Người thầy khiếm thị lan tỏa năng lượng tích cực
Thầy sáng dạy trò sáng qua hình thức online đã cần nỗ lực lớn thì thầy khiếm thị dạy trò khiếm thị đòi hỏi sự cố gắng gấp trăm lần.
Ảnh minh họa
Câu chuyện về thầy và trò khiếm thị trường Phổ thông cơ sở Nguyễn Đình Chiểu (Hà Nội) học trực tuyến trong mùa dịch với vai trò dẫn dắt của thầy giáo Ngô Văn Hiếu đã góp thêm thanh âm đẹp đẽ về ý chí, nghị lực phi thường và sự sáng tạo, tâm huyết của người thầy giáo.
Thầy – trò khiếm thị dạy – học trực tuyến
Thầy sáng dạy trò sáng qua hình thức online đã cần nỗ lực lớn thì thầy khiếm thị dạy trò khiếm thị đòi hỏi sự cố gắng gấp trăm lần. Nhờ sự nhanh nhạy, thích ứng linh hoạt và không ngừng sáng tạo, thầy – trò trường Phổ thông cơ sở Nguyễn Đình Chiểu đã chuyển đổi sang hình thức dạy – học trực tuyến qua zoom trong mùa dịch theo đúng chương trình của Bộ và Sở GD&ĐT.
Những tiết học online lý thú, vui nhộn của các học sinh khối 6, khối 9 trường Nguyễn Đình Chiểu năm học 2021 – 2022 có vai trò quan trọng của thầy giáo phụ trách Toán và Tin học Ngô Văn Hiếu. Thầy Hiếu cho biết, khác với máy tính của người sáng, máy tính của người khiếm thị sẽ cài phần mềm hỗ trợ âm thanh. Từ âm thanh đó mở ra thế giới tưởng tượng, hình dung của người khiếm thị. Nếu học trên lớp có sách và tương tác trực tiếp, thầy sẽ hỗ trợ được trò nhiều hơn thì học trực tuyến làm hạn chế quá trình truyền đạt; đặc biệt học sinh khối 6 năm nay học chương trình mới, sách cho học sinh sáng chưa kịp chuyển đổi sang sách chữ nổi cho các em khiếm thị nên cũng gây khó khăn hơn cho công tác giảng dạy.
“Trong các tiết Toán, tôi cố gắng dùng ngôn ngữ, cách thức truyền đạt đơn giản, lấy ví dụ gần gũi với cuộc sống để các em dễ hình dung và vận dụng. Trong tiết đại số, tôi sẽ yêu cầu học sinh làm bài tự điều tra trong gia đình có mấy chị em ruột hoặc em thích ăn món gì; từ đó căn cứ khổ giấy sẵn có, tôi hướng dẫn các em cách viết bảng thống kê sao cho hợp lý nhất. Hoặc tiết hình học, khi vẽ biểu đồ có trục tung, trục hoành nằm dọc, nằm ngang thì tôi sẽ lấy lấy ngay cạnh quyển sách, quyển vở, cái bảng để mô tả cho học sinh” – thầy Hiếu giải thích.
Nhờ có phương pháp giảng dạy phù hợp, gần gũi với lối truyền đạt cuốn hút, các tiết học Toán của thầy Hiếu luôn mang lại hiệu quả, hứng thú cho người học. Trong giai đoạn học trực tuyến, thầy Hiếu được phân công dạy 8 tiết Toán/tuần cho học sinh khối 6 và khối 9. Với khối 6, thầy luôn kiên trì từng chút một hướng dẫn các em làm quen phương pháp học mới còn khối 9, thầy cũng dành thời gian ôn luyện, bổ trợ kiến thức để học sinh vững vàng, tự tin tham dự kỳ thi chuyển cấp.
