Người phụ nữ vô tư lướt sóng trên biển Đà Nẵng mặc bão Noru sắp đổ bộ
Hiện nay, cả nước đang hướng về miền Trung cùng cơn bão lịch sử Noru sắp đổ bộ. Tính đến 13 giờ, ngày 27/9, vị trí tâm bão cách đất liền khu vực Đà Nẵng – Quảng Ngãi khoảng 270km.
Chính vì vậy, các địa phương bị ảnh hưởng bởi bão cũng đã gấp rút hoàn thành việc di dời bà con về nơi tránh bão an toàn.
Các địa phương đã gấp rút di tản bà con về nơi an toàn.
Đà Nẵng cũng là một trong những tỉnh có nguy cơ chịu ảnh hưởng trực tiếp từ cơn bão Noru mạnh cấp 14 – 15, gió giật có thể lên tới cấp 16 – 17. Do đó, chính quyền Đà Nẵng đã yêu cầu bà con di chuyển đến nơi an toàn. Các công tác chuẩn bị ứng phó với siêu bão lịch sử cũng đang gấp rút hoàn thành những công đoạn cuối cùng để giảm thiểu nguy cơ khi bão ập vào đất liền.
Bà con cố gắng gia cố nhà cửa cẩn thận trước khi bão ập đến.
Trước tình hình nguy cấp đó, tại bãi biển Đà Nẵng vẫn ghi nhận hình ảnh một người phụ nữ đang vô tư lướt sóng. Sự việc này khiến nhiều người khó hiểu, thậm chí dân tình còn cho rằng đây là hành động thiếu trách nhiệm với chính bản thân mình.
Một người phụ nữ vẫn vô tư lướt sóng tại bãi biển Đà Nẵng.
Những hình ảnh được VnExpress ghi lại, do ảnh hưởng của bão Noru nên mực nước biển đã dâng cao hơn, những cột sóng cũng cao hơn thường ngày nhưng người phụ nữ vẫn chưa nhận thức được nguy hiểm và thoải mái lướt sóng.
Người phụ nữ vẫn thoải mái lướt sóng, không nhận thức được nguy hiểm.
Video đang HOT
Do ảnh hưởng bởi bão, những cơn sóng đã dâng cao hơn thường ngày.
Cách đây một ngày, báo Tiền Phong cũng đưa tin hình ảnh một số người xuống tắm, bất chấp việc chính quyền đã cắm biển cấm tắm, đội cứu hộ liên tục túc trực để cảnh báo bà con cũng như du khách. Thậm chí, một số người còn đưa cả trẻ con xuống tắm cùng mặc cho đội cứu hộ liên tục thổi còi cảnh báo trên bờ.
Đà Nẵng cắm biển cấm bơi lội để bà con, du khách không xuống biển.
Một số người vẫn bất chấp xuống tắm biển dù tiếng còi cảnh báo từ đội cứu hộ liên tục vang lên.
Hiện tại, các hàng quán ven biển Đà Nẵng đều đã được thu dọn để phòng tránh bão ập về bất kỳ lúc nào. Ngư dân cũng đã về bờ, buộc chặt thuyền để tránh trường hợp bão cuốn trôi. Bên cạnh đó, bà con cũng gia cố lại nhà cửa, sử dụng những bao cát đặt trên mái, buộc dây chặt để sẵn sàng đối phó với cơn bão số 4.
Tàu thuyền đã được kéo về bờ, gia cố cẩn thận.
Thông tin ghi nhận gần nhất từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hiện bão Noru đã bắt đầu có những ảnh hưởng đầu tiên vào Việt Nam. Một số địa phương đã có mưa kèm theo gió lớn. Mức gió ghi nhận hiện tại ở đảo Lý Sơn lên tới cấp 8, giật cấp 11, đảo Phú Quý gió mạnh cấp 6, giật cấp 7. Sân bay Chu Lai (Quảng Nam) cũng đã xuất hiện những cơn gió mạnh cấp 6.
Mắt bão đã xuất hiện rõ ràng, đối xứng, báo hiệu một trận bão lớn đổ bộ vào Việt Nam.
Dự kiến, chỉ còn vài tiếng nữa, bão Noru sẽ đổ bộ trực tiếp vào miền Trung. Cơn bão này cũng chưa hề có dấu hiệu suy yếu. Trên trang cá nhân, tiến sĩ Nguyễn Ngọc Huy, chuyên gia về Biến đổi khí hậu và Ứng phó thiên tai cũng liên tục cảnh báo cho bà con đây là cơn bão lịch sử về sức mạnh, về cấp độ nguy hiểm lớn nhất từng đổ bộ vào Việt Nam.
Chính quyền địa phương đến từng nhà kêu gọi bà con đi tránh bão.
