Người phụ nữ khỏe nhất hành tinh ăn nhiều tinh bột
Katrin Davidsdottir, 27 tuổi, một trong những người phụ nữ khỏe nhất hành tinh, cho rằng tinh bột là nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể.
Davidsdottir hai lần đạt danh hiệu quán quân Giải CrossFit Thế giới 2015, 2016 – một giải thi đấu thể lực bao gồm nhiều bộ môn kết hợp như cử tạ, bật nhảy, thể dục dụng cụ.
Là một vận động viên chuyên nghiệp có sức mạnh, sự dẻo dai, bền bỉ và nhiều kỹ năng đáng gờm khác, Davidsdottir từng hiểu lầm về vai trò của tinh bột.
“Khi bén duyên với thể dục dụng cụ từ lúc còn bé, tôi cứ nghĩ ăn ít là tốt. Hồi mới tham gia CrossFit vào năm 2012, tôi không biết gì về dinh dưỡng, chẳng hiểu cách thức hoạt động và nhu cầu của cơ thể”, Davidsdottir cho hay.
Vận động viên người Iceland này từng tin rằng ăn lúa mì là không tốt và nên tránh thực phẩm chứa gluten – một protein có trong lúa mì, lúa mạch. Vì vậy, cô không ăn bánh mì trong một thập kỷ và rất sợ tinh bột.
“Tôi cho rằng tinh bột khiến tôi tăng cân. Tôi từng coi tinh bột như kẻ thù, trong khi chúng là nguồn năng lượng của cơ thể, giúp tôi có sức tập luyện và hồi phục”, Davidsdottir kể lại.
Khi đi gặp chuyên gia dinh dưỡng, Davidsdottir đã thay đổi cách nhìn đối với thực phẩm nói chung và tinh bột nói riêng. Chuyên gia cho biết cơ thể cần tinh bột để chuyển hóa thành năng lượng.
“Khi nhịp tim tăng lên 135 nhịp một phút, cơ thể chỉ dùng glycogen, một dạng tinh bột được lưu trữ trong gan và cơ bắp, để tạo năng lượng thay vì dùng chất béo. Nếu không có glycogen, bạn sẽ chẳng có sức tập luyện. Tinh bột thực sự tốt và khiến tôi cảm thấy tràn đầy năng lượng”, Davidsdottir giải thích.
Video đang HOT
Năm 2020, Davidsdottir bắt đầu ăn bánh mì vòng với quế và nho khô vào bữa sáng. Cô cho biết: “Đó là một điều mới mẻ vì tôi không ăn bánh mì từ nhỏ. Đến khi ăn lại, tôi phải thốt lên rằng nó quá ngon”.
Giờ đây, bánh mì vòng ăn kèm với bơ, kem phô mai, mật ong và một quả trứng rán là món không thể thiếu cho bữa sáng của Davidsdottir. Cô cũng bổ sung đồ uống như sinh tố rau xanh và protein, cà phê latte kết hợp với sữa yến mạch.
Vận động viên Katrin Davidsdottir. Ảnh: Katrin Davidsdottir.
Dù rất yêu chiếc bánh mì, người phụ nữ khỏe nhất thế giới vẫn chưa hoàn toàn vượt qua nỗi sợ tinh bột. “Tôi vẫn đang cố gắng và thường phải nhắc nhở bản thân cần kiểm soát ăn uống. Song tôi nhận ra, nhờ nạp tinh bột đúng cách, tôi có nhiều năng lượng hơn. Tôi đã hiểu cơ thể cần gì, phản ứng và phục hồi như ra sao”, Davidsdottir chia sẻ.
Chế độ ăn của Davidsdottir được thiết kế nhằm đáp ứng các bài tập cường độ cao, bao gồm nhiều nhóm thực phẩm. Cô tiêu thụ cả đường khi cần nạp năng lượng tức thì. Davidsdottir tin rằng luôn có thời điểm và hoàn cảnh hợp lý cho mọi loại thực phẩm và ta không nên đặt ra nhiều quy định ngặt nghèo về đồ ăn.
Davidsdottir học cách lắng nghe cơ thể mình, ăn uống cẩn trọng và linh hoạt. Cô ăn ngon hơn dù thỉnh thoảng phải cân nhắc, đong đếm khẩu phần ăn.
Lần đầu tiên, Việt Nam thực nghiệm phẫu thuật nội soi khớp háng bằng công nghệ 3D
Lần đầu tiên ở Việt Nam, các bác sĩ phải sử dụng tới kỹ thuật "thực nghiệm y khoa 3D" đặc biệt để chẩn đoán chính xác và thực hiện thành công ca mổ nội soi khớp háng cho một người phụ nữ 47 tuổi, giúp cứu cho khớp háng bên phải đang có nguy cơ phải tiến hành cắt bỏ xương và thay khớp.
Trước mổ, khớp háng phải của bệnh nhân bị khóa chặt không thể xoay chuyển.
Chị Nguyễn Thị Ánh Tuyết (47 tuổi, Bắc Ninh) xuất hiện đau và hạn chế vận động khớp háng phải tăng dần tám năm nay. Chị đã đi khám ở nhiều nơi và trên phim chụp cộng hưởng từ hay cắt lớp vi tính của chị, các bác sĩ đều không tìm thấy bất kỳ dấu hiệu khớp háng thoái hóa hay tổn thương nào cụ thể.
Khi tới khám tại Trung tâm phẫu thuật khớp và Y học thể thao, Bệnh viện đa khoa Tâm Anh, Hà Nội, các chuyên gia tại đây đã nghi ngờ chị bị hội chứng xung đột bên trong khớp háng.
