“Người nhện” vắt vẻo trên cây hái thứ người HN ai cũng mê, kiếm tiền triệu mỗi ngày
Với giá bán từ 25.000đ – 35.000đ/kg sấu tươi bán ngay tại gốc, những người này có thể kiếm được vài triệu đồng mỗi ngày.
Giữa tháng 5 đến đầu tháng 7 là thời điểm mùa sấu Hà Nội bắt đầu sai quả, đây cũng là lúc nhiều người lao động ngoại tỉnh đã sẵn sàng “đồ nghề” lên phố để hái sấu non đem bán.
Ở Hà Nội, một số tuyến đường nổi tiếng với những hàng sấu cổ thụ như: Đường Phan Đình Phùng; đường Trần Hưng Đạo… Những ngày này, nơi đây trở thành “địa bàn” kiến sống của những người làm nghề hái sấu non.
Đến hẹn lại lên, cứ vào đầu vụ sấu, người dân xung quanh phố Phan Đình Phùng lại quen thuộc với hình ảnh những người đàn ông vắt vẻo trèo sấu
Chỉ cần đi dọc 2 con đường quen thuộc người ta có thể dễ dàng bắt gặp những người đàn ông khỏe mạnh, làn da rám nắng xách theo một bao tải cùng cây sào hái sấu. Thường có khoảng 3 đến 4 người chia nhau khu vực hoạt động, mỗi người một cây sấu khác nhau cứ thế hái từ sáng sớm đến giữa trưa.
Những người đàn ông này thường là lao động ngoại tỉnh, hàng ngày làm công việc tay chân như thợ phụ công trình; thợ bốc vác ở các bến xe… Nhưng cứ tới mùa sấu, họ lại lên đây để kiếm thêm thu nhập.
Trọn bộ “đồ nghề” đơn giản của những người hái sấu non trên phố
Tuy nhiên công việc này vô cùng vất vả và nguy hiểm vì phải treo mình trên tận ngọn cây mà không có đồ bảo hộ gì
Nghề hái sấu đã xuất hiện ở Hà Nội từ vài năm trước nên phần lớn người hái sấu đều đã quen việc, thậm chí quen cả… cây sấu. Họ biết đâu là cây sấu cổ thụ, đâu là cây sai quả hoặc khu vực nào có nhiều cây gần nhau…
Video đang HOT
Đến hẹn lại lên, sự xuất hiện của những người đàn ông này trở thành một phần trong mùa hè của những người dân địa phương ở đây. Họ thường gọi vui các anh trèo sấu là “ người nhện” bởi những động tác thoăn thoắt trèo lên cây, rồi đu mình trên cành ngọn mà không cần mặc đồ bảo hộ.
Sấu tươi bày bán đơn giản ở vỉa hè. Trên đường Phan đình Phùng có 3 đến 4 người ngồi bán sấu ở vỉa hè như thế này
Mỗi ngày người hái sấu thường hái được từ 10 đến 20 kg sấu và được tiêu thụ hết ngay trong ngày
Chỉ với bộ đồ nghề đơn giản gồm: Bao tải; dây thòng dọc và một cây móc, người trèo sấu có thể hái được hơn từ 10 đến 20 kg sấu mỗi ngày. Sấu hái xong được bày bán ngay tại gốc, tùy địa điểm và chất lượng sấu khác nhau mà giá thành có sự chênh lệch từ 25.000đ – 35.000đ/kg.
Lượng sấu hái được thường tiêu thụ hết ngay trong ngày, nghĩa là trung bình mỗi người hái sấu ở đây sẽ bán được khoảng 20kg/ngày sấu non đầu mùa. Công việc này chỉ diễn ra khoảng 1 tháng theo thời vụ nhưng có thể giúp người bán có được thu nhập khá trong thời gian ngắn.
Nhiều người tìm đến đây mua sấu vì sấu ở đây tươi, quả to đều
Nghề hái sấu chỉ diễn ra khoảng 2 tháng theo thời vụ nhưng có thể giúp người bán có được thu nhập khá trong thời gian ngắn
Chị Phương Thảo ( Khâm Thiên, Hà Nội) cho biết: “Sấu ở đây thường đắt hơn so với ở chợ một chút nhưng lại đảm bảo là sấu tươi, quả to và đều. Năm nào đến mùa tôi cũng tới đây tìm mua sấu non đầu mùa sau đó tích trữ đủ dùng cho cả hè”.
Thứ rụng đầy ngõ tưởng rác, hốt về có... "tiền tươi" dễ dàng
Loại lá này một thời không ai nhận thấy được tiềm năng, còn bây giờ lại lên "cơn sốt".
Lá bàng rụng khắp các ngõ, đường, người ta còn phải quét rồi dọn cho vào thùng rác hoặc đem đi đốt.
Một thời gian dài, không ai nhận thấy tiềm năng của loại lá này. Hiện, chúng được rao bán trên "chợ mạng" thu hút sự chú ý của mọi người.
Mức giá rao bán lá bàng ở mức 20.000 đồng/100g. Như vậy một kg có giá 200.000 đồng.
Sở dĩ lá bàng được tìm mua và có thể bán kiếm tiền là nhờ dân nuôi cá cảnh thấy được tác dụng của nó.
Theo những người bán chia sẻ trên mạng thì lá bàng có công dụng làm giảm độ pH của nước.
Với loại cá đá hay có tên gọi cá betta, khi chúng đánh nhau dẫn đến vây bị rách. Cho lá bàng vào sẽ giúp hồi phục nhanh hơn, chữa lành vết thương.
Tác dụng của lá bàng là giữ sạch nước bể cá rồng không bị nấm, giúp cá rồng không bị căng thẳng (stress), ngăn chặn các loài vi khuẩn và các chất độc khác.
Lá cây bàng có nguồn tinh chất flavonoid, hoạt chất tanin, phytosterol.... có tác dụng chữa lành vết thương. Tuy nhiên con người không nên tự tiện sử dụng trên cơ thể.
Thậm chí, ở Ấn Độ một lá có thể được bán với 20 Rupee (~6.000 đồng).
Điểm dễ nhận thấy là lá bàng có thể rụng ở khắp nơi, không phải chăm sóc nhiều mà cây vẫn cho lá để thu hoạch.
Mùa bàng thay lá thường khoảng tháng 2, đây là lúc mà lá bàng rụng nhiều.
Thứ xác xơ trước toàn vứt sọt rác, bây giờ là "kho tiền" cho nhiều người Ngày nay, thứ này càng được chuộng vì thân thiện với môi trường. Mướp là loại quả không xa lạ. Trước đây, quả mướp già đi chỉ biết vứt vào sọt rác, nhưng hiện nay mướp đã già vẫn có thể kiếm tiền. Sản phẩm xơ mướp nhìn bên ngoài xác xơ, khô ráp, vậy mà không ngờ có tác dụng lớn trong...