Người phụ nữ khóc thét khi “cô bé” đột nhiên “biết cắn” khiến bạn trai ôm cậu nhỏ tới viện
Một người phụ nữ vô cùng sợ hãi khi đã khiến bạn trai bị thương ở “cậu nhỏ” vì vùng nhạy cảm nguy hiểm của cô.
Theresa Bartram, đến từ Brighton (Anh) bị căng thẳng không kiểm soát sau khi sinh con và vật lộn với sự tự ti trong phòng ngủ.
Người phụ nữ 50 tuổi này đã không quan hệ trong 7 năm vì cô bị sa bàng quang khiến nước tiểu dễ bị rò rỉ ra bên ngoài dù không đi vệ sinh. Mãi cho đến khi cô được giới thiệu đến phương pháp phẫu thuật để nâng bàng quang bằng cách sử dụng một tấm lưới nhựa gọi là phẫu thuật đặt dải băng âm đạo(TVT).
Ban đầu nó hoạt động hiệu quả và giúp cô Theresa có thể quan hệ “chăn gối” trở lại như trước. Tuy nhiên, 2 năm sau khi phẫu thuật, một tai nạn đáng nhớ khiến cô suýt chút nữa cắt đứt “cậu nhỏ” của bạn trai đã khiến Theresa phải thay đổi suy nghĩ.
Theresa Bartram từng khiến “cậu nhỏ” của bạn trai ra máu khi quan hệ.
Theresa kể lại sự việc: “Cứ như thể “vùng kín” của tôi có răng vậy. Khi đang quan hệ được một lúc, tôi thấy một vệt đỏ lan ra ga giường. Sau đó, chúng tôi vô cùng sợ hãi khi thấy “cậu nhỏ” của anh ấy ra máu.”
Theresa chắc chắn vết thương đẫm máu của bạn trai cô là do tấm lưới ở bên trong cơ thể cô nhưng mỗi khi gặp bác sĩ, họ đều khẳng định rằng nó vẫn hoạt động tốt và an toàn. Cũng sau tai nạn đáng nhớ đó, bạn trai của Theresa không dám quan hệ với cô vì quá sợ hãi. 6 tháng sau đó, họ đã chia tay. Chính bản thân Theresa cũng không dám thân mật với bất cứ ai vì cô không muốn làm họ bị thương, lại một lần nữa sự tự tin của cô lại chạm đáy.
Theresa dần bắt đầu ăn kiêng và tập thể dục nhưng vài tháng sau, cô thức dậy với bụng đầy hơi, đau bụng dữ dội, tiêu chảy và nôn mửa. Theresa nhận thấy sức khỏe của mình giảm sút và đến gặp bác sĩ đa khoa, nơi cô được chẩn đoán mắc IBS và sau đó được kê đơn thuốc chống trầm cảm. Trong vài năm sau đó, cô đã cắt bỏ túi mật và gặp 25 bác sĩ khác nhau, nhưng cô vẫn lo ngại các vấn đề của cô bắt nguồn từ tấm lưới được cấy ghép.
Mãi đến năm 2015, khi Theresa nhận thấy âm đạo của cô bắt đầu chảy dịch màu xanh và có mùi hôi, cô lại đi khám. Lần này, bác sĩ nói với cô ấy rằng tấm lưới cần phải được gỡ bỏ gấp, nó đã ăn mòn qua thành âm đạo và gây ra một áp xe dẫn tới nhiễm trùng.
Hóa ra nguyên nhân gây ra tai nạn giường chiếu và khiến sức khỏe của cô suy yếu dần chính là do tấm lưới được cấy vào cơ thể.
Vào tháng 11/2015, Theresa đã được phẫu thuật bỏ tấm lưới. Cuối cùng, Theresa được cho biết tấm lưới của cô đã cứng lại và nó giống như một con dao sắc. Hơn nữa nó được lắp quá thấp, đó là lý do tại sao cô ấy đã làm tổn thương “cậu nhỏ” của bạn trai và có những biến chứng khủng khiếp như vật.
Cô chia sẻ: “Tôi được cho biết thủ thuật đơn giản này sẽ chữa khỏi chứng tiểu không kiểm soát của tôi và giúp tôi tự tin hơn trong phòng ngủ, nhưng nó đã hủy hoại cuộc đời tôi. Nó khiến âm đạo của tôi trở nên nguy hiểm và buộc tôi phải sống độc thân. Nó có thể đã hại chết tôi. Tôi rất vui vì tấm lưới đã biến mất nhưng nó khiến cơ thể và âm đạo của tôi không còn như trước”.