GS, TS Trần Trung Dũng, Giám đốc Trung tâm cho biết, đây là một hội chứng không phải hiếm gặp, nhưng do ít được để ý tới nên nhiều bác sĩ thường chủ quan bỏ qua, không nghĩ đến. Bệnh lý trên được hình thành do sự biến đổi bất thường về hình dáng của chỏm xương đùi, hoặc ổ cối, hoặc cả hai thành phần trên của khớp háng. Do đó, gây ra sự va chạm khi khớp cử động ở một số tư thế nhất định, khiến bệnh nhân vướng víu, đau đớn và lâu dần hậu quả sẽ gây thoái hóa khớp háng.
"Bệnh thường hình thành sau chấn thương hoặc bất thường bẩm sinh, đặc biệt người ta quan sát thấy bệnh hay xuất hiện ở các vận động viên thể dục dụng cụ, múa ballet,... Cũng vì những triệu chứng của bệnh chỉ xuất hiện khi bệnh nhân vận động khớp do đó các phim chụp hiện nay với bản chất là hình ảnh tĩnh, rất khó để chẩn đoán chính xác ra bệnh", BS Dũng cho hay.
"Thực nghiệm y khoa 3D" trên mô hình tỷ lệ 1:1 khớp háng của bệnh nhân.
Các bác sĩ tại trung tâm đã hội chẩn nhiều lần và quyết định đưa ra một giải pháp "thực nghiệm y khoa 3D", mô phỏng lại thực tế chuyển động khớp háng của bệnh nhân.
Theo đó, BSCK2 Phạm Trung Hiếu, Trưởng đơn vị Phẫu thuật khớp háng của trung tâm cho biết, từ phim chụp cắt lớp vi tính và cộng hưởng từ của bệnh nhân, các bác sĩ dựng lên mô hình số hóa ba chiều khớp háng với mức độ chính xác 100%. Sau đó, tiến hành song song đồng thời mô phỏng chuyển động khớp háng thường ngày của bệnh nhân trên nền đồ họa máy tính cũng như mô hình in 3D bằng nhựa sinh học.
"Qua quá trình thực nghiệm này, chúng tôi đã phát hiện ra một nửa bờ sau ổ cối của bệnh nhân và phần cổ xương đùi bị phì đại quá mức, khiến khóa chặt lại vận động của khớp háng, đồng thời va chạm mài vào phần sụn lành khiến bệnh nhân đau đớn", BS Hiếu cho hay.
Sau khi đã tìm ra chính xác nguyên nhân gây bệnh, các chuyên gia đã lên kế hoạch thực hiện phẫu thuật tạo hình lại khớp háng cho bệnh nhân bằng phương pháp nội soi. Với việc chuyển động bệnh nhân được mô phỏng số hóa, các bác sĩ biết cần mài bỏ bao nhiêu phần xương của bệnh nhân là vừa để giải phóng chuyển động mà không làm tổn hại đến các phần khớp háng lành.
Tuy nhiên, việc thực hiện công việc này bằng phẫu thuật nội soi là một thử thách thực sự lớn đối với các bác sĩ. Bởi từ trước đến nay ở trong nước cũng như khu vực Đông Nam Á, phẫu thuật nội soi khớp háng là một phẫu thuật rất khó, chưa nơi đâu triển khai được thường quy. Khớp háng nằm ở vị trí rất sâu trong cơ thể, khe khớp lại rất hẹp, cùng hình dạng khớp phức tạp do đó nếu không có các bác sĩ giàu kinh nghiệm cùng các dụng cụ chuyên dụng, việc thực hiện phẫu thuật này là bất khả thi.
Hình ảnh 3D khớp háng bệnh nhân được mô phỏng số để các bác sĩ lên kế hoạch phẫu thuật.
Dù có rất nhiều thử thách, nhưng chỉ sau ca phẫu thuật nội soi khớp háng kéo dài hơn hai giờ, các bác sĩ đã thành công trong việc tạo hình lại toàn bộ phần xương khớp háng cho bệnh nhân mà vẫn bảo toàn các cấu trúc bình thường khác.
Cũng nhờ phương pháp nội soi ít xâm lấn, chỉ với hai đường mổ nhỏ 0,5cm nên chỉ sau phẫu thuật, chị Tuyết đã có thể ngồi dậy. Và ngay sau đó, lần đầu tiên sau tám năm dài, chị có thể đi lại trên đôi chân mình mà không còn cảm thấy vướng víu hay đau đớn.
Thành công của ca phẫu thuật này là minh chứng rõ ràng nhất cho sự tiến bộ vượt bậc của việc ứng dụng khoa học công nghệ vào nền y học nước nhà trong những năm trở lại đây. Triển vọng của những ứng dụng công nghệ này giúp cho nhiều bệnh nhân thoát khỏi nguy cơ thay khớp háng, khi được chẩn đoán sớm và điều trị chính xác.
Tình địch tin đồn tập luyện không thua kém Jennifer Lopez Tương tự Jennifer Lopez, Madison LeCroy cũng giữ vóc dáng bốc lửa nhờ chăm tập gym và thường xuyên thử thách bản thân với các thực đơn đốt mỡ, thải độc đòi hỏi phải kiêng tinh bột, đường ngọt, rượu bia. Sau 4 năm bên nhau, mới đây Jennifer Lopez và ngôi sao bóng chày Alex Rodriguez đã hủy bỏ hôn ước. Lý...