Người phụ nữ được Trịnh Văn Quyết đặc biệt tin tưởng sắp hầu tòa
Người phụ nữ được ông Trịnh Văn Quyết đặc biệt tin tưởng là bà Hương Trần Kiều Dung, Phó Chủ tịch Thường trực HĐQT Tập đoàn FLC, đồng thời giữ chức vụ tại 5 công ty thuộc Tập đoàn FLC, sắp hầu tòa cùng các đồng phạm trong vụ án.
Theo quyết định của TAND TP Hà Nội, ngày 22/7, Tòa sẽ đưa ông Trịnh Văn Quyết cùng 49 bị cáo ra xét xử về các tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Thao túng thị trường chứng khoán, Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ và Cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán.
Cáo trạng xác định, bị can Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC, là cổ đông sáng lập và giữ chức Chủ tịch HĐQT Công ty Chứng khoán BOS từ ngày 11/1/2011 đến ngày 20/8/2013.
Quá trình hoạt động, ông Trịnh Văn Quyết để nhiều người thân, quen, tin cẩn như em gái, bạn, anh vợ… ngồi vào các vị trí quan trọng. Người phụ nữ được ông Trịnh Văn Quyết đặc biệt tin tưởng là bà Hương Trần Kiều Dung (Phó Chủ tịch Thường trực HĐQT Tập đoàn FLC, đồng thời giữ chức vụ tại 5 công ty thuộc Tập đoàn FLC).
Bà Hương Trần Kiều Dung hầu tòa cùng ông Trịnh Văn Quyết với vai trò đồng phạm ở tội Thao túng thị trường chứng khoán và Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Theo nội dung cáo trạng, ông Trịnh Văn Quyết để bà Hương Trần Kiều Dung giữ chức Chủ tịch HĐQT, đại diện theo pháp luật Công ty BOS. Bà Dung khai được hưởng lương 80 triệu đồng/tháng.
Bà Hương Trần Kiều Dung (Ảnh: Website FLC).
TAND TP Hà Nội xác định 30.403 nhà đầu tư mua cổ phiếu (lần bán ra ban đầu) của Công ty cổ phần xây dựng FLC Faros (mã chứng khoán ROS) là bị hại trong vụ án. Những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là hơn 63.000 nhà đầu tư đang nắm giữ cổ phiếu của Công ty cổ phần xây dựng FLC Faros và những người có quyền lợi, nghĩa vụ quyền lợi liên quan khác cũng được tòa án triệu tập.
Thời điểm tháng 10/2019, Công ty BOS bị Ủy ban chứng khoán Nhà nước ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 125 triệu đồng về hành vi cho khách hàng mua chứng khoán khi không có đủ tiền theo quy định nhưng hành vi sai phạm này vẫn tiếp diễn với số tiền cấp khống lớn hơn.
Thực hiện theo chỉ đạo
Theo cáo trạng, hành vi của bà Hương Trần Kiều Dung là đồng phạm, giúp sức tích cực cho ông Trịnh Văn Quyết thu lời với số tiền đặc biệt lớn. Tuy nhiên, CQĐT đánh giá bị can Hương Trần Kiều Dung thành khẩn khai nhận hành vi phạm tội như đã nêu.
Bà Dung biết em gái ông Quyết là bà Trịnh Thúy Nga (Kế toán tổng hợp Công ty CP Tập đoàn FLC; Thành viên HĐQT, kiêm Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần Chứng khoán BOS) cho các tài khoản chứng khoán trong nhóm của ông Quyết mua cổ phiếu khi không có đủ tiền trong tài khoản là trái pháp luật.
Tuy nhiên, bà Dung vẫn ký Biên bản họp HĐQT số 01 và số 10; đại diện HĐQT ký Nghị quyết số 01 và 10, ủy quyền cho bà Trịnh Thị Thúy Nga được cho các tài khoản do em gái của ông Quyết là bà Trịnh Thị Minh Huế (Kế toán tổng hợp Công ty CP Tập đoàn FLC) quản lý, sử dụng mua chứng khoán với số tiền trên 10 tỷ đồng không có tài sản đảm bảo trái pháp luật, giúp ông Trịnh Văn Quyết thao túng 3 mã cổ phiếu FLC, GAB, ART, thu lợi bất chính hơn 445 tỷ đồng.