Hiện nay, quy trình cấy ghép TVT đã bị cấm ở Scotland và đang được giám sát trên toàn thế giới sau khi hàng nghìn phụ nữ và nam giới báo cáo các biến chứng sau phẫu thuật.
Video đang HOT
Phẫu thuật đặt dải băng âm đạo (TVT) là gì?
Phẫu thuật đặt dải băng âm đạo (TVT) thường dùng cho người bị tiểu không tự chủ có thể gây ra một số biến chứng.
Phương pháp này thường áp dụng cho những người bị tiểu không tự chủ, thường bị rò rỉ một lượng nhỏ nước tiểu khi ho, cười, hắt hơi hoặc tập thể dục.
Đối với phụ nữ, phẫu thuật TVT có thể được khuyến nghị để hỗ trợ niệu đạo bị chảy xệ. Trong phẫu thuật TVT, một tấm lưới được đặt dưới niệu đạo của bạn giống như một cái địu hoặc võng để giữ nó ở vị trí bình thường. Tấm lưới được đưa qua các vết rạch nhỏ ở bụng và thành âm đạo với quy trình thường mất khoảng 30 phút.
Khoảng 13.500 phụ nữ làm phẫu thuật này hàng năm và đó là cách phổ biến nhất để điều trị chứng đi tiểu mất kiểm soát. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều phụ nữ gặp các vấn đề sau phẫu thuật.
Hình thực phẫu thuật đã bị đình chỉ ở Scotland hai năm trước, nơi có khoảng 400 vụ kiện đang diễn ra. Lưới cũng được sử dụng trong phẫu thuật thoát vị, vì vậy nam giới cũng có nguy cơ bị ảnh hưởng xấu.
Tiểu không kiểm soát hay còn gọi là tiểu không tự chủ là tình trạng rò rỉ nước tiểu kể cả khi không có nhu cầu đi vệ sinh do những rối loạn liên quan đến việc kiểm soát bàng quang.
Tiểu không kiểm soát ở phụ nữ thường xảy ra do:
- Cơ sàn chậu suy yếu: Tình trạng này xảy ra phổ biến nhất ở những phụ nữ trẻ. Các hoạt động như tập thể dục, đi bộ, tập gym, yoga, uốn dẻo, thậm chí là cười, ho hay hắt hơi cũng có thể khiến cơ sàn chậu suy yếu và dẫn tới chứng tiểu không kiểm soát.
- Sự suy yếu của cơ thắt niệu đạo và các mô hỗ trợ bàng quang cũng có thể gây ra chứng tiểu không kiểm soát. Những cơ và mô này có thể bị suy yếu bởi nhiều lý do. Phần lớn những nguyên nhân dẫn đến suy yếu cơ và mô có thể được điều trị, tuy nhiên trong một số trường hợp, tình trạng này không thể được khắc phục.
Ngoài ra có một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc tiểu không kiểm soát ở phụ nữ có thể kể đến như sau:
- Tuổi tác: Tuổi càng cao, nguy cơ mắc tiểu không tự chủ càng gia tăng.
- Phẫu thuật: Phụ nữ trải qua phẫu thuật, đặc biệt là phẫu thuật sàn chậu khiến cơ sàn chậu suy yếu cũng có nguy cơ rất lớn mắc chứng tiểu không kiểm soát.
- Chấn thương dây thần kinh lưng dưới.
- Một số vấn đề về sức khỏe như ho mãn tính, thừa cân béo phì cũng làm tăng nguy cơ mắc tiểu không kiểm soát.
- Hút thuốc lá
- Phụ nữ mang thai và cho con bú.
Những thói quen sinh hoạt giúp hạn chế tình trạng són tiểu ở nữ?
- Giảm các loại đồ uống có chứa caffein;
- Ăn nhiều chất xơ;
- Ngừng hút thuốc;
- Giữ cân nặng ổn định;
- Thực hiện các bài tập xương chậu dưới;
- Theo dõi các triệu chứng và tình trạng són tiểu trong nhật kí đi tiểu.
Bị sa sinh dục, không đi khám lại tự ý xông hơi nhiều lần dẫn đến bỏng loét, người phụ nữ phải đến viện cầu cứu
Nghe lời khuyên làm theo cách dân gian, người phụ nữ tự ý xông hơi nhiều lần "vùng kín" để khối sa sinh dục rút lên nhưng hậu quả là bị bỏng loét nên phải đến bệnh viện cầu cứu.
Đó là trường hợp của bà P.T.N. (66 tuổi, ngụ Châu Thành, Hậu Giang) được chuyển vào Bệnh viện Đa khoa Trung Ương Cần Thơ (BV ĐKTW CT) với chẩn đoán sa sinh dục độ 4.
