chọn đúng thảo dược an toàn, chất lượng?
Cơn ác mộng dược liệu: “vàng thau lẫn lộn, vàng ít thau nhiều”
Thói quen của phần lớn người tiêu dùng Việt là mua hàng bằng niềm tin ở cảm quan, niềm tin với các cơ sở cung cấp mà không có các giấy tờ chứng nhận hay kiểm nghiệm dược liệu…Trong khi đó, theo Thạc sĩ Đào Quang Trung (Chuyên gia độc lập về GACP): “ Thị trường dược liệu hiện nay dùng từ bát nháo là đúng bản chất”.
Thị trường cung cấp dược liệu nước ta hiện đang ở mức báo động
Bát nháo bởi tình trạng “rác dược liệu” được “phù phép” thành thảo dược cao cấp, dược liệu bẩn, “ngậm” hóa chất tràn lan thị trường…. Theo thông tin từ Cục Quản lý Y Dược cổ truyền thì hàng năm, ngành Dược Việt Nam sử dụng khoảng 60.000 tấn dược liệu các loại, trong đó có khoảng 80-85% nhập khẩu (chủ yếu nhập từ Trung Quốc). Tuy nhiên, số dược liệu nhập khẩu có nguồn gốc rõ ràng rất ít, còn lại phần lớn là nhập khẩu “chui” qua đường tiểu ngạch ở dạng “rác thuốc” tức là dược liệu đã bị rút hết hoạt chất, không còn tác dụng chữa bệnh.
Bát nháo còn thể hiện ở sự nhầm lẫn giữa các loài thảo dược với nhau mà ngay cả người bán cũng khó lòng phân biệt được. Ví như trường hợp cây cà gai leo chữa bệnh gan, rất dễ nhầm với cà tàu, cà độc dược, cà dại, càng giống về hình thái khi đã ở dạng phơi khô. Nếu mua nhầm, tiền mất, tật mang là điều dễ hiểu.
Video đang HOT
Thực tế hiện nay, dạo quanh các cửa hàng, các khu cung cấp dược liệu và thuốc y học cổ truyền lớn như làng thuốc Ninh Hiệp (Gia Lâm, Hà Nội), đường Hải Thượng Lãn Ông (Thành phố Hồ Chí Minh) … rất ít cơ sở cung cấp được hóa đơn chứng từ hay giấy chứng nhận nguồn gốc rõ ràng. Vậy nên, tình trạng người tiêu dùng phải sử dụng dược liệu kém chất lượng, “rác dược liệu”, dẫn đến bệnh tình không thuyên giảm, ngược lại càng nguy hại cho sức khỏe, đang trở thành cơn ác mộng với nhiều người, làm giảm đi giá trị của cây thuốc Việt.
Lời giải nào cho người tiêu dùng muốn mua dược liệu chuẩn?
Khi các cơ quan chức năng còn chưa có được cơ chế quản lý tốt thì mỗi người tiêu dùng phải trở nên tỉnh táo, thông thái trước thực trạng thị trường dược liệu đáng báo động hiện nay.
Một trong những chỉ dấu tin cậy mà người tiêu dùng có thể tin tưởng lựa chọn chính là logo của BioTrade in trên bao bì các sản phẩm từ thảo dược. BioTrade là dự án do Liên minh Châu Âu tài trợ để đồng hành cùng các doanh nghiệp xây dựng vùng trồng dược liệu sạch, bền vững theo tiêu chuẩn GACP (tiêu chuẩn thực hành tốt trồng trọt và thu hái dược liệu) của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Tiêu chuẩn này có vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra nguồn nguyên liệu sạch, có hàm lượng hoạt chất cao. Tuy nhiên, để đạt được tiêu chuẩn này cần phải tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu nên không phải doanh nghiệp nào cũng làm được.
Vùng trồng cà gai leo đạt tiêu chuẩn GACP của Công ty TNHH Tuệ Linh
Được sự hỗ trợ của dự án BioTrade, Công ty TNHH Tuệ Linh đã xây dựng thành công vùng trồng Cà gai leo rộng gần 15ha tại Mỹ Đức, Hà Nội, đáp ứng những yêu cầu khắt khe nhất. Những cây cà gai leo ở đây được kiểm soát nghiêm ngặt để đạt tiêu chuẩn GACP: cây giống thuần chủng được ươm trong nhà màng, sau đó trồng dưới nền đất và mẫu nước sạch, luống cao, đất tơi xốp. Quá trình chăm sóc hoàn toàn không dùng phân hóa học và thuốc bảo vệ thực vật… Thời điểm thu hái cũng được tính toán kĩ càng để đảm bảo dược liệu có được hàm lượng hoạt chất cao nhất. Nhờ đó, cây cà gai leo ở đây cho hàm lượng hoạt chất glycoalkaloid cao gấp 7-8 lần so với quy chuẩn của dược điển.