Nghị lực là ánh sáng
Video đang HOT
Thầy Ngô Văn Hiếu sinh ra ở Bắc Ninh, bị khiếm thị từ nhỏ nên sau này lớn lên, gia đình đã gửi thầy lên học tại trường Nguyễn Đình Chiểu. Nhiều thế hệ học trò nơi đây đều biết đến thầy Hiếu là một người thầy giỏi, nghị lực và tâm huyết. Vốn là học sinh có thành tích học tập vượt trội, thầy có 12 năm liền là học sinh giỏi; từng đỗ thủ khoa đầu vào lớp 10 Trung tâm Giáo dục thường xuyên Nguyễn Văn Tố (47 Hàng Quạt).
Tốt nghiệp trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội năm 1999, thầy được mời về làm giáo viên dạy Toán cho các học trò trường Phổ thông Nguyễn Đình Chiểu. Được quay trở lại chính nơi đã nuôi dưỡng, chắp cánh cho ước mơ của mình từ thủa bé, thầy Hiếu coi đây là một hạnh phúc lớn.
Thầy tâm niệm, khi đứng trên bục giảng sẽ không chỉ là người truyền thụ kiến thức mà còn là người bạn luôn đồng cảm, thấu hiểu và dìu dắt các học sinh cùng cảnh. Ngoài dạy Toán, thầy Hiếu còn hỗ trợ các em kỹ năng sống cần thiết để hòa nhập cộng đồng thông qua các hoạt động ngoại khóa, các buổi học nghề, hướng nghiệp; đồng thời truyền dạy các em tình yêu mến với Công nghệ thông tin. Những hành trang đó đặc biệt cần thiết và áp dụng ngay trong giai đoạn học trực tuyến.
Thời gian trước, do nhà ở xa và không tự đi được nên hàng ngày đi dạy, thầy phải cậy nhờ bác xe ôm, cả hai lượt đi – về mất 50.000 đồng/ ngày. 4 năm trở lại đây, thầy thuê căn nhà nhỏ ở gần trường để tiết kiệm chi phí và chủ động hoạt động đi lại. Kể về mái ấm nhỏ, thầy Hiếu cho hay, vợ mình cũng là người khiếm thị, làm nghề lao động tự do nên thu nhập rất bấp bênh trong giai đoạn dịch bệnh. Vợ chồng thầy có hai đứa con ngoan, cũng là học sinh trường Nguyễn Đình Chiểu.
Hàng ngày, ba bố con cùng nhau thức dậy, dạy và học online rất vui vẻ. Dù cuộc sống khó khăn nhưng thầy căn dặn vợ con hãy cùng nỗ lực vươn lên, luôn giữ tinh thần lạc quan thì ắt cuộc sống sẽ có niềm vui và hạnh phúc. Trong công tác giảng dạy, thầy luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao; nhiều năm liền đạt danh hiệu Giáo viên giỏi cấp trường, Chiến sỹ thi đua cơ sở.
Đến thăm và tặng quà gia đình thầy Ngô Văn Hiếu nhân dịp Tết Nhâm Dần 2022, Giám đốc Sở GD&ĐT Trần Thế Cương bày tỏ lòng khâm phục trước ý chí, nghị lực của thầy Ngô Văn Hiếu; hy vọng nhìn vào tấm gương của thầy Hiếu, các học sinh khiếm thị và học sinh sáng tại trường Nguyễn Đình Chiểu sẽ cố gắng trong học tập và cuộc sống; đồng thời mong thầy tiếp tục cống hiến cho sự nghiệp trồng người để dìu dắt những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt trong hành trình tiếp cận tri thức, trở thành người có ích cho xã hội.
Đồng lòng vượt khó trong đại dịch
Trong đại dịch Covid-19, các em học sinh, nhất là học sinh tiểu học chịu thiệt thòi khi thời gian dài không được đến trường.
Do đó, để thực hiện mục tiêu giáo dục, rất cần sự đồng hành từ nhà trường, phụ huynh.
Giờ dạy học qua truyền hình cho học sinh tỉnh Vĩnh Long.