Trước sự nguy hiểm của cơn bão số 4, bà con cần nhanh chóng di tản theo sự hướng dẫn của cơ quan địa phương. Các du khách đang bị kẹt lại tại các khu vực có ảnh hưởng bởi bão cũng nên ở nguyên trong phòng, không nên tự ý di chuyển hay đi ra các bãi biển.
Bất chấp bão Noru sắp đổ bộ, người dân vẫn vô tư tắm biển Đà Nẵng
Bão Noru đã được ban bố thành cơn bão số 4 trong năm 2022 và dự báo đổ bộ vào miền Trung Việt Nam, dự kiến sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới các tỉnh từ Quảng Trị tới Ninh Thuận.
Trước sức gió và tốc độ di chuyển của cơn bão, các địa phương đã lên phương án cụ thể để đối mặt với cơn bão Noru.
Các địa phương đã lên sẵn kế hoạch đối phó với cơn bão Noru.
Đà Nẵng là một trong những tình thành có thể hứng chịu những cơn gió mạnh tới cấp 12 - 13, giật cấp 14 - 15. Chính vì vậy, chính quyền thành phố Đà Nẵng đã yêu cầu tổ chức di dời, sơ tán toàn bộ người dân ở những khu vực nguy hiểm, nơi có nguy cơ sạt lở, lũ quét,... đến nơi an toàn vào trước 17 giờ chiều 26/9. Các công tác chuẩn bị cũng được tiến hành sớm để đảm bảo giảm thiểu tối đa thiệt hại về người và của khi bão Noru đổ bộ vào đất liền.
Dù mực nước biển dâng cao, sóng mạnh hơn nhưng tại các bãi biển Đà Nẵng vẫn có du khách ra tắm.
Báo Tiền Phong ghi nhận, tại các vùng biển thuộc Đà Nẵng, chính quyền đã cắm biển cấm tắm, đội cứu hộ liên tục túc trực để cảnh báo người dân, tại đây vẫn có rất nhiều người xuống tắm, bất chấp nguy hiểm.
Biển báo cấm tắm được đặt trên bờ nhưng nhiều người vẫn phớt lờ.
Theo hình ảnh ghi nhận được, những cơn sóng ở Đà Nẵng đã dâng cao hơn bình thường nhưng du khách vẫn thoải mái nô đùa. Thậm chí, nhiều người còn đưa cả trẻ con xuống tắm cùng mặc cho tiếng còi cảnh báo liên tục vang lên.
Nhiều người đưa cả trẻ con xuống tắm biển, bất chấp nguy hiểm.
Trong khi đó, các hàng quán ven biển Đà Nẵng đều đã được thu dọn, đóng cửa đề đề phòng bão Noru có thể ập đến bất kỳ lúc nào. Các ngư dân cũng đã về nơi trú ẩn an toàn, lực lượng chức năng tại địa phương đang cố gắng hết công suất, giúp người dân kéo toàn bộ thuyền thúng vào đất liền để phòng tránh bão.
Những cơn sóng lớn liên tục ập vào bờ trước ảnh hưởng của bão Noru.
Lực lượng cứu hộ túc trực tại bãi biển, liên tục nhắc nhở người dân không nên tắm biển.
Theo dự báo của Đài khí tượng thủy văn, đến ngày 28/9, tâm bão sẽ nằm trên vùng đất liền tỉnh Thừa Thiên Huế. Vào lúc 13 giờ, ngày 26/9, cơn bão đã nằm trên vùng biển Đông, chỉ cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 580km về phía Đông.
Các quán ven biển đã được thu gọn trước khi bão đổ bộ.
Trước đó, sau khi đổ bộ vào Philippines, siêu bão Noru đã gây ra vô số thiệt hại. Nhiều khu vực ở Philippines chìm trong nước, một số nơi còn bị mất điện do sức gió mạnh đã quật ngã cột điện, trạm liên lạc. Cây cối ngoài đường cũng không chống chịu được trước sức mạnh của cơn bão.
Philippines bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi siêu bão Noru.
Bão Noru được nhận định là cơn bão mạnh nhất trong 20 năm trở lại đây. Chính vì vậy, người dân cần tuyệt đối cảnh giác, thực hiện theo yêu cầu của địa phương khi có yêu cầu di tản để đảm bảo an toàn cho chính mình.
Người phụ nữ 8 năm ở nghĩa trang chăm con: Mong lúc mất được nghe tiếng mẹ! "Nếu chị đi trước con, không biết nó sống được không. Đến lúc đó, không biết Gia Anh có cho chị được nghe 2 tiếng mẹ ơi không", người phụ nữ với dáng vẻ khắc khổ trải lòng. "Bé! Bé gọi mẹ ơi đi...", bà Nga (52 tuổi, ngụ phường 16, quận Gò Vấp, TPHCM) nói. Lúc này, bên góc phòng, Gia Anh...