Bệnh nhân đã cắt tử cung trên 14 năm. Khoảng 2 năm nay khối sa ở vùng sinh dục càng lúc càng tăng gây khó khăn sinh hoạt, lao động hằng ngày.
Nghe theo lời khuyên của bạn bè chữa bằng cách dân gian, bệnh nhân tự ý xông hơi nhiều lần để khối sa rút lên nhưng kết quả lại bị hơi nóng gây bỏng loét khối sa vùng sinh dục. Khối loét lâu lành kèm với khối sa vẫn còn nên bệnh nhân đến cầu cứu BV.
Sau khi khám lâm sàng, đánh giá các mức độ sa tạng chậu, vết loét và làm các xét nghiệm tiền phẫu cần thiết, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân sa bàng quang độ 4, sa mỏm cắt âm đạo, loét khối sa do xông thuốc kèm bệnh đái tháo đường type 2, cần phẫu thuật sớm.
Ca phẫu thuật xử lý bỏng loét và sa sinh dục cho bệnh nhân được tiến hành trong thời gian 120 phút.
Ca phẫu thuật cho bệnh nhân được tiến hành trong thời gian 120 phút.
Hậu phẫu, bệnh nhân tỉnh, không sốt, vết mổ khô, không còn khối sa ở vùng sinh dục, sinh hoạt gần như bình thường.
Bác sĩ Nguyễn Phước Lộc, Trưởng khoa Ngoại thận - Tiết niệu của BV chia sẻ, thống kê của Hội Sàn chậu TP.HCM cho thấy, bệnh lý sa tạng chậu ảnh hưởng tới 40% phụ nữ trên 40 tuổi.
Theo một nghiên cứu, tỉ lệ tổng quát của sa tạng chậu khoảng 41%, trong đó sa bàng quang từ 25-34%, sa tử cung 4-14%, sa trực tràng 13-19%.
Sa tạng chậu là bệnh thường xuất hiện ở các chị em phụ nữ sau độ tuổi mãn kinh, mang thai, sinh con nhiều lần, từng phẫu thuật vùng chậu, mắc chứng táo bón mạn tính và có bệnh lý về hô hấp.
Sau mổ, bệnh nhân sa sinh dục đã sinh hoạt bình thường.
Bệnh không chỉ khiến người bệnh phải chịu tổn thương về sức khỏe mà còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng về mặt tâm lý .
Khi mắc sa tạng chậu, người bệnh sẽ gặp phải nhiều triệu chứng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tâm lý như: Xuất hiện khối phồng thò ra khỏi âm đạo; đau lưng dưới hoặc tức nặng vùng chậu; ra huyết âm đạo bất thường, đặc biệt là ra huyết sau mãn kinh; són tiểu, tiểu khó, tiểu lắt nhắt, hay bị nhiễm trùng niệu tái phát; đại tiện khó, đại tiện tắc nghẽn..
Vì mang căn bệnh "khó nói" nên nhiều phụ nữ mắc bệnh cảm thấy mặc cảm, tự ti.
Các bệnh nhân đến BV thường trễ, bị khối sa tạng chậu lâu ngày gây đái khó, bí đái, bị sỏi bàng quang, hai thận ứ nước nặng dẫn đến suy thận.
Bác sĩ Lộc khuyến cáo chị em phụ nữ cần có chế độ ăn uống lành mạnh, ăn nhiều chất xơ, rau quả ngăn ngừa táo bón.
Phải duy trì cân nặng ở mức hợp lý, không để cơ thể béo phì, thực hành bài tập nhằm tăng cường sức co cơ sàn chậu và luyện cơ sàn chậu theo bài tập hướng dẫn.
Bệnh nhân khi mắc phải các bệnh lý sa tạng chậu hãy đến cở sở y tế có chuyên khoa Ngoại Niệu, Sản khoa để khám tư vấn và điều trị, không nên tự ý điều trị theo kinh nghiệm để tránh hậu quả đáng tiếc.
Phụ nữ "già sớm" sẽ có 5 đặc điểm khác thường ở vùng dưới cơ thể, nếu không có thì xin chúc mừng bạn vẫn trẻ lắm! Chẳng ai muốn bị gọi là "già trước tuổi", nhưng nếu không duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh thì bạn sẽ khó tránh khỏi cảnh lão hóa sớm đó nhé! Khi nữ giới bước qua tuổi 25, họ bắt đầu lo lắng hơn về những thay đổi nhỏ trong cơ thể mình. Bởi đây vừa là độ tuổi trưởng thành, vừa...