Nỗ lực không ngưng nghỉ từ nhà trường, phụ huynh
Năm học 2021 - 2022 là một năm học rất đặc biệt với muôn vàn khó khăn do tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp. Có rất nhiều sự thay đổi diễn ra. Các em học sinh, nhất là học sinh tiểu học chịu nhiều tổn thương khi cả một thời gian rất dài không được trực tiếp đến trường.
Các em còn rất nhỏ để có thể chuyển đổi, thích ứng với trạng thái cảm xúc mới, với hình thức học tập mới. Những nô đùa hồn nhiên hàng ngày, những hoạt động tương tác trực tiếp với bạn bè hàng ngày đã không còn nhiều.
Thay vào đó, các em từng bước chuyển sang việc tiếp xúc với màn hình điện thoại, máy vi tính, tivi, những trang tài liệu được giáo viên gửi... Những phương tiện tự thân không thể chứa đựng, không thể mang đến cho các em đầy đủ cung bậc cảm xúc trong cuộc sống để làm phong phú, làm sâu sắc đời sống tinh thần, để dung hòa giữa việc học tập và vui chơi, giải trí.
Thầy cô cũng thế, luôn tâm niệm dành mọi điều tốt đẹp nhất cho các em học sinh. Thành công, hạnh phúc của người thầy là hàng ngày đến trường, đến lớp, nhìn thấy các em học sinh với ánh mắt xoe tròn, với nụ cười hồn nhiên. Sự đa dạng và chiều sâu trong cảm xúc của người thầy có được từ ý thức rèn luyện, học tập tốt và cả những tinh nghịch, cá biệt của tuổi học trò.
Rất nhiều phụ huynh cùng tham gia nghiên cứu sách, tài liệu, sử dụng các nền tảng dạy học, tiếp cận với nội dung, phương pháp dạy của giáo viên, việc học của các con để cùng với con tham gia học, cùng hỗ trợ các con. Vất vả là thế, nhưng nhìn các con ngày càng có thể tiếp cận, tiệm cận, thích ứng với cách học mới, bậc làm cha mẹ đều rất an lòng.
Sự trưởng thành của các em học sinh là thước đo hạnh phúc của người thầy. Dịch bệnh diễn biến phức tạp, yêu cầu đổi mới nâng cao chất lượng giáo dục, sự kỳ vọng vào sản phẩm được tôi luyện từ tâm trí của người thầy đòi hỏi người thầy ngày càng chủ động hơn, sáng tạo hơn, dành nhiều thời gian hơn để có được những trang giáo án, những tiết dạy hay, những bài học làm người sâu sắc dành cho các thế hệ học sinh thân yêu qua từng giờ học trực tuyến, từng buổi dạy học từ xa.
Bậc làm cha làm mẹ cũng thế. Từ khi con được tượng hình, đến lúc con cất tiếng chào đời, đến lúc con bi bô tập nói, rồi đến lúc con bước chân vào trường, hay cả khi con trưởng thành, sự yêu thương, chăm sóc, quan tâm, dạy bảo của cha mẹ ngày càng lớn dần theo thời gian.
Dịch bệnh diễn biến phức tạp, phụ huynh vừa lo lắng sự an toàn của con trẻ; vừa tham gia lao động, sản xuất, làm việc để có nguồn thu nhập đảm bảo nhu cầu thiết yếu; vừa dành thời gian nhiều hơn để cùng với nhà trường hỗ trợ, hướng dẫn các con khi các con học ở nhà.
Học sinh tỉnh Vĩnh Long học ở nhà có sự hỗ trợ của phụ huynh.
Chung sức, chung lòng vượt qua khó khăn
Tuy nhiên, đâu đó vẫn còn những điều khó khăn, bất cập. Các yếu tố về về tâm lý lứa tuổi của các con trẻ; mức độ đáp ứng của hạ tầng công nghệ, các phương tiện, thiết bị dạy học; kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin; năng lực của người thầy; thời gian của cha mẹ học sinh... tác động đến chất lượng của các hình thức dạy học trong thời gian qua và dự báo cả thời gian sắp tới.
