Liệt đột ngột vai trái do thói quen bế con một bên thường xuyên
Không ít mẹ bỉm có thói quen bế con một bên. Chính thói quen này lại có thể là nguyên nhân khiến một bà mẹ trẻ bị liệt không hoàn toàn tay trái, gây đau đớn và ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt thường ngày cũng như việc chăm sóc con.
Hoảng hốt vì bị liệt không hoàn toàn tay trái sau 3 ngày đau nhức vai
Theo lời kể của chị T.T.Hiền, 3 ngày trước khi nhập viện, chị bị đau dữ dội vai trái, không xoay hay nhúc nhích được. Thậm chí việc nâng cánh tay cũng khó khăn và đau đớn.
Các cơn đau diễn tiến trong 3 ngày với mức độ ngày càng nặng. Tình trạng này không chỉ khiến chị Hiền đau đớn, không vận động được một bên tay mà còn ảnh hưởng lớn đến việc chăm sóc con nhỏ.
Chị Hiền đến khám trong tình trạng mất cử động tay trái
Nguyên nhân không ai ngờ đến
Thăm khám tại Bệnh viện Hồng Ngọc, chị Hiền được chỉ định thực hiện siêu âm và chụp cộng hưởng từ để xác định nguyên nhân.
Video đang HOT
Kết quả siêu âm cho thấy người bệnh bị viêm quanh khớp vai trái cấp do lắng đọng các tinh thể canxi hydroxyapatite tại các điểm bám gân quanh khớp vai. Trên phim MRI có hình ảnh chèn ép rễ thần kinh của đám rối thần kinh cánh tay bên trái do thoát vị đĩa đệm C5/6 và C6/7.
Hình ảnh chụp MRI của bệnh nhân
Theo Ths.Bs Phan Thị Sinh – khoa Cơ Xương khớp: “Bệnh nhân không có tiền sử chấn thương bỗng xuất hiện đau khớp vai đột ngột, dữ dội, hạn chế hoàn toàn vận động. Sau thăm khám và chụp chiếu, phát hiện chị bị viêm khớp vai do vi tinh thể canxi lắng đọng tại phần mềm quanh khớp. Nếu không được điều trị kịp thời có nguy cơ phá hủy khớp. Qua khai thác thông tin, được biết chị Hiền đang nuôi con nhỏ, thường xuyên bế con một bên tay nên dẫn đến viêm”.
Với các mẹ bỉm sữa, bế con là việc không thể tránh khỏi nhưng ít ai ngờ rằng, bế con một bên thường xuyên lại có thể gây hậu quả nặng nề như vậy.
Chỉ 7 ngày điều trị, người bệnh đã vận động bình thường
Bs. Đinh Văn Hào, Trưởng khoa Y học Cổ truyền – Phục hồi chức năng Bệnh viện Hồng Ngọc cho biết : “Ca bệnh này khá phức tạp nên chúng tôi đã tiến hành hội chẩn liên chuyên khoa nội thần kinh – nội xương khớp để đưa ra phương án điều trị tốt nhất cho bệnh nhân, kết hợp điều trị nội khoa và vật lý trị liệu. Tuy nhiên, do bệnh nhân đang nuôi con nhỏ nên sẽ hạn chế dùng thuốc, tránh ảnh hưởng tới nguồn sữa mẹ cho trẻ”.
Trị liệu vật lý bằng máy laser
Song song với điều trị nội khoa, chị Hiền được thực hiện nhiều phương pháp vật lý trị liệu khác nhau như: sử dụng sóng cao tần, máy xung kích, laser cường độ cao, máy siêu âm – điện xung kết hợp tĩnh điện trường với trường điện từ để giảm viêm, giảm phù nề và phá vỡ các tinh thể canxi lắng đọng.
Bên cạnh đó, là các bài tập kéo giãn và nắn chỉnh khớp chuyên sâu bằng tay, tác động vào vùng cổ bị chèn ép do thoát vị đĩa đệm.
Kết hợp nhiều phương pháp và các bài tập phù hợp, ngày điều trị thứ 2, tình trạng đau của bệnh nhân đã giảm. Ngày thứ 7, chị Hiền đã có thể xoay tay, nâng tay bình thường mà không còn cảm giác đau đớn như trước.
