Người Sài Gòn ùn ùn mua thực phẩm
Ngươi dân xêp hang dai hơn 20 m tai 17 quây thanh toan cua siêu thị Co.opmart Cống Quỳnh, quận 1; hê thông siêu thi khac va cac chơ trong tinh trang tương tư.
Trưa 31/3, nhân viên siêu thị Co.opmart Cống Quỳnh được huy động tối đa. 17 bàn thu ngân làm việc liên tục bởi hàng người đẩy xe chất đầy nhu yếu phẩm đang dài thêm. Nhiều phụ nữ chờ thanh toán quá lâu, ngồi bệt xuống đất, vẻ mặt đầy ngao ngán.
Đẩy xe chất đầy hàng, anh Vương Thanh Tùng (ngụ đường Cao Thắng, quận 3) cho biết phải tranh thủ mua một thùng mì gói, hàng loạt đồ khô, rau, củ, xúc xích… “Trưa nay Thủ tướng phát lệnh cách ly toàn xã hội từ 0h ngày mai, trong 15 ngày, gia đình tôi sợ khan hiếm thực phẩm nên mua về tích trữ. Tưởng có mình mình lo, không ngờ siêu thị lại đông thế này, nghe người ta nói chuyện mới biết ai cũng như mình”, anh nói.
Bên ngoài, lối ra vào siêu thị xe máy đậu chiếm hết vỉa hè và lòng đường. Hơn 20 người trong đội vận chuyển hàng của siêu thị ra vào liên tục, khuân hàng hóa đem giao cho khách.
Theo ông Nguyễn Anh Đức (Tổng Giám đốc Saigon Co.op), 300 siêu thị toàn hệ thống vẫn hoạt động bình thường trong những ngày tới, nhằm đảm bảo nhu cầu tiêu dùng thiết yếu cho người dân “trong ít nhất 3 tháng”, bao gồm gạo, mì tôm, đồ hộp, nước tinh khiết, trứng gia cầm, thịt gia súc, giấy vệ sinh… “Chúng tôi không tăng giá với phần lớn sản phẩm, thậm chí còn tổ chức rất nhiều chương trình giảm giá, chấp nhận thua lỗ để giữ giá thật tốt cho bà con”, ông Đức nói.
Tại chợ Thị Nghè (quận Bình Thạnh), các sạp rau củ bày dọc đường Trường Sa, mé sau của chợ, có hàng chục người túm tụm tranh nhau mua. Cà chua, bắp cải, các loại khoai (tây, lang, môn…) được người dân chọn nhiều nhất; rau tươi, hành lá, rau thơm… cũng được gom sạch. Trước những quầy thịt bò, heo, gà, hải sản đều có hàng dài người chờ mua. Các mặt hàng đều không tăng giá.
Tương tự, tại chợ Nguyễn Thái Bình (đường Cống Quỳnh, quận 1), Hòa Hưng (quận 10)… và toàn bộ chợ tại trung tâm Sài Gòn lượng người đổ về mua thực phẩm rất đông, khác hẳn cảnh đìu hiu từ đầu mùa dịch đến giờ.
Khu vực tính tiền của Co.opmart Cống Quỳnh, quận 1, chật kín người. Ảnh: Hà An.
Video đang HOT
Trả lời VnExpress, một lãnh đạo TP HCM nói: “Thành phố đảm bảo lương thực cho người dânít nhất từ 6 tháng đến một năm, bà con yên tâm. Phương án, kế hoạch cách ly toàn xã hội cụ thể thế nào, chiều nay thành phố sẽ công bố”.
So với ngày thường, trong giai đoạn ứng phó phòng chống Covid-19, lượng hàng bình ổn tại TP HCM chiếm 35-50% nhu cầu thị trường: lương thực hơn 3.800 tấn mỗi tháng; trứng gia cầm gần 72 triệu quả; đường hơn 2.000 tấn; thịt gia súc 6.200 tấn, thịt gia cầm 8.700 tấn…
Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong đã giao Sở Công thương làm việc với đơn vị cung cấp thực phẩm, đảm bảo nguồn cung cho các siêu thị với tiêu chí “hàng trên kệ hết bao nhiêu sẽ được lấp đầy bấy nhiêu”. Thành phố đã xây dựng 3 kịch bản cung cấp thực phẩm cho người dân khi bước vào 2 tuần cao điểm phòng chống Covid-19.
Ở tình huống một, thành phố có dưới 100 người nhiễm nCoV, người dân thay đổi thói quen từ mua sắm hàng ngày chuyển sang tập trung những ngày cuối tuần. Thị trường xuất hiện việc thu gom, tích trữ lương thực, thực phẩm thiết yếu, các mặt hàng phòng chống dịch gây khan hiếm ở một số thời điểm. Lúc này, Sở Công thương phối hợp các đơn vị, doanh nghiệp bình ổn, đảm bảo cung ứng hàng hoá đầy đủ. Cục Quản lý thị trường TP HCM và chính quyền các quận huyện kiểm tra để không phát sinh tình trạng đầu cơ, găm hàng, trục lợi.