Sự thấu hiểu, cảm thông, chia sẻ, hợp tác đôi lúc chưa đủ lớn, chưa đủ sâu sắc đã làm ảnh hưởng đến mục tiêu chung mà nhà trường và gia đình cùng hướng tới là chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục các con để các con ngày được trưởng thành.
Chính vì thế, hơn lúc nào hết, sự gắn kết giữa nhà trường, gia đình, xã hội trong chăm lo phát triển giáo dục cần được chặt chẽ hơn. Bên cạnh rất nhiều chất xúc tác để kết chặt mối quan hệ này, có một chất xúc tác tuy vô hình nhưng vô cùng mạnh mẽ và mãi trường tồn. Đó chính là sự yêu thương, lòng nhân ái và tính nhân văn sâu sắc trong giáo dục mà bất kể ai làm giáo dục đều luôn thấm nhuần.
Khi nhà trường và gia đình có cùng chung mục tiêu mang lại sự yêu thương cho học sinh, mang lại sự giáo dục tốt nhất cho các em, khi ấy, nhà trường và gia đình sẽ cùng "chung tiếng nói", cùng "chung hành động", nhất định, các hoạt động giáo dục sẽ được thực hiện thuận lợi hơn, khoa học hơn, hợp lý hơn và từ đó chất lượng giáo dục sẽ được nâng lên.
Muốn như thế, các cơ sở giáo dục, đặc biệt là người đứng đầu cần phải làm thật tốt công tác truyền thông giáo dục. Chú trọng truyền thông đến cộng đồng xã hội, đến phụ huynh học sinh các hoạt động của ngành; những tấm gương nhà giáo tiêu biểu tận tụy vì học sinh; những chỉ đạo, định hướng giáo dục của nhà trường để phụ huynh thông hiểu, trên cơ sở đó đề nghị phụ huynh phối hợp với nhà trường, cùng có trách nhiệm trong việc chăm sóc, giáo dục các em học sinh.
Hiệu trưởng nhà trường đặc biệt quan tâm bồi dưỡng đội ngũ về đạo đức người thầy, về phương pháp dạy giảng, về đổi mới kiểm tra đánh giá, về kỹ năng dạy học, tập huấn sử dụng các nền tảng dạy học để có những tiết dạy hay, thu hút học sinh say mê học tập.
Đầu tư, nghiên cứu các hình thức tổ chức đa dạng các hoạt động giáo dục linh hoạt, thích ứng, hiệu quả để phát huy sự tích cực, chủ động tham gia của từng đối tượng có liên quan. Phối hợp tổ chức tốt các hoạt động tư vấn tâm lý học đường để chia sẻ, thấu hiểu, giảm thiểu những áp lực, những tổn thương tinh thần; tạo động lực cho đội ngũ, cho các em học sinh trong thực hiện nhiệm vụ.
Ngành Giáo dục rất mong muốn phụ huynh học sinh cùng chung tay với nhà trường trong nuôi dưỡng, giáo dục và chăm sóc, tạo điều kiện tốt nhất cho con em được học tập, rèn luyện, tham gia các hoạt động của nhà trường. Dành sự tôn trọng đối với nhà giáo, có trách nhiệm xây dựng gia đình văn hóa, tạo môi trường thuận lợi cho việc phát triển toàn diện của con em; làm gương cho con em.
Tích cực tham gia hoạt động giáo dục theo kế hoạch của nhà trường, phối hợp với nhà trường, cơ quan quản lý giáo dục để giải quyết các vấn đề có liên quan đến việc giáo dục; cùng nhà trường nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục...
24 năm "rọi đèn" đưa trẻ đến trường 24 năm gắn bó với ngành, thầy Phạm Thành Tấn - Hiệu trưởng Trường THCS và THPT Phạm Kiệt (huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi) không nhớ đã bao lần "băng đèo, vượt suối" đến nhà vận động học sinh miền núi trở lại lớp. Thầy Tấn (thứ 2, từ phải sang) cùng các giáo viên đến nhà học sinh. Chính vì điều...