Người nước ngoài dạy ngoại ngữ phải có chứng chỉ phù hợp
Giáo viên là người nước ngoài dạy ngoại ngữ mà ngoại ngữ đó là tiếng mẹ đẻ của giáo viên đủ điều kiện dạy ngoại ngữ khi đạt tiêu chuẩn: Có bằng cao đẳng trở lên và chứng chỉ đào tạo dạy ngôn ngữ phù hợp.
Ảnh minh họa
Đây là quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo tại dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm ngoại ngữ, tin học ban hành kèm theo Thông tư số 21/2018/TT-BGDĐT.
Dự thảo nêu rõ: Giáo viên của trung tâm ngoại ngữ, tin học là người làm nhiệm vụ giảng dạy, hướng dẫn thực hành, gồm giáo viên cơ hữu, giáo viên hợp đồng, giáo viên là người Việt Nam, giáo viên là người nước ngoài.
Giáo viên là người nước ngoài dạy ngoại ngữ mà ngoại ngữ đó là ngôn ngữ thứ nhất của giáo viên (ngôn ngữ thứ nhất là tiếng mẹ đẻ mà một người sinh ra đã học nói với cha, mẹ của mình thay vì phải học ở trường, lớp rồi mới biết nói hoặc sử dụng nó) đủ điều kiện dạy ngoại ngữ khi đạt tiêu chuẩn sau: Có bằng cao đẳng trở lên và chứng chỉ đào tạo dạy ngôn ngữ phù hợp.
Video đang HOT
Giáo viên là người nước ngoài dạy ngoại ngữ mà ngoại ngữ đó không phải là ngôn ngữ thứ nhất của giáo viên, đủ điều kiện dạy ngoại ngữ khi đạt một trong các tiêu chuẩn sau: Có bằng cao đẳng sư phạm ngôn ngữ phù hợp trở lên; có bằng cao đẳng ngôn ngữ phù hợp trở lên và chứng chỉ đào tạo dạy ngôn ngữ phù hợp; có bằng cao đẳng trở lên, chứng chỉ năng lực ngoại ngữ từ bậc 5 trở lên theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương và chứng chỉ đào tạo dạy ngôn ngữ phù hợp.
Dự thảo cũng quy định Trung tâm ngoại ngữ, tin học là cơ sở giáo dục thường xuyên thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, bao gồm:
Trung tâm công lập do Nhà nước đầu tư thành lập và đảm bảo điều kiện hoạt động theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.
Trung tâm tư thục do tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài đầu tư thành lập và đảm bảo điều kiện hoạt động theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.
Thi tốt nghiệp THPT 2021: Thí sinh đăng ký dự thi từ ngày 27-4
Thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT năm 2021 sẽ đăng ký dự thi (ĐKDT) từ ngày 27-4 đến ngày 11-5.
Trong văn bản hướng dẫn tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021, Bộ GD&ĐT quy định từ ngày 27-4, các thí sinh trên cả nước bắt đầu ĐKDT tốt nghiệp THPT năm 2021.
Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm học 2020-2021. Ảnh: NGUYỄN QUYÊN
Thời điểm này, các Sở GD&ĐT, các đơn vị trực thuộc được sở phân công thực hiện thu hồ sơ ĐKDT và bản photocopy căn cước công dân; nhập dữ liệu của thí sinh vào hệ thống phần mềm quản lý thi (QLT).
Khi ĐKDT, thí sinh phải kê khai bảo đảm chính xác các thông tin về mã tỉnh, mã trường phổ thông,... đúng quy định; đồng thời nghiên cứu kỹ hướng dẫn thực hiện Quy chế tuyển sinh trình độ ĐH; tuyển sinh trình độ CĐ ngành giáo dục mầm non hiện hành để ghi các thông tin vào mục đăng ký xét tuyển sinh ĐH, CĐ sư phạm trong phiếu ĐKDT.
Thí sinh dự thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT chỉ được ĐKDT một bài thi tổ hợp (KHTN hoặc KHXH).
Với bài thi Ngoại ngữ, thí sinh được chọn dự thi một trong bảy ngôn ngữ sau: tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Trung Quốc, tiếng Đức, tiếng Nhật và tiếng Hàn. Thí sinh được đăng ký thi môn ngoại ngữ khác với môn ngoại ngữ đang học tại trường phổ thông; thí sinh là học viên giáo dục thường xuyên được ĐKDT bài thi ngoại ngữ để lấy kết quả xét tuyển sinh ĐH, CĐ.
Lịch thi tốt nghiệp THPT năm 2021
Sau ngày 11-5, thí sinh không được thay các thông tin về bài thi/môn thi đã đăng ký.
Trong văn bản cũng quy định, khi làm thủ tục dự thi, thí sinh phải có căn cước công dân. Các sở GD&ĐT, các trường phổ thông hướng dẫn để học sinh có căn cước công dân trước khi nộp phiếu ĐKDT. Trong trường hợp không có căn cước công dân thì Hệ thống QLT sẽ gán cho thí sinh một mã số gồm 12 ký tự để quản lý.
Những thí sinh muốn điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển sinh ĐH, CĐ thì phải đăng ký số điện thoại, email của mình khi ĐKDT. Lưu ý, thí sinh đã đăng ký sơ tuyển phải dùng căn cước công dân thống nhất khi ĐKDT và đăng ký sơ tuyển.
Sau khi nộp phiếu ĐKDT, thí sinh sẽ được đơn vị ĐKDT cấp một tài khoản (là số căn cước công dân) và mật khẩu để đăng nhập vào Hệ thống QLT qua internet tại địa chỉ http://thisinh.thitotnghiepthpt.edu.vn. Tài khoản này được thí sinh dùng để đăng nhập vào Hệ thống QLT từ khi ĐKDT đến khi xem kết quả thi, xét công nhận tốt nghiệp THPT, xét tuyển sinh ĐH, CĐ. Để bảo mật thông tin, khi nhận được tài khoản và mật khẩu thí sinh nên thay đổi ngay mật khẩu. Trong trường hợp thí sinh quên tài khoản và mật khẩu thì có thể liên hệ với đơn vị ĐKDT để cấp lại.
Mọi hồ sơ, chứng nhận hưởng ưu tiên, khuyến khích liên quan đến xét công nhận tốt nghiệp THPT phải được thí sinh nộp cho điểm ĐKDT trước ngày 4-6.
Có nên cho con học tiếng Anh từ sớm? Trong thời hội nhập, tiếng Anh là chìa khóa mở cánh cửa vào thế giới khoa học và tri thức. Vì thế, không ít phụ huynh có xu hướng cho con học tiếng Anh từ rất sớm, với mong muốn con được tiếp cận, làm quen và thành thạo ngoại ngữ ngay từ nhỏ. Cho học sinh lớp đầu cấp tiểu học học...