Cáo buộc cho rằng, việc HĐQT Công ty BOS họp và thống nhất ban hành Nghị quyết ủy quyền cho bà Trịnh Thúy Nga được cho khách hàng mua chứng khoán hàng ngày với tổng số tiền trên 10 tỷ đồng cho mỗi tài khoản chứng khoán không có tài sản đảm bảo là trái pháp luật, giúp ông Trịnh Văn Quyết cùng em gái Trịnh Thị Minh Huế thao túng thị trường chứng khoán, thu lời bất chính số tiền đặc biệt lớn.
Theo cáo buộc, ông Trịnh Văn Quyết là chủ mưu, chỉ đạo Trịnh Thị Minh Huế, Trịnh Thúy Nga, Hương Trần Kiều Dung và các đồng phạm khác thực hiện hành vi cấp khống tiền cho các tài khoản do bà Huế quản lý sử dụng để thao túng 5 mã cổ phiếu AMD, HAI, GAB, ART và FLC thu lợi bất chính hơn 723 tỷ đồng.
CQĐT xác định, mã AMD thao túng trong giai đoạn từ ngày 26/5/2017 đến 13/7/2017, ông Trịnh Văn Quyết thu lợi bất chính 39 tỷ đồng, trước thời điểm Bộ luật Hình sự năm 2015 có hiệu lực thi hành.
CQĐT đề nghị Ủy bán Chứng khoán Nhà nước xử lý theo quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả.
Do đó, ông Trịnh Văn Quyết phải chịu trách nhiệm hình sự đối với số tiền thu lợi bất chính của 4 mã chứng khoán HAI, GAB, ART và FLC là hơn 684 tỷ đồng.
VKS tối cao kết luận về công văn có dấu 'tối mật' trong vụ Trịnh Văn Quyết
Viện KSND tối cao kết luận về hành vi có dấu hiệu của tội chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước trong vụ án liên quan cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết.
Viện KSND tối cao vừa ban hành cáo trạng truy tố ông Trịnh Văn Quyết, cựu Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn FLC (gọi tắt Tập đoàn FLC) về 2 tội danh, gồm lừa đảo chiếm đoạt tài sản và thao túng thị trường chứng khoán.
Cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết. Ảnh T.N
Theo cáo buộc, ông Quyết là người chỉ đạo nâng khống vốn điều lệ Công ty CP xây dựng Faros (gọi tắt là Công ty Faros) từ 1,5 tỉ đồng lên 4.300 tỉ đồng, sau đó đăng ký niêm yết 430 triệu cổ phiếu ROS, bán cho nhà đầu tư, chiếm đoạt hơn 3.600 tỉ đồng.
Cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC cũng chỉ đạo phi vụ "thổi giá" 5 mã cổ phiếu AMD, HAI, GAB, FLC, ART, qua đó thu lợi bất chính hơn 684 tỉ đồng.
Đáng chú ý, cáo trạng xác định giúp sức cho hành vi phạm tội của ông Quyết có nhiều bị can là người thân của ông này, bao gồm Trịnh Thị Minh Huế (em gái), cựu kế toán tổng hợp của Tập đoàn FLC.
Tích cực giúp sức anh trai
Theo Viện KSND tối cao, bị can Trịnh Thị Minh Huế là một trong những người giúp sức tích cực nhất cho anh trai Trịnh Văn Quyết, trong việc thực hiện cả 2 hành vi lừa đảo và thao túng cổ phiếu.
Đối với hành vi lừa đảo, bà Huế là người trực tiếp nhận chỉ đạo của ông Quyết, soạn thảo toàn bộ các biên bản họp HĐQT, nghị quyết HĐQT về việc tăng vốn điều lệ của Công ty Faros, sau đó chuyển các thành viên HĐQT ký hợp thức.
