Người phụ nữ bị dị tật nứt não bẩm sinh hiếm gặp
Người phụ nữ 28 tuổi, thường xuyên co giật đột ngột trong nhiều năm, sau khi đi khám thì được bác sĩ phát hiện chị bị dị tật nứt não bẩm sinh hiếm gặp, tỷ lệ chỉ 0,00001%.
Ngày 10/11, ThS.BS CKII Chu Tấn Sĩ, Trưởng khoa Phẫu thuật Thần kinh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP Hồ Chí Minh cho biết, kết quả chụp MRI 3 Tesla ghi nhận, não của nữ bệnh nhân trên có một khe nứt lớn kéo dài từ vỏ não đến não thất, nằm bên bán cầu não phải.
Hình chụp MRI sọ não phát hiện khe nứt não lớn bị dịch não tủy tràn vào (phần màu trắng). Ảnh: BV
Bệnh nhân bị nứt não bẩm sinh từ nhỏ nhưng không biết, đến nay vết nứt mở rộng, gây động kinh, co giật nghiêm trọng. Bệnh án cho thấy hơn 8 năm qua, bệnh nhân điều trị co giật, động kinh với liều thuốc uống cao nhất nhưng không có kết quả.
Theo bác sĩ Chu Tấn Sĩ, nứt não là một dị tật bẩm sinh rất hiếm gặp, tỉ lệ khoảng 1/100.000 người. Đa số trường hợp dị tật nứt não nhỏ không làm gia tăng áp lực nội sọ đến mức phải can thiệp, người bệnh vẫn có thể thích nghi và chung sống bình thường. Tuy nhiên, đối với trường hợp của nữ bệnh nhân này thì vết nứt não mở rộng, dịch não tủy tràn vào làm gia tăng áp lực nội sọ, chèn ép lên bề mặt vỏ não và gây ra sóng động kinh. Biện pháp tối ưu là phẫu thuật giải áp, sau đó tiếp tục theo dõi, điều trị bệnh động kinh.
Video đang HOT
Các bác sĩ tiến hành phẫu thuật giải áp vỏ não cho người bệnh. Ảnh: BV
Các bác sĩ hội chẩn, chỉ định phẫu thuật giải áp nội sọ cho người bệnh. Sau 3 ngày phẫu thuật, tình hình sức khỏe của bệnh nhân ổn định và hồi phục tốt. Dự kiến, bệnh nhân sẽ xuất viện sau 5 ngày. Tuy nhiên, bệnh nhân vẫn cần dùng thuốc chống động kinh với liều dùng phù hợp. Các bác sĩ sẽ tiếp tục theo dõi chặt chẽ những thay đổi về dịch não tủy và áp lực nội sọ, các cơn sóng động kinh từ 2 đến 6 tháng để từ đó, có thể điều chỉnh toa thuốc chống động kinh theo lộ trình phù hợp, giúp người bệnh từng bước cải thiện sức khỏe và chất lượng cuộc sống.
Hiện sức khoẻ bệnh nhân đã ổn định. Ảnh: BV
Theo bác sĩ Chu Tấn Sĩ, dị tật nứt não xảy ra do rối loạn di trú neuron thần kinh và đặc trưng bởi khe nứt não. Chính khe nứt này gây ra sự thay đổi tuần hoàn dịch não tủy. Ở người bình thường, dịch não tủy từ não thất bên chảy đến não thất 3, 4, sau đó đến khoang dịch não tủy quanh não. Khi xuất hiện khe nứt não lớn, dịch não tủy trực tiếp chảy từ não thất bên qua khe nứt não và đến khoang dịch não tủy quanh não, bỏ qua một số giai đoạn cần thiết.
Hà Nội ghi nhận ca nhiễm viêm não Nhật Bản thứ 2 là một bé trai
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, Thủ đô vừa ghi nhận thêm một ca viêm não Nhật Bản là bé trai 8 tuổi ở huyện Chương Mỹ.
Ngày 16/10, CDC Hà Nội cho biết, bé trai xuất hiện triệu chứng sốt cao, co giật, nôn, lơ mơ từ ngày 18/9. Bé được đưa vào cơ sở y tế điều trị, đến ngày 19/9 chuyển đến Bệnh viện Nhi Trung ương.
Kết quả xét nghiệm ngày 29/9 cho thấy, bé trai dương tính với virus viêm não Nhật Bản.
Tiêm phòng vaccine viêm não Nhật Bản cho trẻ đủ mũi, đúng lịch để phòng bệnh.
Trước đó, Hà Nội đã ghi nhận trường hợp đầu tiên mắc viêm não Nhật Bản là một bé trai 5 tuổi ở huyện Phúc Thọ.
Như vậy, từ đầu năm 2023 đến nay, Thủ đô đã có 2 trường hợp mắc viêm não Nhật Bản (giảm 50% so với cùng kỳ năm 2022).
Viêm não Nhật Bản là bệnh truyền nhiễm rất nguy hiểm với tỷ lệ tử vong lên đến 30% cùng với di chứng vĩnh viễn như: Rối loạn tâm thần, liệt, rối loạn ngôn ngữ, co giật, động kinh, nằm liệt giường... ở một nửa số người sống sót.
TS.BS Nguyễn Văn Lâm - Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, triệu chứng đầu tiên của bệnh thường bao gồm: sốt, đau đầu, buồn nôn, nôn. Ngoài ra, có thể có các biểu hiện của nhiễm virus nói chung như mệt mỏi, ớn lạnh.
Những trường hợp bệnh nặng có thể có các biểu hiện: co giật, giảm khả năng nhận thức (trẻ thay đổi tính nết, la hét, kích động hoặc sững sờ, không nhận ra bố mẹ, nói nhảm, hôn mê); rối loạn vận động như liệt tay, chân hoặc nửa người, co cứng, xoắn vặn.
Theo bác sĩ, cách phòng tránh bệnh viêm não Nhật Bản hiệu quả nhất là tiêm vaccine phòng bệnh. Vaccine phòng bệnh viêm não Nhật Bản hiện nay đã được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng ở tất cả các tỉnh thành trên cả nước. Tiêm mũi 1 khi trẻ đủ 12 tháng; mũi 2 tiêm 1-2 tuần sau mũi 1; mũi 3 tiêm 1 năm sau mũi 2. Sau đó nhắc lại 3 - 5 năm một lần đến khi trẻ đủ 15 tuổi
Liệt đột ngột vai trái do thói quen bế con một bên thường xuyên Không ít mẹ bỉm có thói quen bế con một bên. Chính thói quen này lại có thể là nguyên nhân khiến một bà mẹ trẻ bị liệt không hoàn toàn tay trái, gây đau đớn và ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt thường ngày cũng như việc chăm sóc con. Hoảng hốt vì bị liệt không hoàn toàn tay trái sau...