Doanh nghiệp bình ổn thị trường phải chuẩn bị hàng hoá vượt 30-40% so với ngày thường, cung ứng kịp đến điểm bán bình ổn. Các đơn vị này cũng được yêu cầu chuẩn bị nguyên vật liệu, có thể cung ứng nguồn hàng lên 50-100% trong trường hợp phức tạp hơn.
Người dân được cung cấp nguồn hàng vượt 30-100% so với ngày thường nếu TP HCM có 100-300 người nhiễm nCoV.
Ở tình huống xấu nhất - dịch bệnh lan rộng trong cộng đồng, thành phố tính toán chính sách huy động và phân phối hàng theo cơ chế đặc thù. Việc xuất khẩu nguyên liệu và thành phẩm các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu và mặt hàng phòng dịch bị hạn chế.
Sáng nay, Chỉ thị 16 của Chính phủ về phòng chống Covid-19 yêu cầu cả nước “cách ly toàn xã hội” theo nguyên tắc “gia đình cách ly với gia đình, thôn bản cách ly với thôn bản, xã cách ly với xã, huyện cách ly với huyện, tỉnh cách ly với tỉnh”. Các phân xưởng, nhà máy sản xuất phải bảo đảm khoảng cách an toàn, đeo khẩu trang, thực hiện khử trùng, diệt khuẩn theo quy định.
Liên quan đến ổ dịch tại bệnh viện Bạch Mai, quán bar Buddha, Thủ tướng giao các bộ Y tế, Công an, TP Hà Nội, TP HCM “thần tốc, cương quyết, dồn mọi nguồn lực và bằng mọi giải pháp xử lý triệt để.
Hà An – Hữu Công – Trúc Quyên
Thêm 5 người đã 2 lần âm tính với Covid-19
TP.HCM công bố vừa ghi nhận 5 bệnh nhân Covid-19 có kết quả 2 lần âm tính với virus SAR-CoV-2.
Theo thông cáo báo chí do Trung tâm Báo chí TP.HCM phát đi vào tối 30/3, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh Covid-19 của Thành phố cho biết, số trường hợp nhiễm Covid-19 trên địa bàn TP.HCM đã được Bộ Y tế công bố tính đến 14h ngày 30/3 là 45 ca, trong đó 10 ca đã khỏi bệnh.
Một trong những bệnh nhân nhiễm Covid-19 đã khỏi bệnh.
Về ổ dịch tại quán bar Buddha (quận 2), cơ quan chức năng đã điều tra dịch tễ mở rộng trên toàn địa bàn Thành phố, tiếp cận được 222 người có mặt trực tiếp (thuộc nhóm F1) tại quán bar để cách ly và xét nghiệm. Hiện đã lấy mẫu 196 trường hợp, trong đó 166 trường hợp âm tính, 11 trường hợp dương tính (là các bệnh nhân 91, 97, 98, 120, 124, 125,126, 127, 157,158, 159) và 19 trường hợp đợi kết quả xét nghiệm.
Từ các trường hợp dương tính, TP.HCM đã xác định thêm 2.953 người tiếp xúc hoặc có liên quan (thuộc nhóm F2) để tổ chức cách ly và xét nghiệm, phát hiện thêm 2 trường hợp dương tính là bệnh nhân số 151 và 152.
Thông cáo của Trung tâm Báo chí TP.HCM chia sẻ một tin vui là: Trong 39 ca nhiễm Covid-19 đang tiếp tục điều trị, có 5 trường hợp đã có kết quả xét nghiệm âm tính 2 lần với virus SAR-CoV-2.
Đối với cộng đồng người Hồi giáo ở Quận 8, TP.HCM đã lấy 306 mẫu xét nghiệm. Tất cả đều cho kết quả âm tính.
Đối với nhóm tham dự lễ tang ở Bình Chánh, TP.HCM đã đưa đi cách ly tập trung và lấy mẫu xét nghiệm 179 trường hợp. Hiện, 86/179 trường hợp đã có kết quả âm tính, trong đó có 56 nhân viên y tế của bệnh viện Bình Chánh và 8 nhân viên y tế của bệnh viện Bình Dân; 93 mẫu xét nghiệm đang chờ kết quả.
Về số trường hợp đang cách ly tập trung vì dịch Covid-19 trên địa bàn TP.HCM, tổng số người cách ly tại các điểm cách ly tập trung của Thành phố hoặc của quận/huyện là 9.632 trường hợp (so với tổng công suất 12.335 giường của Thành phố, tức còn lại 2.723 giường). Ngoài ra, số trường hợp đang cách ly tại nhà/nơi lưu trú được thống kê trong ngày 30/3 là 1.736 người.
Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống Covid-19:
- Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
- Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
- Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi.
- Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác.
- Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.
- Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 19003228 và 19009095.
Quán bar Buddha lạm dụng hình ảnh Phật giáo, ai chịu trách nhiệm? Luật sư đã nêu ra quan điểm pháp lý xung quanh việc quán bar Buddha (phường Thảo Điền, quận 2) lạm dụng hình ảnh Phật giáo để kinh doanh. Quán này hiện được xem là "ổ dịch" của TP.HCM khi nhiều người đến đây được xác định dương tính với Covid-19. Liên quan đến vụ việc quán bar Buddha bị phật tử tố...