Niềm vui khi vận động bình thường trở lại và bài học đắt giá cho mẹ bỉm sữa
Không giấu được sự xúc động, chị Hiền chia sẻ: ” Bỗng dưng tay trái không cử động được nữa, tôi vô cùng lo lắng và sợ hãi. Thậm chí tôi nghĩ đến cảnh bị liệt tay hoàn toàn sẽ không thể chăm sóc con được cũng như gặp khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày. Thật may mắn là sau 7 ngày điều trị, tay tôi đã vận động bình thường trở lại. Cảm ơn các bác sĩ Hồng Ngọc rất nhiều”.
Từ trường hợp của chị Hiền, bác sĩ Đinh Văn Hào cho biết, đây là ca bệnh phức tạp, cũng may được phát hiện sớm và áp dụng phương pháp điều trị đúng nên hiệu quả hồi phục nhanh.
Đặc biệt, bác sĩ cũng đưa ra khuyến cáo, các chị em đang nuôi con nhỏ không nên bế con ở một bên tay mà cần đổi bên thường xuyên để tránh những tác động không đáng có lên xương khớp.
Cứu sống trẻ nguy kịch do viêm não hoại tử cấp
Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM cho biết, sau 2 tháng nỗ lực, bệnh viện đã cứu sống bệnh nhi 7 tuổi bị viêm não hoại tử cấp.
Đây là một căn bệnh rất hiếm, đến nay mới chỉ có 12 trường hợp được báo cáo ở châu Á.
Vào tháng 8/2022, bé trai Bùi D.M., ngụ Quận 12 sốt cao 2 ngày không khỏi và co giật. Bé được cấp cứu tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP.HCM trong tình trạng không tỉnh, co giật toàn thân.
Hình ảnh bé đang điều trị tại khoa Hồi sức Nhiễm trong tình trạng rất nặng (Ảnh Bệnh viện Nhi đồng 1)
Kết quả hình ảnh CT-Scan não cấp cứu có tổn thương. Sau 24 giờ nhập viện, bệnh nhi xuất hiện nhiều cơn co gồng, phù não tiến triển, tri giác mê, suy hô hấp tiến triển, giảm huyết áp. Chụp MRI não ghi nhận nhiều ổ hoại tử, xuất huyết và phù não lan toả 2 bên, phù hợp với viêm não hoại tử.
Sau 2 tháng tích cực điều trị, bệnh nhi được cải thiện hoàn toàn về tri giác, nhận thức, vận động, tất cả giác quan bình thường và vừa được xuất viện.
PGS.TS.BS Phùng Nguyễn Thế Nguyên - Trưởng khoa Hồi sức Nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng 1 cho biết, đây là trường hợp viêm não hoại tử đầu tiên tại bệnh viện. Viêm não hoại tử cấp tính là bệnh rất hiếm, được mô tả đầu tiên năm 1995 ở châu Á, hiện nay số ca mắc chưa được thống kê. Bệnh đặc trưng bởi các biểu hiện thần kinh như co giật, nhanh chóng rối loạn tri giác, hôn mê có thể xuất hiện thường ngay sau nhiễm cúm A, cúm B, HHV-6...; kèm theo tổn thương gan diễn tiến nhanh.
Bệnh não hoại tử cấp tính hầu hết ở các trẻ khỏe mạnh, không có tiền sử bệnh lí, một vài trường hợp có yếu tố gia đình liên quan đến đột biến gene. Bệnh có tiên lượng kém, tỉ lệ tử vong và di chứng thần kinh nặng cao./.
Trên 65 tuổi, điều này có thể giúp bạn sống thọ hơn Nếu bạn đang muốn sống thọ hơn, đây có thể là một trong những chìa khóa để bạn kéo dài tuổi thọ. Có nhiều thói quen lành mạnh có thể giúp sống thọ hơn, đặc biệt là khi bạn già đi. Ví dụ, duy trì một chế độ ăn uống dinh dưỡng là rất quan trọng để cung cấp cho cơ thể của...