Bà Huế cũng soạn thảo các hợp đồng chuyển nhượng, giấy nộp tiền, ủy nhiệm chi, chuyển cho các cá nhân là người thân tín của ông Quyết. Các cá nhân này thông qua bà Huế tiếp tục ký khống các hợp đồng ủy thác đầu tư, hợp tác kinh doanh.
Viện kiểm sát tối cao truy tố cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết
Với chuỗi hành vi trên, Công ty Faros đã có 5 lần nâng vốn điều lệ, "nhảy vọt" từ 1,5 tỉ đồng lên tới 4.300 tỉ đồng, trong đó có đến hơn 3.100 tỉ đồng là vốn ảo. Tiếp đó, công ty này niêm yết cổ phiếu ROS trên sàn chứng khoán, bán cho hơn 30.000 nhà đầu tư, chiếm đoạt của họ hơn 3.600 tỉ đồng.
Với hành vi thao túng cổ phiếu, bà Huế tiếp tục nhận chỉ đạo từ anh trai Trịnh Văn Quyết, mượn giấy tờ của 45 cá nhân là người thân, nhân viên thuộc Tập đoàn FLC để thành lập, đứng tên 20 doanh nghiệp và mở 500 tài khoản tại 41 công ty chứng khoán.
Các tài khoản đều được cấp khống tiền với mục đích thao túng thị trường 5 mã cổ phiếu AMD, HAI, GAB, FLC, ART.
Tiếp đó, bà Huế cùng những người liên quan liên tục mua bán cùng loại chứng khoán, mua bán khớp nội nhóm (không dẫn đến chuyển nhượng thực sự quyền sở hữu), mua bán với khối lượng lớn, chi phối thị trường vào thời điểm mở cửa đóng cửa, đặt lệnh mua bán sau đó hủy lệnh...
Trong khoảng thời gian từ tháng 5.2017 - tháng 1.2022, nhóm bị can "thổi giá" 5 mã cổ phiếu nêu trên, sau đó "xả bán", thu lợi bất chính hơn 684 tỉ đồng.
Cơ quan công an khám xét tại trụ sở Tập đoàn FLC, thời điểm vụ án bị khởi tố. Ảnh T.N
Kết luận về dấu hiệu "chiếm đoạt tài liệu mật"
Quá trình giải quyết vụ án, ngoài hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản và thao túng thị trường chứng khoán, cơ quan tố tụng còn xem xét dấu hiệu "chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước" của bị can Trịnh Thị Minh Huế và những người liên quan.
Theo đó, ngày 29.3.2022, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an thi hành lệnh khám xét tại phòng công nghệ thông tin, văn phòng Tập đoàn FLC, đã trích xuất dữ liệu lưu trữ của email huetm@flc.vn từ máy chủ có địa chỉ IP là 192.168.60.252.
Lực lượng công an phát hiện tại thời điểm ngày 10.6.2020, email huetm@flc.vn là của bị can Huế, có hình ảnh công văn của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) gửi tổng giám đốc các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Công văn này được đóng dấu "tối mật", có nội dung về việc đề nghị cung cấp thông tin một số doanh nghiệp và cá nhân đại diện theo pháp luật.
Ngày 12.9.2023, Cục An ninh chính trị nội bộ (A03, Bộ Công an) ban hành kết luận giám định, kết luận "mẫu giám định... không phải là tài liệu bí mật nhà nước tại thời điểm ban hành".
Do đó, Viện KSND tối cao kết luận hành vi của bị can Trịnh Thị Minh Huế không đủ yếu tố cấu thành tội chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước, quy định tại điều 337 bộ luật Hình sự năm 2015.
Chiếm đoạt 3.621 tỷ đồng, bị can Trịnh Văn Quyết mới khắc phục hơn 189 tỷ Bị cáo buộc chiếm đoạt hơn 3.621 tỷ đồng, đến nay bị can Trịnh Văn Quyết (cựu Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn FLC) mới nộp khắc phục hậu quả số tiền hơn 189 tỷ đồng. Theo cáo buộc, ông Trịnh Văn Quyết (cựu Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn FLC, nguyên Chủ tịch Công ty CP Hàng không...