Với việc đáp ứng tốt các yêu cầu của dự án đưa ra, các sản phẩm từ cà gai leo đạt chuẩn GACP như Giải độc gan Tuệ linh, Cà gai leo Tuệ Linh sẽ có hàm lượng hoạt chất cao, góp phần giúp người bệnh đẩy lùi viêm gan virus, xơ gan. Các sản phẩm này được gắn tem mang biểu tượng BioTrade và GACP trên bao gì, giúp người tiêu dùng nhận biết được sản phẩm từ dược liệu an toàn, chất lượng cao.
Logo BioTrade trên bao bì giúp người dùng nhận biết sản phẩm có nguồn gốc dược liệu sạch.
P.V
Theo Dân trí
Hai chất cấm trong trà giảm cân không ít người tin dùng nguy hiểm đến sức khỏe thế nào?
Trong trà giảm cân Golean Detox có chứa hai chất là Sibutramine và Phenolphthalein. Cả hai chất này đều gây hại cho sức khỏe khi sử dụng thậm chí là còn gây ung thư.
Mới đây, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã có thông báo tới người tiêu dùng về việc không mua và sử dụng trà giảm cân Golean Detox do chứa hai chất cấm nguy hiểm là Sibutramine và Phenolphthalein. Ngay sau khi xuất hiện thông báo này, nhiều người tỏ ra hoang mang lo lắng vì đây là loại trà được bán rất nhiều trên thị trường và cả trên mạng xã hội.
Tại Việt Nam, hồi cuối năm 2018 Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cũng đã có quyết định thu hồi loại trà này. Nguyên nhân thu hồi lô sản phẩm này là do có chứa chất Sibutramin. Ngoài ra, trong năm 2018 Cục An toàn thực phẩm cũng ra nhiều quyết định thu hồi các loại trà giảm cân khác vì không đủ điều kiện lưu hành.
Loại trà chứa hai chất Sibutramine và Phenolphthalein khi sử dụng sẽ rất nguy hiểm.
Theo quy định của ngành y tế, tại Việt Nam, Sibutramin từng được chỉ định trong điều trị béo phì gồm giảm cân và duy trì cân nặng. Tuy nhiên, thuốc gây ra một số rối loạn, đặc biệt tác động nguy hiểm đến hệ tim mạch ở những người có nguy cơ cao nên từ tháng 4/2011, Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) đã có văn bản đình chỉ lưu hành và thu hồi toàn bộ thuốc chứa hoạt chất Sibutramin.
Trao đổi với chúng tôi, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Chuyên gia về công nghệ sinh học và thực phẩm) cho biết, Sibutramine khi vào cơ thể sẽ gây ức chế trung tâm thần kinh để làm mất cảm giác đói, từ đó khiến người sử dụng không muốn ăn, thiếu chất và gầy đi. Chính vì lý do đó, nhiều loại thực phẩm chức năng giảm cân dùng chất này để sản xuất.
Tuy nhiên, khi lạm dụng chất này nó sẽ tác động vào hệ thần kinh trung ương, làm tê liệt hệ thần kinh và gây nên những hệ lụy nguy hiểm với sức khỏe, thậm chí là mắc bệnh tâm thần, cao huyết áp, tim mạch...
Còn Phenolphthalein là một hóa chất thường được sử dụng trong việc đo độ kiềm/axit (pH) của dung dịch dựa vào khả năng đổi màu của nó. Chất này đã từng được sử dụng trong điều trị táo bón nhưng do các nghiên cứu cho thấy nó có khả năng là chất gây ung thư (carcinogen).
Vì vậy, Phenolphthalein đã được hạn chế và FDA cấm lưu hành các loại thuốc điều trị táo bón có chứa chất này mà bán không cần toa bác sĩ từ năm 1999. Theo thông tin từ FDA, hiện nay Phenolphthalein không có trong thành phần hoạt tính của bất cứ thuốc nào đang được sử dụng ở Mỹ.
Theo eva.vn
Thu hồi thuốc cao huyết áp nghi gây ung thư Chi nhánh tại Nhật của Pfizer, một hãng dược đa quốc gia ở Mỹ với doanh thu thuần năm 2017 là 21 tỷ USD, vừa thu hồi một loại thuốc cao huyết áp do tìm thấy chất gây ung thư trong thành phần hoạt tính Valsartan của thuốc, theo Reuters ngày 9/2. Các loại thuốc Valsartan liên quan đến nhóm thuốc cao huyết...